Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013
hànội 40 năm xa... / thế phong
hànội 40 năm xa ...- thế phong-
nxb thanh niên, hànội 1999 .
hànội 40 năm xa...
bút ký : thế phong
-nhớ KIỀU LIÊN SƠN ( 1936 - 2006 )
+ BĂNG SƠN ( 1932- 2010)+ NGUYỄN ĐĂNG KHẢI ( 1936- 2006)
- riêng tặng Đ.N.OANH ( 1935 - ) đầy tình thương nhớ !
------------------------------------------- THẾPHONG - Sept, 13. 2013.
ngày 4 tháng 10 năm 199...
4
Sáng hôm nay được rảnh rang đến 9 giờ 30, đảo quanh Hànội và tới nhận mấy tấm ảnh chụp ở chùa Trấn quốc bữa nào. Và còn muốn ngắm cảnh xưa chốn cũ. Nơi đây, xưa kia, tôi đến với sách vớ, hoặc hành, bởi nơi này là chốn yên tĩnh, đôi khi còn hẹn hò với cô Oanh, bạn nữ sinh cùng lớp. Nàng từ nhà ở Quần Ngựa tới đây cũng không mấy xa.
khi đó, tôi sống nhờ nơi cô ruột , tính tình bà rất khó - hẳn chùa còn là nơi dung thân cho mối tình êm ái tuổi học trò. Không còn nhớ rõ lắm, nhưng Kiều Liên Sơn ( KLS )xưa kia từng đeo đuổi Oanh đen , cô gái rất giỏi sinh ngữ Pháp- so với tôi - kẻ tám lạng, người nửa cân.
Ngay tối đầu tiên tới Hànội, KLS chở tôi qua phố Đội Cấn- nó lấy tay chỉ khoảng này ' nhà Oanh đen đấy!'. Tôi im lặng, nhưng lòng rất xúc động. Chùa Trấn quốc hôm nay khác nhiều, lẽ hiển nhiên, đường vào chùa xây kè đá moellon, hàng cây cau rừng tô điểm càng tăng vẻ thơ mộng. Sư cụ trụ trì mới tinh dưới mắt tôi lạ lẫm là lẽ đương nhiên - bới, sư cụ trụ trì năm 1954 đã di cư vào Nam, xây dựng chùa mới lấy tên Trấn quốc, trên đường Minh Mạng, Saigon 10. Nhận ra ngay tân hòa thượng trụ trì, bởi, tôi đã nghe ông đọc huấn dụ gì đó vào ngày giải phóng thủ đô , và chân dung ảnh không mấy khác ngoài đời thường.
Nhớ lại chiều qua, gặp giáo sư Hoàng như Mai ( 1918- ) sau khi ông đã đọc Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh*, bèn tâm sư :
-----
* Đại Nam văn hiến xb, Saigon 1962, tái bản 1964.
" ... ông Quỳnh không những là thày dạy histoire-géo ( sử ký+ địa lý) ở Louis Pasteur, mà thày tôi còn là lãnh tụ nhóm Hàn Thuyên thần tượng của tôi kia đấy ..."
giọng nói ỡm ờ, nửa đùa, nửa thật :
" ... đọc sách anh viết tôi rất thú, nhưng in chữ nhỏ quá! Có nên chăng, ta in chung 1 cuốn sách về thày Nguyễn đức Quỳnh - anh viết về thày từ sau 1945, còn tôi 1945 trở về trước, có lẽ hay đấy anh ạ.... Chuyện ' Thằng Cu So, Thằng Phượng, Thằng Kình ' hay lắm chứ ! Theo tôi, những cuốn này tái bản rất hữu ích ..."
Nữ văn sĩ Lý Lan ( 1957 - ) trách khéo , ý là, sau buổi họp, không tìm thấy tôi. " Có gì đâu, cứ chở tôi ở phía sau, trên cái yên xe chở em bé ấy " ! - đáp:" .. thú thực là tôi cố ý trốn đấy Lý Lan ạ ".
một nữ văn sĩ khác, Ngô thị Kim Cúc ( 1950- ) nghe xong, có nụ cười rất hóm hỉnh, + khóe mắt nhìn + thêm lời bông phèng rất độc địa! Lý Lan còn thêm lời: chở nhau trên xe đạp, chụp chung một tấm ảnh kỷ niệm ra thăm thủ đô cũng thú vị đấy!
các vị ấy không phải lần đầu đến Hànội, chỉ riêng tôi , sau 40 năm mới tái hồi. Lý Lan rủ đi thăm chùa Trấn quốc, bởi cô đã được nghe: tương truyền kể lại chùa này thuộc lọai cổ kính bậc nhất, được xây dựng từ đời Lý Nam Đế * - không thăm nơi này thật uổng !
------
* vào những năm 544 đến 548.
cô nàng nháy mắt, lấy tay chỉ vào chiếc xe đạp đã bỏ yên sau; thế nào cũng chở Lý Lan đi bờ Hờ ăn kem, mà ngày xửa ngày xưa có câu:
Mình ơi có đi bờ Hồ
cùng ta chén kem kẹo dừa
CA DAO
Nhìn chiếc đồng hồ đã tới giờ, sáng nay, theo chương trình; nhà văn Olivier Rolin đến trụ sở Nxb Văn học , vừa gặp gỡ dịch giả chuyển ngữ tiếng việt Port Sudan , vừa ra mắt phát hành.
tôi vẫn là người đến sớm nhất , khách chưa thấy ai, chỉ có giám đốc Lữ huy Nguyên đang trò chuyện với thi sĩ Vân Long. Tôi nói với giám đốc nhà xuất bản : năm 1994, vào Saigon , ông đã gặp người làm sách tư nhân Trần nhật Thu ( 1945- 2008) và ông đồng ý cấp phép xuất bản tập thơ Nếu anh có em là vợ / Thế Phong, Gần 1 năm trôi qua, chưa nhận được giấy phép, ông thử xem lại ra sao, nếu không cấp phép được ,xin được hoàn trả bản thảo.
ông Lữ huy Nguyên cởi mở, thân thiện, mở tủ kính, lục lấy ra hồ sơ, rồi hỏi tôi đưa bản thảo vào khoảng tháng mấy năm ngoái ? Nhớ mài mại ,đâu đó vào tháng 11 năm 1994 , ông lật qua năm 1993, 1994, đã thấy rồi, trả lời :
" đúng 10 giờ đêm ngày 5 tháng 10 gọi điện thoại nhà cho tôi, sẽ trả lời ngay."
ghi số điện thoại nhà, thì lúc này, cô Đỗ thị Nguyệt và tùy viên báo chí Pháp, Robert Lacombe vừa xịch tới. Dịch giả bàn việt ngữ tiểu thuyết Port Sudan khá trẻ, hàm râu quai nón viền quanh mép, dáng người lùn , khen tác giả viết độc đáo, tiểu thuyết dài vậy mà không có một lời đối thoại nào. Dịch giả kia còn nhấn mạnh: không phải chỉ một Port Sudan, mấy cuốn khác cũng không có câu đối thoại nào.
tác giả Rolin bắt đầu ký tặng một số sách- giữa lúc này Đỗ phương Quỳnh cặp kè bên dịch giả,. giáo sư Cao xuân Hạo có mặt ngoài cửa.
quay sang nói chuyện với tôi, Ý Nhi từ Paris điện về có hỏi thăm tôi, nói gọn thôi; tiền trả điện thoại viễn liên Paris- Hànội đắt lắm. Cảm động đấy chứ ! Phương Quỳnh cho biết thêm; Alliance Francaise đưa danh sách những người được mời ra Hànội, ý là họ hỏi có ý kiến gì đối với Thế Phong không ? - ' Em ủng hộ anh hết mình !'
thốt lời cảm ơn Phương Quỳnh thật lòng, không phải xã giao đâu ?
Nhớ lại, cách đây vài năm, trước khi Đỗ phương Quỳnh vào Sài Gòn, ở nhà Ý Nhi, và từ đấy chúng tôi biết nhau.
lúc này Tô thùy Yên chưa đi H.O., chàng thi sĩ dạt dào tình cảm , chưa được gọi là tác giả thực thụ, vi chưa một tác phẩm nào xuất bản - nhưng gặp người nữ hợp nhãn, anh ta dễ tan lòng* Cũng đúng thôi, từ thế kỷ xa xưa, một nhà văn Pháp cho rằng : sau đàn bà thì văn chương có mới có chỗ đứng lớn ư ?
----
* Prosper Mérimée ( 1803- 1870): ' Après la femme, la littérature avait une grande place .."
đâu đó, tự dưng tới tay tôi bài thơ chàng thi sĩ không tác phẩm, bài thơ có đoạn :
... Cũng có lần anh muốn thâu gom
Cả quá khứ của em, quá khứ của anh
Làm đống lửa dỗ dành
Gọi về hai kẻ lạc loài nơi đồng không ...
Em mới lớn và anh còn rất trẻ
Cũng có lần anh đến ngõ nhà em
Nhưng rồi lại đi luôn
Lang thang rã rời ngoài phố đông người
Không gặp một ai quen
Quán xá bây giờ cũng đổi mộng ...
Cũng có lần anh đứng lại bên đường
Thẫn thờ chờ xe ngớt băng qua
Bất chợt nghe như đời đã muộn
Muộn đến chán chường rũ thõng đôi tay
Tưởng không cái vội nào còn bắt kịp.
Chỗ tối tăm ở phía trước dưới chân đèn
Nỗi ngu muội nằm ngay trong ý thức.
Anh nhìn quanh kinh ngạc lạnh hồn
Mọi người vẫn sống được
Đáng tội cho anh có một cái đầu
thông thống bốn bề
Đành không cô lập nối những u mê
Nên cứ phải lẩn quẩn nỗi ám chướng
Rất nhiều hôm anh đã đi rong
không mấy đỗi đường
Mong rớt bớt dần những thống khổ *
TÔ THÙY YÊN
------
* bài Giã từ II - tạp chí Văn / Mai Thảo chủ trương - số 1 xuất bản ở Hoa Kỳ năm 1995.
thơ hay đấy chứ và như vậy không biết có hình bóng nào của nàng mà tôi đang đối diện nói chuyện buổi nay không ? Quả, chàng ta còn là một tay có hạng núp bóng quần hồng !!!
Olivier Rolin dường như rất kiêu hãnh về văn phong đặc biệt của mình: văn không lời thoại.
tôi nghĩ : chàng này được giải Fémina 1995, hẳn đa số ban giám khảo tán thành lồi viết ấy, sau, mới xét tới nội dung? Một người khác, tôi quên tên, có vẻ tán dương lối viết tác giả Rolin. Quay sang tôi, anh đặt câu hỏi : chắc là tôi cũng tán đồng ý anh đưa ra, và hỏi cảm tưởng ra sao ?
nếu nói là mới , riêng với Rolin thì được, hãy khoan bàn tới nội dung.
Bởi, tôi từng viết một truyện vừa có tựa : Truyện người của tình phụ / Thế Phong * ( 116 trang in, khổ 13 x 18 cm từ năm 1963 : không tiết, không chương, không xuống dòng về cuộc đời lãng mạn ái tình của một nữ văn sĩ nổi tiếng ở miền Nam ). Tất nhiên, có thể thua, là không được giải Fémina và không lời thoại. như tất cả tiểu thuyết của Rolin - và chưa bàn tới nội dung - với tôi - lúc đó viết để thử nghiệm một cách viết khác với điều thường làm mà thôi.
một nhân viên, có thể là thợ chụp ảnh chuyên nghiệp, hoặc, là nhân viên nhà xuất bản - anh ta cầm máy chụp, xoay nghiêng, dọc, ngồi, đứng, hướng ống kính về người này, người kia, nhưng chụp nhiều nhất vẫn là nhà văn Pháp được giải Fémina vừa hút thuốc lá, vừa ký sách tặng. Rolin hút hết điếu này, châm tiếp điếu khác .
tôi lặng lẽ rút lui khỏi phòng, có lẽ là người đầu tiên.
Buổi chiều, lúc 16 giờ, còn có 1 buổi nói chuyện về khoa học nhân văn của triết gia Éribon. Thời gian còn nhiều, tôi đạp xe lên bờ Hồ, đảo qua mấy hiệu sách. Nhà sách đẹp sang trọng hàng đầu phố Tràng tiền là số 34, nằm bên trái gần cuối đường. Tủ kính bày cuốn tiểu thuyết Thân phận con người / André Malraux, họa sĩ trình bày sách viết thành André Malraur - hình như ở ta, viết tên tác giả dễ ai nhất là BAUdelaire, mấy vị dọc chữ tây ít để ý , thường thêm chữ E = BEAUdelaire. Nghĩ thầm trong bụng, thơ ông này rất khó đọc, chắc chẳng hiểu gì, thêm chữ E vào tên : ông ta trở thành thi sĩ vừa đẹp vừa le lói chăng ?
Bữa nay đi thăm chùa Ngọc sơn , cảnh quan vẫn như , 3, 4 chục năm xưa, không hề hấn gì với tấn bom đạn của Mỹ giội xuống.
tương truyền cách đây hơn 5 trăm năm, Nguyễn văn Siêu từng đứng ra sửa sang toàn cảnh, trên gò có tháp Bút ở phía ngoài và thân tháp tạc hàng chữ tả thanh thiên - chẳng biết tại sao lại thích viết lên trời xnnh ?
đi vòng quanh chùa, đa số chùa ở Hànội lúc này, đang tu tạo - tôi từng nhìn thấy một tấm vải bạt quân đội Mỹ dựng thành cái lán cho thợ nghỉ trưa . Tự nhủ, người Mỹ đã không có mặt ở Hànội đã rất nhiều năm; nhưng sao có tấm bạt nhà binh mới toanh của lính Mỹ ở đây ? - chẳng lẽ , chiếc bạt nhà binh Mỹ có đôi chân cùng đến Hànội với ngoại trưởng Warren Christopher không chừng ?!
vào trong chùa tham quan , trong tủ kính, một hiện vật khiến khách thăm chùa vây quanh lại xem. Một con rùa thật lớn, cứ như bảng chỉ dẫn; chiều dài 210 cm, ngang 120. Rùa sống ở hồ có tới 4, 5 trăm năm, từ thế kỷ XVI, thời ký ta đang chống quân Minh.
Rùa qua đời, nhưng xác hãy còn đây, được lồng đặt trong tủ kính cho người đời chiêm ngưỡng !
***
Ngược bờ Hồ lên hàng Bè, hàng Sũ, ngắm nhiều cửa hàng có bày bán đủ thứ, nhiều nhất vẫn là giầy tây nam , váy maxi- nữ la liệt đủ màu, dài, ngắn hằng hà sa số. Hànội váy ! nữ giới không còn mặc quần tây như Sài Gòn, váy maxi dài tha thướt cho tôi một cảm tưởng đang lang thang trên một phố Âu châu . Đi sang phía bờ sông, có ý tìm Cột đồng hồ xưa - đúng chỗ này - nhưng bây giờ , đường dẫn lên cầu Chương Dương. Nhìn sang bên kia, cầu Doumer, có khoang bị đánh sập vẫn để nguyên như một di tích lịch sử Cầu Long biên được viên toàn quyền Paul Doumer xây dựng, nên đặt tên ông ta, nay chỉ dành cho khách bộ hành và người đi xe đạp.
nhớ lại ngày tháng cũ, khi tôi còn là học sinh mặc quần soọc, áo sơ-mi trắng cụt tay ,đạp xe đạp sang Gia lâm, đi xa hơn, có lần vượt trên đường số 5 tới mươi cây số. Thời ấy, chúng tôi đạp xe đạp vòng quanh hồ Tây hơn 20 chục cây số, đi chùa Hương là thường. Chiếc xe đạp đờ-mi-cuốc ( demi- course), ống tuýp 808, mác xe Sterling, ghi-đông chữ U, tai hồng xe hiệu Bell mà tôi là sở hữu chủ, dường như đang sống lởn vởn sống lại trong trí nhớ. Tôi rủ Bùi hữu Khánh, 2 đứa đều húi cua ( đầu đinh bây giờ) , quần soọc, đạp xe đi học, hoặc rong ruổi chơi, hoặc 5 giờ sáng đã cùng nhau lên sân vận động SEPTO ở phố Trịnh hoài Đức tập đánh' bốc '.
bây giờ nhìn sân vận động hàng Đẫy xây cất lại thật rộng, lớn, đồ sộ, lòng tôi nao nao nhớ tới thuở xưa !
Đi qua khu Quần Ngựa, hoặc chợ Đồng xuân- Bắc Qua, nay cải tạo mới, chỉ còn xác cổng cũ như để lại một chứng tích . .
chợ Đồng xuân- Bắc Qua hiện đang xây, hàng hóa được sơ tán xuống Cửa Đông bày bán tràn lan ở lề đường, kéo dài sang tận phố Đường thành + Phùng Hưng.
riêng chợ bán vải dồn về khu gần phố Huế, đúng hơn là phố Phùng khắc Khoan.
Tôi đến thăm nhà báo nổi tiếng một thời Hànội cũ, anh Hiền Nhân* , ở số nhà 36, gác 1 phố Phùng khắc Khoan . Mắt anh đã mờ, đọc sách dùng kính lúp. Xưa kia , anh phụ trách mục Tiếng vang + trang Học sinh nhật báo Tia sáng - truyện ngắn đầu tay Đời học sinh tôi viết gửi tới, anh cho đăng ngay . Còn nhớ, đó là ngày 17 tháng 11 năm 1952. Tia sáng, tờ báo lớn nhất ở Hànội , dùng máy Rotative đầu tiên in báo 6 trang, ở 38 phố Gia Long. ( nay Bà Triệu). Anh sinh 1907, một nhà báo sống gần trọn thế kỷ XX, kinh qua bao nhiêu tờ báo, từ Đông pháp tiền chiến, L' Étincelle thời kháng chiến, rồi nhật báo Tia sáng, Ngô Vân làm chủ nhiệm. Khi anh viết báo Đông pháp, thì Thượng Sỹ viết phê bình trên báo Tin Mới. Hỏi thăm tôi về Thượng Sỹ, nhà báo kỳ cựu nay ở bến Chương Dương, quận 1, anh cho biết, Thượng Sỹ là bạn cố tri, bây giờ mỗi năm chỉ viết cho nhau 1 lá thư chúc nhau nhân dịp tết Nguyên đán.
ký tặng anh một số sách, không mong anh đọc, tặng đây chỉ là kỷ niệm ghi ơn anh đã nâng đỡ tôi, ở bước đầu tiên viết báo, làm văn cách đây đã gần 1/2 thế kỷ .
-----
* tên thật Đỗ trọng Quỳnh ( 1907 - 198?) - xem thêm Nhà văn hậu chiến 1950- 1956 / Lược sử văn nghệ Việtnam: 1900-1956 / Thế Phong - Đại Nam văn hiến xb, Saigon 1959, 1965.
anh cho biết, hiện nay trong tay có bản thảo Cuộc đời vào làng báo của tôi chưa xuất bản.
một thư riêng khác , viết cho tôi:
'... bản thảo nôm na, tôi kể lại tại sao vào nghề báo và làm thế nào trụ được qua 3 chế độ: thực dân Pháp, Phát xít Nhật + Việtnam Dân chủ Cộng hòa. Sách không ghi tỷ mỷ từng thời ký làm báo [ mà] chủ yếu [ nói về ] cách nào gây được lòng tin với chủ báo + độc giả. Tôi không có ý định [ cho ] xuất bản . Cảm động [ vỉ ] lòng quý mến của anh, khi nào anh ra Hànội, qua tôi, tôi sẽ tặng anh cuốn đó làm lưu niệm đối với bạn vong niên trong làng báo. '.
khi tôi cùng vợ đi du lịch xuyên việt , tới Hànội vào đúng ngày 10 tháng 10 năm 2006, thì anh đã qua đời.
Tôi băng qua ngõ Phất Lộc ( một ngõ thuộc loại phố cổ ngang tầm ngõ Tràng An mạn phố Huế ) sang hàng Mắm, qua hàng Bạc. - và nhớ lại , năm 1950 - tôi về Hànội, thì ngay đêm thứ 2 đã ngủ trọ tại một quán bán hàng ăn. Đó là quán Mai Hương, 20 hàng Bạc. nhà thời cũ đã đập đi, nay, ngôi nhà 3 tầng lầu mới. Không thể quên những bước chân nhỏ dại , hình như bây giờ vẫn còn dấu vết trên hè phố này Lúc ấy, tôi mặc chiếc áo sơ-mi màu mỡ gà ngắn cũn cỡn , lang thang tìm bắt gặp một hiệu sách cho thuê truyện - vào lục lọi tìm được cuốn sách mỏng nhập tâm : Tấm lòng vàng / Nguyễn công Hoan. Sách mỏng , loại viết cho thiếu niên đọc, với tôi, nó là cuốn sách gối đầu giường khi ấy - có lẽ , không phải vì văn chương, nhưng, nội dung truyện đã nâng đỡ tâm linh tôi , một cậu học trò cô đơn về Hànội học, bơ vơ giữa thủ đô Hànội.
đi dọc lên phố Mã Mây, tới hàng Buồm, phố Tàu xưa, nơi từng có nhà hàng Escalier d' or bán bán trung thu nổi tiếng Đông hưng viên. Năm đầu về Hanoi , hình như chỉ có 1 lần, tôi mua được 1 cân bánh trung thu jambon thập cẩm gửi cho mẹ tôi. ( bà chỉ thích bánh trung hiệu này).
nhà hàng nổi tiếng Mỹ Kinh xưa kia bây giờ thay chủ mới tử lâu , tôi vẫn liếc mắt nhìn vào, để nhớ lại món ăn ngon miệng do bếp người Tàu nấu . Chùa Bạch Mã vẫn còn đây, nay rêu phong trơ gan cùng tuế nguyệt- một câu thơ cổ nào đó đến với tôi , diễn tả nét cổ kính ngôi chùa lịch sử. Căn nhà mang số 29 ở hàng Buồm, cổ kính nhất phố cổ thì phải, bề ngang hẹp chừng 2 thước, mái thấp lè tè, lợp ngói âm dương, cây cỏ chen chúc mọc tự do trên máng xối.
từ quán cà phê 19 hàng Buồm, cô chủ thuê lại báo Người Hànội - ngồi đây- tôi nhâm nhi ly cà phê, nhìn sang bên kia đường : có một người đàn ông nằm co quắp ngủ ngon lành bên cạnh con sư tử đá. Tôi thường tới đây vào giấc trưa, quán vắng khách, yên tĩnh lạ thường ! Có lần, ngủ ngồi trên ghế,văng vẳng nhạc nhẹ bên tai như ru . Cô chủ quán sinh trưởng ở Hànội, giọng nói người Hànội cũ , không pha tạp như đa số người nhập cư. Hình như, tôi chỉ gặp được đôi ba người có giọng nói Hànội cũ. Rồi được nghe kể : thủ đô sau ngày ký hiệp ước Genève - từ 1 tháng 10 trở đi - dân tứ xứ về thủ đô, nhiều nhất từ Nghệ Tĩnh. Do vậy, giọng Hànội mới phát âm nằng nặng, kém thanh thoát, không vội phải so sánh :Câu thơ thi xã con thuyền Nghệ an / Cao bá Quát ! Nhưng đúng là có , đã bớt đi nhiều giọng thanh lịch của thời gạo trắng, nước trong, trước 1954.
cô chủ quán bán phở gà tần ô phố hàng Gà , người Hànội cũ - bữa đó tôi mời ba cô nhà văn Sài Gòn cùng ra Hànội họp ăn sáng, ăn xong , tôi hỏi bao nhiêu tiền ? Cô bé khá xinh, con chủ quá trả lời :
' thưa ông 39 nghìn ạ!' - đưa tiền, cười mỉm - tôi cố tình hỏi lại: ' ba vạn chín nghìn phải không cô ? '. Cô ta gật đầu, nhưng bà mẹ ở phía quầy thu tiền, nói vọng ra :
' thôi tôi biết rồi , ông là người Hà thành xưa mới biết câu này '*
----
* 3 vạn 9 nghìn : ' mày ăn cái ba vạn chín nghìn của bà ! '
tạt vào chỗ cô bán hàng ở góc hàng Đường + hàng Buồm, tôi chỉ vào hộp sữa bột, cô ra giá:;' đúng 30 nghìn !"- trả giá: - 28 thôi, giá bán ở Bưởi đấy ! ' - gói hàng, cô mỉm cười:
' thôi, cháu bán cho chú đấy thế ra , chú cũng là người Hànội một thời !'.
giọng nói của tôi giống người Hànội, nhìn cách ăn mặc, nhất là cái túi mang bên người, lại thêm đôi giầy da khác kiểu, nên cô bán hàng nhận biết là khách ở xa tới.
một cô bán phở gà ở phố Thịnh Yên - khu Hòa bình, chợ Mơ - dùng kéo cắt thịt gà luộc, không chặt miếng, cô xé nhỏ từng sợi thịt đặt trên bánh phở.
hỏi : chặt gà thành miếng thay vì xé rời , tính thêm tiền ,được không ? cô ta bèn kể chuyện: người Hànội sau 1954 có thịt gà ăn không phải dễ xơi, giả dụ, hàng xóm biết, ghen ghét ,sẽ đi tố cáo ngay , từ đó dùng kéo cắt không có tiếng động của dao, thớt.
thế ra, phở gà xé cũng có cái lịch sử của nó song hành cùng biến thiên - hay đây chỉ là cách lý giải dí dỏm vui vui của người Hànội? * - lần đi ăn phở ở phố Thịnh Yên- sau đó tôi cố tìm nhà cũ của vợ chồng kịch sĩ Sỹ Tiến+ Khánh Hợi . ( tên thật Nguyễn xuân Kim , tác giả Những mảnh tình nghệ sĩ'. ) Trước 1954, tôi thường lại nhà anh chị ăn ké cùng đàn anh, ký giả Anh Hợp.
hỏi thăm, không ai biết, và tôi cũng không tìm thấy căn nhà ngày xưa anh chị từng ở - , nay, chỉ còn nhớ cô bé thường hay quấn quýt lấy tôi, nay đã trở thành ca sĩ nổi danh :
' ...chú nhớ đến bố mẹ cháu, giờ này Hànội đang là mùa thu, may mắn quá, chú đã nhìn thấy chân dung ảnh ba mẹ cháu trong một cuốn sách ** -Ba cháu mặc áo vét-tông, đầu đội mũ bê-rê, dưới ghi hàng chữ rất nhỏ : SĨ TIẾN : nghệ sĩ nhân dân . Nét mặt ba cháu đăm chiêu, khắc khổ, không thắt cà-vạt - ba cháu ký SỸ TIẾN - chữ Y dài, không phải I ngắn . Vá ,chú từng được nghe giọng hát rất hay của cháu trong một băng nhạc nào đó - như vậy cũng tốt rồi !
------
* câu văn in chữ đậm do Trưởng chi nhánh Nxb Hội nhà văn (nhà văn Hoàng lại Giang ) tại tp HCM thêm vào, khi tôi đưa xin cấp phép . Bản thảo đưa qua 3, 4 nhà xuất bản - trung ương có, địa phương có - đều bị khước từ.
lần này , nhà văn Nhật Tuấn làm biên tập , cho biết sẽ được cấp phép - nhưng đúng lúc ấy, ông Trưởng chi nhánh bất thần nghỉ việc - bởi - ở Hànội có giám đốc mới - vậy - hy vọng của tôi trở thành công cốc !
năm 1999, tôi lại đưa bản thảo tới Chi nhánh Nxb Thanh niên tại tp HCM - lần này được cấp phép, âu cũng là sự ưu ái của thi sĩ Thái Thăng Long có cặp mắt xanh .
** Văn hóa Việtnam / tổng hợp 1989-1995 ( Memento) do ban Văn hóa văn nghệ trung ương xb, Hànội 1989 - Trần Độ chủ biên .
cô chủ quán cà phê ở 19 phố hàng Buồm đánh thức tôi dậy vào 13 giờ 15, bởi , buổi chiều phải tham dự một buổi diễn thuyết nữa, văn sĩ- triết gia Didier Éribon . Nhìn tôi dắt xe đạp rời quán, cô nói với theo:
'... lần sau trở lại, cháu sẽ pha một chung trà thật ngon tráng miệng ,không lấy tiền chú đâu... !'.
Đạp xe tới 42 phố Yết kiêu, chẳng gặp nữ văn sĩ Kim Cúc, Minh Ngọc, Lý Lan , kể cả giáo sư Mai đâu cả.- hóa ra - tôi đến quá sớm, không phải 14 giờ mà 16 giờ chiều mới bắt đầu .
đành vào quán nước cạnh trung tâm, rất đông khách, ngọai kiều có, nhiều nhất, sinh viên việt học tiếng Pháp, bà chủ sởi lởi : cam vắt phải không ? - lắc đầu - cà phê đen nóng + 1 bao 3 số. Bà chủ đã quen, bởi sau mỗi buổi họp, tôi và Lý Lan tạt vào uống cam vắt. Lại hỏi tiếp: cô bạn đâu , anh đang theo học tiếng Pháp ư, mà này, cô bạn đi cùng dễ thương đấy !'. Bà chủ quán sính văn chương dân gian tiếp
lời: cô bạn ấy mặt bầu bầu trông lâu phát ghét ! ( tôi biết bà đổi 2 chữ cuối, không sao, cũng tốt thôi !). Ngồi nhâm nhi cà phê, hút thuốc, lôi cuốn Poésie complète / Tahar Ben Jelloun ra đọc- tập thơ được bọc ngoài bằng giấy báo, tránh thiên hạ tò mò nhòm ngó. Vẫn thường làm vậy, khi đọc sách ở chỗ đông người. Tác giả Jelloun vào đề trang đầu sách- đại để làm thơ bắt đầu từ 1966, năm 19 tuổi - thêm dấu hỏi sau 1966 ?- có nghĩa, tác giả không nhớ rõ thời gian đầu làm thơ chính xác vào năm nào - thơ toàn tập dày cộp trên 500 trang - tập hợp những bài thơ đã làm, in trong 1 cuốn gọi là tổng kết - liệu có :... làm sống động trong trái tim tôi , của chính tôi + thế giới [ mà tôi đang sống ] ? / Aimé Césaire. Lấy câu đề từ này, tác giả có ý biện minh cho thơ làm ở ban đầu, được nói lên từ sự giận hờn, sự cần thiết nào dùng thơ để làm phương tiện chống bất công, man trá, bội phản . Có lẽ vậy, tác giả không thích làm thơ tình - từ những năm 1965, 66, khi còn là sinh viên trường đại học Rabat.
rất thích thơ Jelloun, tôi tự nhủ, ngày mai đây , ông ta là diễn giả văn chương, thật lý thú! Dầu rằng Jelloun dùng ngôn ngữ Pháp viết tiểu thuyết, làm thơ, vẫn tự biết mình là dân nhược tiểu , không thể quên nỗi đau đớn là dân bị thống trị, thiếu có tự do và chịu nhiều bất công quá đáng !
nhìn ra ngoài phố, bóng chiều xế bên hè phố đối diện, nắng đã bớt gắt, tôi rất mong được nhìn thấy bóng dáng Lý Lan. Và Lý Lan đã đến, quả thật là nàng rồi - nàng mặc váy đúng mốt Hànoi váy.
cô ta trách ngay; sao họp xong, ra ngoài không thấy tôi, lủi nhanh thế! Bữa nay đã gỡ cái yên phía sau xe đạp chưa? Gật đầu ,tôi hứa sẽ làm đúng như lời cô nàng .
Chúng tôi vào phòng họp trên lầu 1, bữa nay được nghe diễn giả nói về triết học nhân văn ở Pháp từ những năm 50 - cụ thế nói về ai đây? - chương trình chỉ ghi chung chung, chỉ diễn gỉả và người sắp chương trình biết rõ.
chọn ghế của hàng sau cùng, vì tôi nhớ lời Kinh thánh : nếu ngồi trên, bị mời xuống sẽ bẽ mặt, nhưng, nếu ngồi phía sau được mời ngồi trên, chẳng tốt hơn sao ?'
Lý Lan ngồi bên : có gì thì dịch cho nghe với nhá! - nói vậy thôi - diễn giả nói xong một câu, thông dịch viên dịch ngay - trừ 1 buổi nhóm, nữ giáo sư Lê hồng Sâm thuyết giảng bằng tiếng Pháp, không cần thông dịch viên, một số thính giả bỏ ra về, ngồi lại nghe ư, khác gì lũ vịt nghe sấm !
từ phòng họp bước ra, Lý Lan phát biểu:
"... sao ông đặt câu hỏi rắc rối thế, diễn giả cho rằng khó trả lời. Riêng tôi, rất thích dáng dấp ông ta diễn thuyết, mặc dầu tôi chẳng hiểu gì ?
chúng tôi tới quán cạnh trung tâm - ở đấy - đã có mặt diễn giả Éribon, Toussaint, Jelloun, Rolin ngồi sẵn từ trước, ở một bàn góc cuối phòng. Có vẻ họ đang bàn luận về buổi nói chuyện Éribon vì, loáng tháng nghe nhắc tên Jean-Paul Sartre. Rất bất ngờ được nghe Éribon nói về Sartre , diễn thuyết xong, nhìn xuống hội trường, hỏi ai góp ý , phát biểu ?
tôi đứng dậy đầu tiên, nói tiếng Pháp:
" .. xin được hỏi ông chi tiết nhỏ về Sartre ? hình như khoàng 1960, Nxb Grasset in Cuộc cách mạng các nhả văn hôm nay / R.M. Albérès, dẫn chứng lời 1 lý thuyết gia mác- xít Henri Lefèbvre phê bình vị trí nào mới đúng nhất, đối với Jean-Paul Sartre : ' ...với nhà văn, thì Sartre là tay triết-gia-văn-sĩ - nhưng - đối với triết -gia thực- sự , thì Sartre chỉ được coi như văn-sĩ -triết-gia mà thôi. Ông nghĩ sao, và có thể nói thêm về ý nghĩa câu này ?
----
* La révolte des écrivains d' aujourd' hui / R.M. Alberes - Grasset, Paris 1950?
và như Lý Lan nói trên kia, Didier Éribon trả lời câu hỏi quá khó , sẽ trả lời sau ! - riêng ý tôi
( Éribon) , thì Jean-Paul Sartre là triết gia đúng hơn là văn sĩ .
hỏi tiếp , vậy thì câu trả lời vẫn chỉ là postulatum ( định đề ), chưa hẳn là trả lời thẳng vào câu hỏi .
thầm nghĩ thôi, mấy tay diễn giả tây khoác cốt cách dân nước lớn văn minh hơn, sang đây diễn thuyết về Sartre- chắc thính giá Hànội đã mấy ai hiểu cặn kẽ? Vậy thì, cái kim này khiến ông ta bị nhột đây !
vừa lúc này, Robert Lacombe từ ngoài bước vào quán, gặp tôi và Lý Lan, bèn tự kéo ghế ngồi chung , hỏi tôi quan tâm vể Sartre , có đúng vậy không ?
trả lời chung chung:
' ....ảnh hường văn chương hiện sinh Sartre và đồng sự, không chỉ ảnh hưởng tới nước chúng tôi từ trước 1975 ở Saigon- mà ngay ờ Pháp - đã có một cô nàng tên Monique chỉ đọc văn hiện sinh, rồi chán chường không thiết sống, bèn tự vẫn đấy thôi ? Riêng tôi, thật không ngờ bữa nay ông Éribon lại nói về Sartre - mà chương trình giới thiệu : bàn về khoa học nhân văn ở Pháp vào những năm 50 ? Cũng có thể nói rằng : nhân vật có thực ngoài đời , cô Monique đã sống quá tích cực hơn cả nhân vật trong văn chương hiện sinh Sartre? Trái lại, Sartre lại rất ghét một lối dấn thân khác- chắc chắn ông Eribon đã đọc Văn chương là gì / J..P Sartre ? - ngay câu viết đầu trang, Sartre đã phê phán : 'Anh muốn sống dấn thân ư - một tên trẻ tuổi ngu xuẩn viết vậy - còn đợi gì mà không ghi danh vào đảng CS? *
----
* Qu' est ce que la littérature / J.P. Sartre - ( Gallimard, Paris, 1948 ). Saigon trước 1975, đã có bàn việt văn Nguyễn văn Tạo. ( Văn chương là gỉ?- Chi Lăng xuất bản, Saigon, 1968). Sartre viết :'... Si vous voulez engager, écrit un jeune imbécile, qu' attend vous s' inscrire vous au
Parti Communiste ?'
Robert Lacombe, tùy viên báo chí sứ quán Pháp ở Hànội, bây giờ mới lững thững đi tới phía bàn các nhà văn phương tây đang đợi. Và Lacombe vửa cười vừa nhắc lại lời mời các nhà văn tp. HCM tới quán Hoa Ban , mà chủ quán là tay viết văn tên Nguyễn huy Thiệp .
- không thấy ghi trong chương trình nghị sự, vậy thì, được tự do lựa chọn , đúng thế chứ ? tôi hỏi lại, và Lacombe gật đầu.
Lý Lan ngỏ lời khuyên nên đi, vừa được ăn ngon, vừa làm thông dịch viên cho cô. Lý Lan rất có cảm tình với diễn giã tây Éribon, người cao ráo, nói rất hay, lịch sự với phụ nữ số 1 , tiền bạc rủng rỉnh, chứ không bủn xỉn, hà tiện như bạn trai cô mời đi uống nước, người thì lùn, mặt tròn như nàng Hằng Nga, uống xong, xách đít đi trước, giớ tay bye bye , tay kia giữ chặt bốp túi quần sau!.( nghĩ thầm, cô văn sĩ này xón lấy chồng tây đấy thôi !)
chưa có định đi hay không, trước mắt, tôi lấy xe đạp chở Lý Lan dạo quanh bờ Hồ đã , sau đó ,tới thăm Đỗ Phương Quỳnh. Lý Lan đồng ý ngay, trên đường đi, nhớ đã đọc 1 bài phỏng vấn ngắn về Nguyễn huy Thiệp - tờ báo hải ngoại giật tít rất khêu gợi :
' nhà văn phản chiến Nguyễn huy Thiệp rửa tay gác kiếm '
phía dưới thêm surtitre:
' Mỹ bỏ cấm vận, nhà văn phản chiến ngưng viết, quay sang kinh doanh hiệu ăn Hoa Ban ..' - bài viết ký tên Đạm Thúy & Trần Minh .
phóng viên báo hải ngoại đặt câu hỏi:
H: -... rất nổi tiếng, nhưng cũng có thăng trầm, có lúc nào anh bị đối xử thiếu công bằng không ?
Đ : .. tôi ( NHT) không bao giờ nghĩ mình bị đối xử bất công, mà tôi cũng không đòi hỏi được đôi xử công bình. [ bởi ] điều đó vô nghĩa [ đối ] với bất cứ ai ( ....) Danh tiếng rất hão huyền, tôi đã 46 tuổi... già rổi, ở tuổi này có nỗi đau sẽ thấy đau hơn, có nỗi nhục sẽ thấy nhục hơn, không như khi người còn trẻ ...
vậy thì, tôi có ý định thử đến quán ăn để biết mặt người bằng xương, thịt, tác giả truyện Phẩm tiết, viết thật tài tình, nói lên nỗi nhức nhối, hằn đòn, nhục nhã của viên tướng hưu về già.
nữ văn sĩ Đỗ Phương Quỳnh sắc sảo, khá xinh, duyên dáng, có sức hút đàn ông như nam châm hút sắt - chỉ mấy ngày rong chơi ờ Saigon ( ở nhở nhà Ý Nhi ) , tay thi sĩ H.O Tô Thành Tài van vỉ, nhờ cậy Ý Nhi giới thiệu- với lời có cánh về anh ta - để Quỳnh liếc tới thân phận tôi trai háo sắc. Cô Quỳnh này nhiều người để ý lắm - thi sĩ thuộc loại via ( già ) Hoàng Cầm khoái được là trâu già thích nhai cỏ non - rồi tới một dịch giả: dáng cao ráo, bảnh , có học vị, dịch Papillon người tù khổ sai / Henri Charrière rập rình đóng vai tên tù khổ sai riêng của nữ chủ ngục họ Đậu * ?
-----
* xứ Thanh, họ Đỗ đổi thành Đậu.
Lý Lan ngồi sau ngồi phía sau, hai tay nắm chặt yên, miệng lải nhải:
'... đi đi mà, mấy khi có cơ hội tới quán ăn Hoa Ban, ăn không phải trả tiền, riêng tôi rất muốn gặp ông É..mới diễn thuyết về Giăng -Bôn-Xạc ấy, vừa đẹp trai , người cao ráo, nhìn bắt mắt ngay. Đi đi ông P... ơi !!!
Phương Quỳnh ở trên gác lầu 1, trong phòng treo nhiều tranh của nhiều họa sĩ tài danh. Gọi là dealer không mấy sai, khách tây thích tranh, cô bán với giá chắc không rè, cô cũng từng viết đôi ba truyện ngắn để được gọi là văn sĩ, mọi người nhìn vào cô đều thèm muốn.
gặp nữ văn sĩ Lý Lan, Phương Quỳnh rất niềm nở, nhận sách tặng, rối rít khen tác giả trẻ, đẹp. Quỳnh cho biết có đọc một đoạn ký giả Passiscousset phỏng vấn Lý Lan đăng trên tạp chí Le Mékong .* :' cô ta rất có cá tính, không chịu cho tổng biên tập sửa bài, nếu làm vậy, cô ta sẻ nổi giận và không cộng tác gừi bài nữa' - . và quay sang hỏi tôi về Lý Lan: viết có hay không, có thật đã từ chối chức vụ ủy viên Ban chấp hội Nhà văn tp. HCM không ?
Quỳnh mời ở lại ăn cơm, đành phải từ chối thôi , vì đã được mời tới quán ăn Hoa Ban / Nguyễn huy Thiệp ở bên kia sông - và tôi cảm thấy không nên trò chuyện lâu - một anh chàng trạc 40 ngoài ngồi im như miệng ngậm quả thị, mặt lạnh như tiền, bực rọc mà đành nén xuống - hình như tay này đang courir le jupon Quỳnh, thì bị chúng tôi phá đám !!!
-----
* '... Moi, je propose mes histoires à mes amis les rédacteurs en chef et c' est à prendre où à laisser. Soit ils publient l' intégrale, soit rien du tout, je ne supporte pas qu'on change quoique ce soit à mes textes. Les responsables des publications savent que s' ils ne respectent pas les règles; je me fâcherais et nous ne travailler plus jamais ensemble...'
Lý Lan ( 1957 - ): Một chút lãng mạn trong mưa ( 1968) - Chiêm bao thấy núi ( 1990) - Đất khách ( 1995) , sinh năm 1957 ở Thủ dầu Một - cha người Quảng Đông ( Trung quốc) mẹ người Bình dương (Việtnam).
thấy tôi chở Lý Lan bằng xe đạp, Quỳnh cho biết, tiếc quá chiếc xe gắn máy Honda đã cho một người bạn mượn, chứ chở người đẹp rong chơi bằng xế điếc * thì mệt thật !
---
* tiếng lóng chỉ xe đạp.
trả lời Phương Quỳnh, đạp xe đạp tuy mệt, dễ xâm nhập vào Hànội hơn, ít ai nhòm ngó. Giả thử Phương Quỳnh là người phải theo dõi đối tác chẳng hạn :
"... này nhé. như cô chẳng hạn, quen đi xe gắn máy Dream để theo một anh chàng trung niên đạp xe đạp cọc cạch lang thang - chừng như muốn cụp xương sống- tưởng đi những đâu, làm gì, nói chuyện với ai , bàn bạc cái gì - nhưng không, chàng trung niên gàn bát sách đã dám lao xe đạp từ trên cao xuống dốc Nghi Tàm như ngày xưa - và - tuyệt nhiên không còn thấy ấu vết đâu là hồ tắm Quảng Bá. Bây giờ đây,Hànội đầy rẫy biệt thự , nhà cao tầng cho ngoại kiều thuê; riêng đê Yên phụ, rất nhiều nhà xây lên không phép bị đập đi, nhưng còn lại duy nhất trơ trọi 1 ngôi nhà không bị đập phá , sừng sững đứng thắng, không nghiêng ngả sang phải, qua trái , như có ý thách đố:
'.. cho ăn kẹo đứa nào đám phá nhà của ông đấy ?'
vậy thì, cô Quỳnh ạ, có đi theo tên khố rách áo ôm, lẩm cẩm kia -miệng lẩm bẩm chữ và nghĩa -văn và chương - thơ và phú - óc tối tăm , lú lẫn .. .- cần gì phải biết hành tung hành tiếc tên phải gió làm gì... cho mất công, tốn sức ! ? .
Phương Quỳnh nghe xong, cười, phán: anh đang viết tiểu thuyết tự sự đấy à ?
nhìn tôi chở Lý Lan ngược về hướng Cửa Đông, nơi trọ chung phòng với Minh Ngọc, Kim Cúc - cô ta vẫn nỏ mồm tra hỏi: ... đã nói điều gì khiến ông phật lòng không tham dự bữa ăn, nếu có ai hỏi, tôi phải nói sao cho lọt lỗ tai đây ?.
tới Từ Liêm đã 8 giờ tối, cô giáo Hoàng lương Thái chủ nhà cho tôi ngủ trọ ( vợ Kiều liên Sơn ) nghe tiếng gõ cửa , ra mở , ngạc nhiên :
' sao bác báo đêm nay về nhà muộn cơ mà ?'
cháu Trung hỏi tiếp mẹ :
' vậy bác về sớm thế, có mua kẹo cho cháu không ? ' []
thế phong
( trích HANOI 40 NĂM XA... / THẾPHONG -
Nxb Thanh niên in lần thứ 1, năm 1999 - tr. 44 - 60 - BÀI TU CHỈNH : tháng 9/ 2013)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét