Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

năm chương tự ngôn - triều đẩu - 6 - kết thúc



                                     năm chương tự ngôn      6 - kết thúc
                                                                     triều đẩu

                      

      lời bạt 

      6

       (...)   Cũng  có nhiều bạn  ngoài cuộc đã không quan niệm được, một người có thể vừa là công chức vừa làm văn nghệ.   Và đặt câu hỏi:

    " Vậy  thì viết [ vào ] lúc nào ?"

     Thực ra, viết cũng đòi hỏi những điều  kiện sắp đặt gắ gao.   Tôi chỉ có thể viết được , khi nào hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài.   Nghĩa là ban đêm tĩnh mịch hoặc ban ngày
  ( chủ nhật hay ngày lễ ) trong phòng riêng, cửa đóng kín và không một ai, kể cả bà Triều Đẩu, được hỏi han điều gì.

     Lẽ dĩ nhiên, nếu bạn nào đến thăm tôi vào lúc ấy, người nhà tôi sẽ nói thác là tôi đi vắng đêm khuya mới về.   Lối làm việc này có một vài điểm giống quý đồng nghiệp Georges Siménon, nhà văn chuyện về những truyện trinh thám.

    Ông cũng làm việc ở phòng riêng biệt, cửa khóa chặt hoàn toàn với thế giới bên  ngoài. Rồi bất thình lình trong phòng có tiếng cãi cọ ầm ỹ.   Có ai ngạc nhiên tưởng rằng có chuyện xô xát thì bà Siménon mỉm cười , giải thích :
     "  Tiểu thuyết tới những pha gây cấn đó "

      Thì vừa lúc ấy, cuộc xô xát trở nên ghê gớm, vì có cả tiếng máy chữ bị ném tung xuống sàn.   Georges Siménon đã nhập thần cùng những nhân vật và cũng khoa chân tay dấm đá , nếu cần.

     Về cái gọi là tính tình và nếp sống tưởng người công chức với người văn nghệ không bao giờ có thể ăn ý với nhau được.   Một người vốn cẩn thận và ngăn nắp, người kia thì phóng khoang và lãng mạn bao giờ họ chịu bắt tay nhau.   Thế mà với tôi, 2 ông đã rất hợp nhau, đến mức tri kỷ.   Bởi vì tôi là người giữa, tôi biết dung hòa và điều động ờ bên những điểm nào quá trớn.   Như vậy, người văn  nghệ sĩ sẽ ngăn nắp cẩn thận và đồng thời người công chức cũng có lúc phóng khoáng và lãng mạn.   Có làm sao ?

     Một dạo, các bạn tôi vá chắc chắn có cả một số độc giả yêu quý của tôi nữa, thấy tôi ít s áng tác mà chỉ có dịch [ thuật ].   Dịch những  bản những ban pháp văn của những nhà Hàn lâm viện Phá, như André Maurois hay A. Siefried.

      Các bạn xem chừng  đã không hiểu lòng tôi và chỉ muốn tôi sáng tác và cứ sáng tác.   Ô hay  Sao lại bắt bí nhau thế !  Dịch văn ngoại ngữ cũng cần lắm chớ,

      Trong tình trạng hiện thời của văn nghệ nước nhà, tôi thấy dịch còn cần thiết vá cấp ab1ch hơn cả sáng tác.   Vả lại, một công trình dịch thuật giá trị cũng phải mang bút danh và tư thế của người dịch như một tác phẩm vậy.   Có những bản dịch của Homère, của  L. de L' Isle, Edgar Poe của Baudelaire và những chuyện Tàu, chuyện Tây của Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm QuỳnhNguyễn Đỗ Mục.   Cho nên, tôi đã muốn có một bản dịch tiểu thuyết, Notre Dame de Paris của Victor Hugo mang bút hiệu của tôi.

     Song, từ ông chủ nhiệm tờ báo  mà tôi vẫn cộng tác, đến các bạn thân, sơ của tôi, hình như không một ai muốn tôi dịch cả.   Bởi vì, theo họ, đó là công việc của những người khác. Hãy gác ngoài những lý do có thể phức tạp  của sự ân cần bằng hữu đó, tôi thầm đoán rằng, văn tôi ( loại sáng tác ) vẫn giữ được nguyên giá trên thị trường.   Nhưng tôi vẫn cảm thấy thích thú trong việc dịch văn ngoại ngữ, bởi vì sau 10 năm sáng tác liền, tôi đã muốn thay đổi.

     Đây phải  chăng là một điểm tâm lý, cái khuynh hướng thay đổi ở những ai có công việc quá lâu và quá đều ?   Hay chỉ là một thứ phản ứng đượm ít nhiều chất ngông ở con người văn nghệ sống trên đất nước trự do, trong thế giới tự do, muốn được hành động ... tự do ?


                                                             ***

     Trung tuần tháng 7 nắm 1961 , tức là 1 tháng rưỡi, sau khi tập ký ức này viết xong -- một kỷ niệm hoàn toàn văn nghệ đã đem lại cho tôi niềm vui sướng mênh mang.

      Anh Lê  Văn Trương  ( tạ thế đầu năm 1964)  vừa hoàn thành   một truyện dài, nhan đề
" Đế Thiên Đế Thích "  hay  " Lời người Tráng sĩ " đã ân cần nhờ tôi  viết bài Tựa. 

      Năm 1952, khi tôi mới  chính thức nhập tịch làng văn, với tập truyện ngắn đầu tay 
Trên vỉa hè Hànội, anh đã sốt sắng  giới thiệu tôi trên tờ báo lớn tại Hànội thời ấy là tờ
 Tia sáng.

    Cảm kích vì tấm lòng quảng đại và chân thành của bậc đàn anh, tôi không ngờ hôm nay được anh tin cậy -- để tôi có dịp tri ân, qua lề lối bằng hữu có đi có lại.   Bài  Tựa đó, tôi đã trình bày dưới hình thức một lá thư:  

                                                         lá thư đề tựa

      Anh Lê  Văn Trương , 

     Năm 1930 giữa thời Pháp thuộc, tôi đang làm một quan phán bất đắc dĩ, thì được đọc cuốn tiểu thuyết  " Một người "  của anh.   Sách tả một ông tham trẻ tuổi tên là Linh, đã nhất định xin thôi việc, để về  làm báo, chịu cuộc đời thiếu thốn, gian lao-- chỉ vì một duyên cớ bất ngờ và đột ngột.   Linh vừa bị viên quan cai trị Pháp tát một cái đến nảy đom đóm mắt.   Cái phản ứng quyết liệt cua Linh đã gây một hào hứng mới lạ cho anh  em công chức  chúng tôi dạo ấy.   Và cũng từ  dạo ấy, tôi cảm thấy yêu kính tác giả mà tôi chưa hề biết mặt.   Tưởng cần ghi thêm yếu tố thời gian : Việt ngữ mới bắt đầu nẩy nở,. ai ai cũng chuộng mê say nhà văn  có tài, một thần tượng trong quốc dân, nhất là lớp người trẻ tuổi.   Vậy thì, tôi chỉ thầm ước được quen biết thôi  và cũng không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ viết văn.   Thế mà, giờ đây không những đã được quen biết tác giả một cách thân mật, tôi lại được người giao phó  viết tựa cho cuốn tiểu thuyết mới nhất của người:

                                              DƯỚI BÓNG ĐẾ THIÊN
                                                             hay là 
                                             LÒNG NGƯỜI TRÁNG SĨ  

     Tôi cho rằng ở đời có những sự tình cờ đã được  sắp đặt bí mật của Định mệnh phảng phất đẹp như một gíấc mơ và mang điệu Tam sanh hữu hạnh.

      Dưới bóng Đế thiên hay  Lòng người Tráng sĩ  một lần nữa  , đã là môt tiểu thuyết phiêu lưu.

      Kỹ thuật viết truyện, ở anh,  là kỹ thuật nghề, sơ trường; mà quả có già dặn hơn, do thâm niên chồng chất hay hoàn cảnh mấy độ đổi thay.   Thái độ của nhân vật trước cuộc sống vẫn như xưa, nghĩa là chỉ vì luân lý, một nền luân lý cố hữu Đông phương, một thứ nhân sinh quan của" những người có lòng " v. v. ... 

     Tôi đã hoàn toàn đồng ý với Vũ Ngọc Phan trong tập "  Nhà  văn hiện đại "  , xếp anh vào loại những nhà tiểu thuyết luân lý.

     Đó, xung quanh hai chữ luân lý, tất cả bi hài của những nhân vật và có thể của cả tác giả nữa chăng ?   Bởi vì, tôi thấy thiên hạ thì thào, cho rằng văn anh không hợp thời -- có lẽ chỉ vì -- ở thời đại này cái luân lý đã không hợp thời nữa.   Và trong cuộc sống thực tế, giờ đây, hình như anh đã không gặp được những gì tạm gọi là ưng ý -- có lẽ, cũng chỉ vì cái thực tế với cái luân lý giờ đây đã mâu thuẫn ghê gớm và kịch liệt.

     Ở giờ thứ 25 này , luân lý đã bị phá sản từ lâu rồi.   Anh lại [ ở ] giữa thực tế trung thành với luân lý, thì dĩ nhiên phải chịu những bất đắc ý một cách thường xuyên.

     Song, tôi vẫn tin rằng, ở thiên hạ, chỉ là một sự ngộ nhận nhất thời và ở bước đường của anh, cái bất đắc chí chỉ là giai đoạn.   Chẳng lẽ 2 chữ luân lý lại cứ bị  chìm mãi, thì chúng ta sẽ đi tới đâu, nếu không hẳn là sa xuống vực thẳm !   Tôi vẫn tin tưởng và hy vọng  ở lẽ tuần hoàn của sự vật.   Và rồi đây, luân lý sẽ lại được đề cao vá được" khôi phục công quyền " .   Và bất luận tỷ lệ, tác phẩm sẽ thấy lại cái thời hoàng kim 1930- 1940, tác giả sẽ nhận một cách xứng đáng cái vinh quang thuở nọ.

     Là những nhà văn , chúng ta lại càng tin tưởng ở tương lai của nhân loại, của xứ sở.   Và chúng ta chắc chắn rằng một ngày  rất gần cái thiên lương ở mỗi người, một độ bị lu mờ vì hoàn cảnh và thời cuộc sẽ sáng ngời giữa cảnh thái hòa của trăm họ.

     Chính cái thiên lương trong truyện " Lòng người  Tráng sĩ "  này đã giúp  cho "  Néak Srok," trước nghịch cảnh  bi đát, vẫn giữ được thái độ kiêu hùng rất nhân loại.   Đó là tất cả ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống và đó cũng là giá trị vô biên của" kiếp người ".

    Cho nên, tôi tin chắc rằng " Lòng người Tráng sĩ "  sẽ được hoan nghênh một cách xứng đáng nhiệt liệt.

     Thân chúc anh vui mạnh và sáng tác và sáng tác . 

       SAIGON NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM 1961
           TRIỀU ĐẨU  

                                                                                       *** 

     Đúng  ngày hẹn, anh Lê Văn Trương  đến nhà tôi lấy bài.   Sự đúng hẹn không ngờ này, chứng tỏ rằng anh chú ý tời bài tựa nhiều lắm.   Vừa đọc bài viết, nét mặt của anh thấy rạng nở vui tươi.

     Đến khi đọc xong , anh sung sướng và khen ầm ĩ.   Tôi mừng rằng như vậy, một phen đã tạ được lòng tri kỷ và lời ban khen của bậc đàn anh đã chuẩn nhận sự thành công của tôi, một kẻ đến sau, hẳn có đôi chút tài năng.    Chỉ một sự chuẩn nhận đó, cũng đủ thừa  đủ  để kết thúc những [ chương của ] thiên ký ức này một cách mãn nguyện và ... có hậu . [] 


- Viết xong tại Saigon  ngày 1 tháng 6 năm 1961.
- Duyệt lại, thêm, bớt - và hoàn tất [ vào ] đêm  27 tháng 6 năm 1967 
tại cư xá Trương Tấn Bửu  Saigon ( 20 tháng 5 năm Đinh Mùi ) 

   triều đầu 

( Đại Nam văn hiến xuất bản, Saigon  , tháng 10 / 1968 ) - tr. 109 - 115 ) 

------------
* (...) xin lỗi tác giả, Biên tập tạm lược bỏ.
* [ ... ] chữ của Biên tập. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét