hànội 40 năm xa ... thế phong
nxb thanh niên, hànội 1999
hànội 40 năm xa
bút kỳ : thế phong
5
ngày 5 tháng 10 năm 199...
Ngày hôm nay có 3 buổi phải tham dự: lúc 10 giờ nhà văn Tahar ben Jelloun - buổi chiều: Văn hóa & văn học các nước nói tiếng Pháp, do gs Phan quý Bích điều khiển - buổi tối: đại sứ quán Pháp mời vào lúc 18 giở 30. Thiệp mời , chương trình thảo luận đếu chú thích; chi dành cho những người được mời. Vây, tôi còn mấy tiếng đồng hồ du hành thăm Hànội. Trưa nay, chưa biết ăn ở đâu- nhớ lại- trưa qua ăn cơm bụi trên vỉa hè phố hàng Bè., trước số nhà 48. Đó là một ngõ rất nhỏ, ba bán cơm dọn thức ăn ra ngày trước cửa; tôi lấy tay ra đo, ngõ chỉ độ 3 gang tay, khỏng 60 cm. Cánh cửa gỗ, nhìn biết ngay còn lại từ ngày xưa, phía dưới cánh cửa có bánh xe gỗ lăn, có lẽ để giữ cho bản lề bền tồn tãi được lâu năm hơn. Tôi nhờ ngay đến cánh cổng gỗ nơi cổng Văn Miếu, lối dành cho công nhân viên vào làm việc- nếu vào lối này - không ai đòi hỏi anh phải bỏ 1 nghìn đồng mua vé. Hai cánh cửa gỗ ở đó đã rất lâu đời, phía dưới có bánh xe bằng gỗ lăn cho dễ di chuyển, vì cánh cổng gỗ rất nặng.
Tôi gọi một tô yêu cơm - tô yêu lớn hơn bát ăn cơm - lại bé hơn bát múc canh+ 4 miếng thịt kho tàu, mỗi miếng bằng 2 ngón tay+ bát canh rau ngót + đĩa bắp cải xào trộn trứng và tôi lùa những hạt cơm không thể nhanh bằng 1 thanh niên tuổi khoảng 20, cũng gọi một tô yêu cơm , không gọi thức ăn và bà bán hàng rưới lên trên ít nước thịt kho. Anh ta ăn 2 bát cho bữa trưa đủ no bụng, ăn xong, rút tiền trả 1 nghín đồng.
riêng tôi, không ăn hết thức ăn kể cả canh, đồ xào , ăn xong đứng dậy trả 1 nghìn 7 trăm đồng *. Nghe bà hàng tính nhẩm : 500 cơm, 6 trăm kho, 3 trăm xào, canh 3.
----
* so với 300 nghìn đồng do Sứ quán Pháp phát cho mỗi khách mời, gồm: tiền ăn ở, xe pháo trong 10 ngày ở Hànội.
Tôi lang thang vào ngõ Gia ngư, một ngôi chợ nhỏ bán buôn tấp nập: rau quả, hàng khô, hàng tươi ê hề. một cô bán hàng chè cốm , ngổi trên chõng tre, chè cốm màu xanh thật bắt mắt, phủ lên mâm chè cốm tấm voan mỏng. Ngồi xuống, tôi gọi 1 đĩa. , dường như cô chủ biết trước ăn không hết, cô lấy dao xắn một nửa - bác ăn ngon miệng ăn tiếp nửa kia.
mùa này, Hànội cốm vòng bán rong ê hế ngoài đường phố. Các ô gánh cốm đi rong, rao ơi ới: 3 nghìn rưởi / 1 lạng; nếu ở khu Dịch vọng, nơi sản xuất cốm vòng huyện Từ liêm, cốm ngon đâu dó chỉ 35 ngàn/ 1 cân. Nhìn đôi tay cô bán cốm, bọc ngoài la chiếc lá sen lớn xanh biếc giữ cốm mềm lâu, buộc bằng 1 cọng rơm xanh, ũng lấy từ bông lúa được chuốt hết hạt- vẻ khéo léo mềm mại đôi tay thao tác cô bán cốm thật khéo !
quả thật, đúng như cô bán chè cốm dự đoán , tôi chỉ ăn hết nửa đĩ cốm xào, trả 1 nghìn rưởi. Lại rẽ sang trái tới ngõ phố Cấu gỗ- ban ngày- các cửa hàng vẫn để đen bóng tròn cháy, tự nhiên cảm thấy không khí ấm cúng vào mùa thu, cái lạnh se da theo gió thổi từ hồ Gươm vào. Nhìn thấy những con cá quả* bơi trong chiếc mẹt thật thú vị. Cái mẹt chưa nước, nhờ ở tấm ni-lông dày lót dưới đáy, cá tung tăng quẫy dạo chơi, đôi vây ve vẩy, hinh như chúng không hề biết rằng bà khách đang chỉ tay , nó sửa soạn được hóa kiếp thóat cảnh trầm luân.
---
* miền Nam : cá lóc
lại trở ra bờ Hồ, loanh quanh , rồi vào đền Ngọc sơn, nhìn sang bên trái là trấn Ba đình- nơi này - đam học sinh chụp chung 1 tấm ảnh : Bùi hữu Khánh, Lê trọng Duật, Đỗ văn Chiểu và tôi. Chiểu đi học thường bị bị trêu chọc thấy đồ Chiểu trọ học ở hàng Mắm- nê gặp anh là dậy mùi mắm tỏa ra , chắc là từ quần áo. Trong tấm ảnh, tôi ở Saigon và Khánh ở Hanoi, Duật ( bút danh Hoài Linh, tác giả 1 truyện ngắn Con gi đá đăng trên báo Quê hương / Hànội) hiện định cư ở Anh quốc, Chiểu ở Mỹ , thầy đồ hàng Mắm thương giao du văn chương thi phú với nữ sĩ Cao mỵ Nhân . Riêng Duật lúc đi học, bài việt văn rất giỏi, chẳng thế mà thầy Nguyễn văn Nhân * cho 19 / 20 điểm - so với Duật- chưa bài luận văn nào, tôi được 6/ 20. Hai chúng tôi đều gửi bài tới bán nguyệt san văn nghệ Quê hương, chủ bút khi ấy , Hà bỉnh Trung.** Bài vở đăng trên báo này : truyện ngắn Huy Sơn- Nam Tùng , Đức Thái, Hồ Nam, Băng Hồ, Dương vy Long, ... - thơ : Song nhất Nữ, Nguyễn quốc Trinh, Nguyễn quốc Dương, Nhất Tuấn , chàng này vào Nam, tốt nghiêp sĩ quan Đà lạt, chức vụ sau cùng : tổng giam đốc Việtnam thông tấn xã cho tới 30- 4- 1975 ***
------
* Hi Mã- Nguyễn văn Nhân , soạn giả tập sách mỏng: Chính trị thường thức. Nxb Phạm văn Tươi, Saigon 1955.
** Răng đen ai nhuộm cho mình, tiểu thuyết , Hànội 1952 v.v.. định cư ở Huê Kỳ và đã qua đời.
*** Truyện chúng mình / Nhất Tuấn - Saigon 1965?- nay ở Huê Kỳ. Trước ngày 30-4 - 75, gặp Phạm Hậu, anh ta từ trên xe díp nhẩy xuống , lôi tôi đi uống cà phê:' . ,,mày đã thấy dòng thơ nào kẻ chữ lớn, mỗi chữ bề ngang 0. 80 cm, bề cao 1m, 2. Đó là 2 câu thơ của tao sáng tác theo chỉ thỉ tồng thống Thiệu: " đừng tin những gì cộng sản nói hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm" . Phạm Hậu lấy tay chỉ khẩu hiệu ấy vẽ trên tường đài phát thanh, ở số 7 đường Hồng thập Tự . ( nay : đường Nguyễn thị Minh Khai)
báo quán đặt ờ Hàng bông Thợ ruộm ( nay: phố Thợ nhuộm), chủ nhiệm , tên Bùi đức Thịnh ( tức Thịnh con: người bé nhỏ) có công nuôi ông Ngô đình Diệm lúc hàn vi, vào Nam 1954, được bổ nhiệm tổng giám đốc nha Dân vệ. Nhìn vào nơi đã là tòa soạn Quê hương, căn nhà vẫn như cũ, và hiển nhiên chủ mới.
tới chỗ lấy xe đạp ở phía ngoài, gần tháp, tôi lấy 500 đồng ra trả- cô bé cười cách tinh quái :
' xin thêm 5 nữa chú ơi !'.
chuyện này chẳng lạ lẫm, khách luôn luôn bị bắt chẹt. Này nhé, ở một căng- tin Ủy ban ban phường Phan chu Trinh - một bảo vệ có tuổi , thấy tôi gọi cốc sữa đá ( sữa đặc + đá xay) - ông ta biết khách ở xa đến, lần đầu tính tiền 2500 dồng. Lần sau, tôi vả Băng Sơn vào căng -tin, cũng gọi 2 cốc sữa đá, lúc trả tiền, ông phán :' 7 nghìn'. Đưa tờ giấy bạc 2 mươi nghìn, bà vợ ông đeo kính cận nặng ,thối tiền, vỏn vẹn có 2 tờ 5 nghìn, 1 tờ 2 nghìn , tờ cuối 1 nghìn . Điều đang nói, tờ giấy bạc 1 nghìn , thực tế thay cho tờ 1 trăm khổ nhỏ, ờ Hànội vẫn còn tiêu được. Tôi gọi bác bảo vệ , sau khi đã bỏ tiền vào túi quần, bèn thưa lại rất lịch thiệp:
' thưa bác, đây lần chót tới quán, bởi , bác tính tiền mỗi ngày một giá - này nhé, bữa qua 2 nghìn rười. cốc sữa đá, nay 3 nghìn rưởi - và hôm nay cũng không phải 7 nghìn cho 2 cốc sữa đá mà là 9 nghìn cơ đấy'.
nghe xong, bác gắt :
" sao lại có thể như thế được ! ông có nhầm không đấy? Giả thiết có tăng đi nữa, vì nhà tôi cho nhiều sữa gấp 2. Này ông, thử kiểm lại tiền đi, ai thèm ăn gian mấy xu làm gì, bởi chúng tôi là người lịch sự của thủ đô Hànội . không bao giờ làm thế'.
lại phải thưa lại, giọng nhẹ nhàng:
" tiền đã cho vào túi rồi, dù có nhầm bạc vạn, sẽ không lấy ra kiểm lại. Vậy , bác ở Hànội lâu đời, rất thanh lịch , phải vậy không? bác có biết phố Nguyễn Siêu không nhỉ ? Nói cho bác dễ nhớ nhé, cái phố gần phố Tràng Tiền + Đinh Lễ - tôi tới phố Đinh Lễ được nghe tiếng gọi ơi ới : ' ông ơi, có tiền đô đổi không - ấy là con đường xưa kia có rạp Cinéma Palace - hàng chữ bằng tiếng tây, ở phía cổng sau đấy bác ạ - thế nào, bác nhớ ra chưa "
' nhớ rồi, thì sao nào ?'
' cái quán bán nước đối diện hiệu bán sách giảm giá : ' một cốc sữa đá chỉ có 2 nghìn thôi '.
' thì hãy đến đó mà uống cho rẻ nhé!"
Băng Sơn, nhà văn thuộc từng góc phố, phố nào dài, đường nào ngắn nhất, là tổ sư bồ đề, thổ công Hànội cũng rũ ra cười , môi rung rung trên mép chẳng một sợi râu?! Thê rồi, 2 chúng tôi lại leo lên xe đạp, đi được một quãng, Băng Sơn đưa tay gịui mắt :" ... cười đau cả bụng , bỏ quên kính lão ở
căng-tin rồi !"
Nhìn đồng hồ vẫn chưa tới 9 giờ sáng- nhớ vợ dặn - tới hàng Bột tìm nhà cháu Thơ, số nhà 33 ngõ Thông Phong . Rõ ràng đây là hàng Đẫy, đi ngược lên, qua trường Phan đình Phùng ( nay: Phan
chu Trinh ) - nơi tôi đã ở trong ký-túc-xá hàng năm trời.
phải, chính khoảng đường này , đúng rồi, rẽ trái sang hàng Bột, đi thẳng tới Nhà Tiền ( xưa là nơi giam tù ) nay là Nhà in Tiến bộ. Con đường này quá khác ngày xưa, lớn, rộng, đẹp hơn, mang tên phố Tôn đức Thắng. Không nhận ra phố hàng Bột, ghé , hỏi thăm 2 viên cảnh sát đứng gần đó : bác ơi, hàng Bột là phố Tôn đức Thắng đấy'.
nhớ lại, ngõ Thông Phong, từ trên đi xuống, ngõ nằm bên trái, tôi xấn xấn đạp xe tớ, làm như thuộc đường lắm - nhưng một hồi vẫn không tỉm ra ngõ 33- dừng phải lại hỏi thăm 2, 3 lần, sau cùng cũng tới nơi. Chủ quán bán nước chè, hỏi: muốn gặp ai, tên gì? - hỏi xong, ông ta trải lời rất rành rẽ :
" địa chỉ mới nhà chồng cô ta , thiếu tá gì đó , ở 17b phố Nam Đế căn nhà đang này sửa để bán ".
vậy là căn nhà của bá Châu ( em gái bố vợ tôi) , bá là vợ quan Châu ( tri châu tương đương tri huyện miền xuôi ) sinh hạ được 2 cô nương .
một cô nương lấy chồng, đại tá -nhạc sĩ Nguyễn Hiệp có họ hàng với bên vợ tôi. Cũng may ,căn nhà 33 ngõ Thông Phong tuy đang sửa , bên ngoài vẫn y nguyên nhà cũ.
và đi tắt sang đường Trần quý Cáp , hàng chữ cổ lỗ sĩ GA SAIGON còn nguyên si, và một dãy nhà thuộc Chemins de fer * rất đồ sộ, kiến trúc từ thời Tây , khối nhà đồ sộ lừng lững đứng im như con thú lớn nghênh ngang không đi.
-----
* Đường sắt.
Hànội đã thay đổi nhiều về quần thể kiến trúc, có bạn từng ở Hànội xưa, kể chuyện anh đến tham quan hồ Gươm ? từ phía đền Ngọc sơn nhìn sang, quay lưng vào tòa Thị chính cũ, bởi căn nhà này cất lên như 1 chiếc hộp diêm khổng lồ, kiến trúc theo lối Mỹ xen lẫn kiến trúc cổ thời thực dân tây.
rẽ qua Cửa Nam, không thể quên nhà Nguyễn minh Lang ở đây. 42 hàng Lọng ( nay: phố Lê Duẩn), đã mấy chục năm chưa gặp lại nhau.
tôi đang đạp xe qua phố Phan bội Châu, nhớ Phạm Hậu, bút danh Nhất Tuấn. Ngày xưa, nhà nó ở phố này- số nhà 36 - nay , nơi cư ngụ thi sĩ Khương hữu Dụng. Nhà thơ trên 80 tuổi, độc thân vui tính, diện
tích nhà ở được phân phối, đâu đó, một góc phòng nhỏ trong căn nhà lớn . Tôi đạp xe thắng tới phố Trần quốc Toản, đến nhà văn sĩ Băng Hồ gửi bộ complet, bời, tối nay đi dự tiệc khoản đãi do đại sứ Pháp. Không hiểu sao, tôi vẫn nhờ tới căn phòng nhỏ xíu nơi ở của thi sĩ Khương hữu Dụng, rồi lại tới thăm nữ sĩ Bội Tỉnh ( họ Bùi, do sự giới thiệu của Thư Linh ở Saigon , nhờ chuyển giùm 50 cuốn thơ Những dòng thơ hoa, mới in xong ) . Nghe đâu, nhờ cảm hứng từ nữ sĩ Bội Tỉnh, thi sĩ Khương hữu Dụng bây giờ lại làm được thơ tình yêu trẻ trung,
đến phố Yết Kiêu, nhà của nhà báo Hồ Nam ở khi xưa, nhà số 8 - bây giờ nhạc sĩ Văn Cao cũng phố Yết Kiêu này và qua đời ở nhà số 108. Còn nhà số 42 Yết kiêu là Alliance francaise, nơi tôi tới hàng ngày hội họp.
vẫn còn sớm quá, chưa gặp ai, thôi thì tạt vào quán nước trung tâm vậy - ngồi một mình nhớ chuyện Văn Cao ở Saigon tết năm nào....
Khỏang 1980 thì phải, đón cái tết lần thứ 5, sau 30 tháng tư 75 - mùng 1 tết ta - tôi tới chúc tết
Nguyễn bá Châu, chủ nhà xuất bản Á châu ( trước kia ,nhà in xuất bản ở 59 Miribel Hànội, di cư chuyển vào Sà igòn ). Nguyễn bá Châu là con bác sĩ Lương . Ông bác sĩ này phải đổi lên mạn ngược, bà vợ sinh đứa nhỏ, ông đặt tên Châu . Cậu bé Châu sống lâu năm trên đất Thái, quen ăn cơm xô ( nếp), không ăn cơm
( tẻ). Ở Sàigòn vào những năm sau 30 tháng 4, nhà- nhà phải mua gạo theo sổ hộ khẩu, nhưng vợ Châu mua nếp giá cao thổi xôi cho chồng ăn. Nguyễn bá Châu chưa in 1 tựa sách nào của tôi mang tên
nxb Á châu - nhưng sàn sàn tuổi nhau- chúng tôi thường xưng hô thân mật : tao, mày.
gặp tôi, Châu rủ ra quán Lê Lai * làm mây chai bia Larue . ( Châu uống bia như uống nước, thuốc lá hết điêu này châm điếu khác, đua với văn sĩ Olivier Rlin, chưa chắc ' mỉu nào cắn mỉu nào'.). Bước vào nhà hàng, nhà hàng , chỉ được nghe nhạc hòa âm. ( không lời) . Ca khúc Tôi đi giữa hoàng hôn / Văn Phụng chấm dứt, tiếp theo Mộng dưới hoa / Phạm đình Chương ( phổ thơ Đinh Hùng) : ' thằng này chưa chết sao mà thiêng thế ! Nó ( Phạm đình Chương) hẹn bữa nay đến đây đấy! Châu nói vậy.
-----
* nay : khách sạn 5 sao New World .
với tôi, đã rất lâu không gặp Phạm đình Chương, nên rất mong gặp. Xưa , tôi thường rủ Chương đi kiểm duyệt phim, trước khi cho phép chiếu ngoài công chúng. Dao ấy, tôi làm ủy viên báo chí tổng trưởng Thông tin, trong thành phần hội đồng Kiểm duyệt phim. Hình như có 1 lần, đang xem phim, nó kéo tôi ra chỗ vắng ngồi, chỉ co`1 2 thằng :'... tao đã nghe mày huýt sáo, hát thầm ca khúc này, thôi nghe tao đi, bỏ quách nghể văn chương, tao dậy mày ca , hát khá, tao cho xung vào ban nhạc của tao ? Nổi tiếng đấy em , bạc tiền rủng rỉnh , gạt đào khỏi tay không hết ! ' đó là vào khoảng cuối 1954, đầu 55 ở Sàigòn .
tôi và Châu uống hết chai Larue thứ 3 , Chương tới. Xiết tay thật chặt,chửi thề 1 câu: ' ê mà! lâu quá không gặp. Còn làm thơ không? Mà này thơ hũ nút của mày, tao dọc báo Văn nghệ tiền phong giễu đấy nói thật nhé, có hay cũng khó phổ nhạc !' - ' Tại sao?' -' thơ tự do không vần, không điệu, chẳng lên đốc, không đổ đèo nhịp điệu , hay mấy cũng chịu ! này Châu,mày đọc thơ Thằng phải gió chưa nhỉ ?'
Chương rút bao Bastox de luxe ra, rút một điếu, châm lửa xong, hít một hơi, thở bây giờ tao dạy nhạc kiếm cơm cho qua ngày đoạn tháng ấy mà ! '
ba thằng ngồi chung bàn đấu láo, chỉ dám bốc phét tí- ti văn chương, tán phét nhiều về nhạc chẳng hại ai, bình luận văn chương chính trị, chính em thì làm hại thân còm !- điều chắc chắn không thể
đảo ngược ! '
sau chầu bia, Châu rủ về nhà, trước hết ,khui chai Moet Chandon cổ trắng để 3 thằng uống trước - 2, tham dự buổi nhạc có lời Văn Cao. Châu nói úp úp, mở mở, hệt tay đão diễn phim cừ khôi, giỏi phân cảnh, tài thắt nút, - cứ từng câu nhát gừng, hết, rồi tiếp câu khác. Trái lại, Chương khác hẳn :
".. thì nói mẹ nó ra cho rồi, úp úp mở mở làm cái con c ... gì !?'
Châu thú thật: tối nay tại phòng khách nhà tao, ở lẩu 3, có một buổi hoà nhạc có lời.( Thái Thanh hát , nhạc sĩ Nghiêm phú Phi dương cầm và tác giả Văn Cao cũng có mặt. (nghe thủng tai chưa: nhạc có lời , không phải nhạc' điếc' nhé !( nhạc điếc: nhạc không lời). Trước 1954, ở Hànội , nxb Á châu in khá nhiều nhạc Văn Cao, Thẩm Oánh, Dương thiệu Tước, Đoàn Chuẩn -Từ Linh, Nguyễn văn Thương ... tiểu thuyết Nguyễn minh Lang, Thanh Nam, Nguyễn thiệu Giang, Lê văn Trương... toàn văn sĩ thời danh tiền - hậu chiến -
lục tục khách tới, nhưng có 1 vị không mời vẫn được quyền có mặt- mặc thường phục, nhưng uy quyền lấp ló qua dáng điệu, lời nói, tiếng chào hỏi. Chương nói thầm với Châu: ' tao và nó tham dự thì tốt thôi, nhưng, chỉ nên giới thiệu tên thật . Tao là Trung và ( chỉ sang tôi) tên thật mày là gì nhỉ? phải dặn Nghiêm phú Phi, còn em gái tao thì nó biết rồi...'
Văn Cao uống rượu như hũ chìm , lấy tay vuốt hòm râu dài, được quyền tối ưu, muốn hát bài gì, từ Suối mơ, Thiên thai, Trường ca sông Lô, Không quân Việtnam tới Trương Chi .... Thái Thanh hát ,giọng ca vút cao tận trời xanh ...
vị khách không mời mà tới , đứng lên, lại ngồi xuống, nhấp nha, nhấp nhổm ' đúng đây là buổi hòa nhạc phạm quy, nhạc có lời.'
biết được ý, Văn Cao đứng dậy, cầm ly rượu ,sang cụng cùng cậu thanh niên trẻ tuổi tài cao, chức phận lớn . Nhạc sĩ tiền bối choàng vai cậu , tâm sự ngọt ngào:
' ...anh từng là công an trước năm 45- như em bây giờ - nói đúng ra, còn nguy hiểm gấp bội trong vai công an biệt động bắn súng hãm thanh . Này, anh hỏi nhỏ thôi, em thích nhạc của anh vừa hát không nhỉ: : Suối mơ chẳng hạn- em biết sao không - anh luôn luôn là kẻ thất bại tình yêu- đúng là thất bại tình yêu - anh không giỏi tán chuyện, đàn bà, con gá ghét bỏ - thôi thì đành vậy- bù vào-anh sáng tác Suối mơ trữ tình đáo để . Em này, có thể không em cần nghe Thiên thai, hay Suối mơ, kể cả Trường ca sông Lô... - hoặc Tiến quân ca- bản ca ấy , em biết chứ - ( người trẻ tuổi chưa hoàn toàn chưa tin tưởng về mặt chính trị, khi bài Tiến quân ca chưa được hát lên ...)
hình như tác giả Tiến quân ca đoán biết trước - Văn Cao thủ thỉ với giọng lớn hơn : ' ca khúc của anh, riêng bài này , từ dân đen tới ông lớn quyền cao chức trọng nhất , dù thích hay không thích, thì tất cả đều phải đứng dậy .'..
Văn Cao đứng dậy, nghiêm chỉnh hát: Đoàn quân Việtnam đi sao vàng phấp phới ... - khách trẻ tuổi hạ bô mặt chiêu xuống , đứng dậy, bước ra khỏi phòng ngay - nói với chủ nhà : có công tác đột xuất .
đi tới căn phố mang số nhà 108 Yết Kiêu - nhìn lên - như có lời chào vĩnh biệt VĂN CAO , NHẠC SĨ TÀI HOA THƯỢNG THỪA! .Tác giả sinh ra đời năm 1923, không nhớ ngày, tháng- chỉ biết rằng ngày qua đời là 10 tháng 7 năm 1995- cũng là ngày này, cách đây 63 năm: 10 tháng 7- 1932, tôi được sinh ra ở phố Yên thái, nhà thương Yên bái, tỉnh Yên bái ( thời Tây cai trị , Yên bái phải viết YEN BAY - nơi ,Nguyễn thái Học + 13 chiến sĩ Việtnam quốc dân đảng lên đoạn đầu đài.)
tôi tự hỏi:
' ông Văn Cao, giờ này linh hồn phảng phất nơi đâu, ở trăng sao hay chốn hỏa ngục đọa đầy ? tôi hình dung trong óc; xác nằm trong quan tài, được khoét 2 lỗ, 2 bên ,2 tay thò ra , để vẫy chào khán-thính- giả lần cuối- và cho biết chết đi có đem theo được gì đâu, hãy nhìn đây nhé : 2 bàn tay trắng!
một nhạc sĩ đa tài, không chỉ nhạc hay, đàn giỏi, thơ cũng hay, kịch tuyệt cú mèo! Giờ đây, nhớ thầm ông trong trí :' Vĩnh biệt nhạc sĩ Văn Cao, vĩnh biệt Ngài một lần nữa, nổi da gà.ở đôi tay đang nắm ghi- đông đạp xe tới Alliance Francaise.'
Chiều nay, Lý Lan lại mặc váy đầm bà đầm xòe , rất mốt thời trang Hànội váy ! hỏi tôi : - sao ông không hỏi nhà văn Tahar ben Jelloun, như ông từng đặt câu hỏi với tay diễn thuyết đẹp trai tên Ê.. gì đó về Giăng-Pôn-Xạc ấy mà ... ?
trả lời có , tôi đã đọc kỹ tập thơ toàn tập 1966- 1995 của Jelloun để đặt câu hỏi về thi ca - nhưng rất không may- buổi diễn thuyết ấy, Jelloun lại nói về tiểu thuyết- chứ không là thi ca. Diễn giả nói chuyện không có sức hút khán- thính -giả - có lẽ chỉ với tôi thôi không chừng - giá mà ông Jelloun này nói có sức hút như Éribon 1/ 10 thôi , thì hay biết mấy !
tóm tắt cho Lý Lan nghe qua về Tập thơ toàn tập 1996- 1995 / Tahar ben Jeloun * :
'... hãy tự ám sát mày đi, hỡi tên Á Rập này ! bởi / mày là mầm mống của mọi điều man di mọi rợ / đã làm sống lại qua hình hài kẻ khác / kể cả., có thay đổi màu da đi nữa ...'
thơ Jelloun nói lên sự than van kiếp người nô lệ, chỉ hồi sinh ,khi qua hình hài kẻ khác, hoặc khác màu da, thân phận dân nước bị thống trị lâu đời như Maroc? Vậy, thay đổi màu da chính anh ta - anh ta dân arabe nào có khác gì dân da vàng ( jaune) ? Jelloun hiện tại có 1 vợ + 3 con đang sống ở Paris, tác giả vẫn về thăm Maroc, rồi trở lại Paris - nhưng nhất định có một điều không làm - làm thơ tình - tại sao vậy ?
tác giả, một người tình cảm, thi si trữ tình mà đành tiệt bỏ không làm thơ tình, bời lẽ, xã hội còn nhiều cảnh đáng nói hơn: bất công , áp bức . mất tự do, mất quyền làm người - thì làm thơ tình để làm gì -, khi, những thứ tình kia lớn hơn nhiều đang bị chèn ép, thắt chặt , bịt miệng ... - dầu anh là dân Phi châu, hay Ả rập, hoặc châu Á , thì, vẫn không chưa có quyền bình đẳng, vẫn bị xép vào loại người man di mọi rợ. Có đúng vậy không ?...'
Lý Lan vặn: ' tôi hỏi ông này, tại sao tối qua không đến quán ăn Hoa Ban'- ? cô ta tả oán, nào bị bắt nạt , lại không ai dịch giùm , muốn tâm tình cùng Ê.. ( Éribon ) ... mà đành chịu.
từ nhà hàng Hoa ban ra về đã 10 giờ đêm- thì - một chàng lùn tịt thước mốt ** lại còn rủ đi uống cà phê để tâm tình quá nửa đêm. Ông biết sao không, tối qua, chàng ta không về nhà người quen ngủ trọ, lại đi mướn ghế bố ở bờ Hồ ,với giá qua đêm 15 nghìn đồng, cốt mời tôi nghe nỗi sầu ông ta . - nghe rồi tôi tôi lắc đầu ....
-----
* Poésie complète / 1966 - 1995 / Tahar ben Jelloun - Seuil, Paris 2- 1995.
** cựu R.P Nguyễn ngọc Lan ( 1930 - Saigon 2007) đi uống cà phê, ngồi sau xe gắn máy tôi chở, anh rủ rỉ:
' này ông, tôi đọc kỹ Hànội 40 năm xa ... rồi, có điều nhỏ muốn hỏi để xác minh :..' có 2 tay lùn cùng đi họp Le temps des livres ( Nguyễn nhật Ánh viết truyện trẻ con và Hoàng Hưng thi sĩ, dịch giả )- ông viết : ' chàng văn sĩ lùn tịt thước mốt ' kia là Hoàng Hưng hay Nguyễn nhật Ánh?
trả lời: -... anh thử đoán xem, này nhé, N.N.A trước khi lấy vợ, đã nhiều lần giung giăng giung giẻ với Lý Lan , ai cũng tưởng sắp cưới tới nơi. Khi Nguyễn nhật Ánh đi Hànội họp, chỉ dự 2 buổi, sau, cùng Huỳnh như Phương về Saigon rất sớm....
Hànội đêm thu, bầu trởi se lạnh. Gió thổi lùa, đèn đường sáng hơn sao, đâu đây mùi hoa sữa dậy mùi, ai không quen thì khó chịu, còn hơn kẻ lần đầu ăn trái sầu riêng Nam Bộ.
nhà văn nữ nói nhỏ:.. đêm nay là đêm cuối cùng ở Hànội ... rồi lặng im.
sáng hôm sau , cô ta trở về Sàigòn sớm hơn chương trình Le temps des livres kết thúc vào thứ ba tuần sau. []
thếphong
( trích HANOI 40 NĂM XA / THẾPHONG - Nxb Thanh niên ,Hànội, in lần thứ 1 nắm 1999 - tr. 61- 71 )
BÀI TU CHỈNH, THÁNG 9 / 2013) )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét