Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013
nhà văn hậu chiến 1950 1956 / thế phong - 27
nhà văn hậu chiến 1950 -1956
thế phong
Tiết 4.
TRIỀU LƯƠNG CHẾ
Tiểu sử
Tên khai sinh Trần mạnh Châu. Sinh 1926 tại Hà tĩnh, Trung phần. Học qua trường Lê Văn,
Nguyễn công Trứ ( Quốc học Vinh). Dạy tư ở các trường Lê văn Phương ( Đồng Hới), Chính Hóa ( tư thục Vinh) , Quốc học Trần quốc Toản ( Quảng yên, Bắc phần ). Bị động viên vào trường Sĩ quan bộ binh Thủ đức , ra trường là sĩ quan Quân lực VNCH ,công tác trong ngành tâm lý chiến, như đồng sự khác : Phan lạc Tuyên, Phạm văn Sơn , Phạm xuân Ninh ...
Phân tích tác phẩm chính.
Tác phẩm đã xuất bản: Lý tưởng ( truyện dài, 1956). Từ trước 1945, ông viết Lời di chúc, không có phương tiện xuất bản, truyện do Thế Lữ đề tựa. ( tác giả tự bạch )
Lý tưởng tả cuộc đời cách mệnh của 3 nhân vật chính: Tùng, Mai, Huệ, bối cảnh truyện xảy ra trước 1945. Cách đạo diễn tâm lý nhân vật, người đọc nhớ đến lối văn Nhất Linh: nhẹ nhàng, và cách mệnh tính nhân vật rất linh động. Trong tiểu thuyết Lý tưởng, mỗi nhân vật sống theo hong cách riêng, chẳng hạn Huệ, cô gái gia đình tư sản được giác ngộ, sống bên Tùng lại trở thành vợ hiền đáng yêu. Tùng là bạn vai anh của Mai, Tùng đến nhà bạn để nghỉ hè, nhưng, bạn đi vắng- ở nhà có Mai và lão bộc - đây , pha gặp gỡ đầu tiên :
' ... Cô xem hai cuốn truyện này chắc cũng bổ ích. Đây là 2 cuốn tiểu thuyết của Trần Lang vừa mơi cho xuất bản. trấn Lang la nhà văn xã hội đứng đắn mà văn chương đã gây 1 ảnh hưởng rất rộng vào đám quần chúng hiện thời.
Em nên đọc Cũng một kiếp người và Những kẻ thấp hèn của tác giả này: cốt truyện đã hay mà văn chương lại lưu loát. Những tiểu thuyết của Trần Lang phần nhiều đều có chủ trương cải tạo xã hội, người ta gọi đó là những tiểu thuyết có luận đề...'
Quan niệm cách mệnh toàn diện trong tiểu thuyết chủ quan định hướng, Triều lương Chế ra vẻ vững vàng. Cứu 1 cá nhân chưa hẳn cứu nổi 1 giai cấp - đoạn văn - tả Mai lý sự về cách giúp đỡ người nghèo khổ trong xã hội :
' ...Những ai ở thời đại này, đó chỉ là những hạt muối bỏ biển. Vì những người đói rách rất nhiều, cứu giúp làm sao cho xuể. Và công cuộc từ thiện có lúc chỉ là một món trang hoàng của bọn dư tiền - Tùng nhìn Mai rồi nghiêm trang giải thích-.' -Tôi không phủ nhận giá trị của công việc từ thiện, song, chúng ta nên hỏi; một hạng người chỉ chuyên dùng những mưu mô xả quyệt để đàn áp bóc lột, rối bố thí lấy danh dự, và một hạng người : vì chế độ bất công, sống trong đói rách khổ cực, rồi trộm cướp để sống - trong 2 hành động này đâu phải là phúc, là tội? ( ...) Bởi thế, tôi nghĩ : cần phải có một cuộc cách mệnh xã hội rộng rãi để san phẳng những sự chênh lệch nhiên hậu ...'
Thời gian Tùng lưu lại nhà bạn ( anh của Mai ) thì Huệ, người thân của Mai đến chơi nhà, gặp Tùng. Qua thái độ của Tùng, phân rõ được 2 mẫu người tiểu tư sản: một, giai cấp tư tưởng làm cách mạng, một, muốn là giai cấp thống trị :
Đoạn, nàng ( Huệ) quay sang Tùng ;
'Tại sao anh lại không đi xe kéo? '
Tùng chậm rãi đáp:
' Tôi chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ đi xe kéo cả. Vì mình ngồi chễm trệ trên xe để cho người khác còng lưng kéo, trông nó làm sao ấy !'
Huệ vơi dáng ngẫm nghĩ:
'Nếu ai cũng như anh cả, sẽ không bao giờ đi xe kéo cả. Em cho rằng mình đi xe kéo cũng là một cách giúp đỡ người ta trong kế sinh nhai . Và mình trả người ta thật nhiều tiền , việc gì còn
ngại ...'
Sự căm thù trong tiềm thứ dân nô lệ - như xưa kia Anh quốc cai trị - dân Ấn độ bị coi như nô lệ không được phép đi tàu, xe hạng 1 - hoặc ở Việtnam, quyền lợi chính đều do thức dân Pháp, phe thống trị nắm. Hình ảnh cô giáo trong tiểu thuyết Lý tưởng giải thích bằng sự việc, cho dễ hiểu:
' Cô giáo chậm rãi:
'Tại vì phần nhiều rạp chiếu bóng đều của người Pháp.
' Thế người Việtnam không có rạp chiếu bóng hở mẹ?
' Cũng có, nhưng rất ít'
'Tại sao người mình lại không xây [ rạp] cho thật nhiều?'
'Tại vì người mình không có quyền bằng người Pháp'.
( TRANG 192)
1945: cách mệnh bùng nổ, Tùng, cô giáo Như Hoa, Huệ góp công trong cuộc chống xâm lăng của toàn dân. Tùng trở về gặp Mai, Mai tưởng làTùng đã chết, từ sự hồi hộp gặp lại tới tới sự âu yếm:
' Mai vội vứt chiếc khăn tang lên bàn:
' Mừng đâu chưa thấy, chứ cô và em đã khóc hết nước mắt rồi đấy'
Đoạn, nàng nhìn Tùng, âu yếm:
' Em phạt anh từ rày phải ở nhà một tháng'
\ 'Tùng nhìn Mai, nghiêm nghị:
' Anh chỉ ở nhà được 1 tuần thôi em ạ. Anh bận nhiều việc lắm. Cuộc tranh đấu từ đây bước sang giai đoạn mới, nhưng sứ mệnh của anh chư hoàn thành.'
Nói xong, Tùng ôm lấy Mai:
' Chúng ta nên hy sinh hạnh phúc riêng cho lý tưởng chung. Hẳn em cũng đồng tình với
anh chứ !'
Mai âu yếm ngả đầu vào vai Tùng, rồi mỉm cười sung sướng ...'
Triều lương Chế quá lý tưởng hóa vấn đề trong vấn đề bố cục nhân vật làm cách mệnh như một nh hùng, nhưng tưởng chừng qua lời nói, hành động lại như anh hùng rơm. Người vắng mặt lâu ngày, người yêu tưởng chừng đã chết, nay gặp lại, dễ mấy ai sắt đá không trả lời yêu ngay tức khắc; trước sau gì thì cũng phải thể hiện . Vậy thì, cũng chẳng dễ gì Mai nghe chuyện lý tưởng xa với mà ngay lập tức âu yếm ngả vào vai người yêu. Tấm lý ở pha tả lần gặp gỡ chưa hẳn là sâu sắc.
Kết luận.
Triều lương Chế, nhà văn viết tiểu thuyết luận đề, nội dung tiến bộ như Lý tưởng như vừa phân tích ở trên. Nhưng, hình như hành động nhân vật chưa mấy tạo được sự xúc động và tự nhiên như ngoài đời - nhưng , chính tôi , khi viết những dòng này lại cho rằng : ' đó là tác phẩm đầu tay in ra đạt được địa vị vững vàng !'. []
( kỳ sau: Phạm Thái - Nguyễn ngọc Tân )
thếphong
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét