Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

nhà văn hậu chiến 1950 - 1956 / thế phong : linh bảo - 26


                                                                       Tiết 3

                                                                     LINH BẢO

             Tiểu sử.-

     Linh Bảo tên thật Võ thị Diệu Viên, sinh 14- 4- 1926 ở Huế. Chị ruột nữ sĩ Minh Đức- Hoài Trinh * , em gái nhà văn quân đội  Thạch Hà ( Võ Sum)  ., con gái tổng đốc  Quảng Nam : Võ Chuẩn.   19 tuổi bắt đầu tập viết văn, truyện dài đầu tay; tập phóng sự ngăn Chồng chung (  bút danh  Hương Thơ), kể lại thảm cảnh kiếp chống chung .
    Năm 1945, thi sĩ Phan khắc Khoan ** dư định xuất bản tập ký sự  này, nhưng xảy ra cuộc chiến tranh, bản thảo bị thất lạc.
-----
*  MINH ĐỨC-HOÀI TRINH , tên thật  Võ thị Hoài Trinh. Sinh ngày  15- 10- 1930  ở Huế,   từng sống ở Liên khu IV, rối  Saigon, và năm 1953 sang paris, sau sang Huê Kỳ.   Trở lại  Saigon 1963 một thời gian, viết báo Bách khoa, Văn nghệ tập san ( 1955).. Tác phẩm: Lang thang ( 1960), Thư sinh ( 1972), Bơ vơ ( 1964), , Thiên Nga ( 1965), Sám Hồi ( 1967), Trà thất ( 1974)  v.v...  Ban đầu ký Minh Đức, sau một tác giả nam ký Minh Đức, bà  ghép tên thật vào bút danh
 MINH ĐỨC-HOÀI TRINH. 
 ** xem Thi nhân Việtnam  / Hoài Thanh+ Hoài Chân, Nguyễn đức Phiên xb, Hanoi  1941 ).

    Tác phẩm xuất  bản: 

    Gió bấc ( Phượng Giang, Saigon 1952) ,Nhất Linh tuyển chọn - tác phẩm  gíá trị  văn chương có thể xếp ở  hàng đầu bình diện văn nghệ hậu chiến, tac phẩm đầu tiên được gọi là tiểu thuyết chính trị đúng nghĩa. . Đóc tiểu thuyết La vingt cinquième heures  La seconde chance / Virgil Gheorghiu *, hoặc La Chute, L'Exil & le Royaume/ Albert Camus.-  đọc giả biết được hình tượng thời thế và chủ nghĩa chính trị áp chế đời sống con người diễn tiến  ra sao ?
----
* tạm dịch: Giờ thứ hai mươi lăm, Cơ may lần hai đã được chuyển việt ngữ  đăng báo, in sách. ( Chú thích sau ) 

    Linh Bảo hiện  làm việc tại  Lãnh sự quán  VNCH  ở Hong Kong, Linh Bảo viết khà nhiếu truyện ngắn, ban đầu đăng trên tuần báo Mới ( chủ nhiệm: Phạm văn Tươi, Saigon, 1953).  Tác giả cho biết tác phẩm  bà viết ra, từ ngay thời kỳ đầu đến bây giờ, đọc giả  vẫn tưởng bà  là  nhà văn nam.
    chẳng có gì là  ngạc nhiên,  ngay ký giả cũng không hơn đọc giả- trước đây, trên  tuần báo Việt chính
( chủ nhiệm Trần hồng Nam , Saigon 1955 ông Viết Tân ( Hồ Nam )  từng loan tin  văn nghệ :   " Gió bấc  tiểu thuyết  của  nhà văn nam Nhất Linh mới xuất bản ... " 
    đọc Gió bấc  hiểu được diễn biến tâm trạng  tác giả đã hòa hợp bối cảnh chính trị, trong đó có cô gái sang Trung hoa du học rời va chạm với hoành cảnh xã hội Trung quốc ra sao ?
 
    Phân  tích tác phẩm chính.-

    Truyện ngắn  Linh Bảo đăng trên tuần  báo Mới không có gì đặc sắc.  Hơi văn dài hình như không phài để viết truyện ngắn, nói thế,  chỉ  có  ý nói tác giả  viết truyện ngắn thuở ban đầu không trội mà thôi . Sự nghiệp văn nghệ  hiện  của Linh Bảo là tiểu thuyết Gió bấc.
    cốt truyện giản dị, nhưng bề sâu vô cùng sâu sắc.   Nhân vật chính, một nữ sinh - cô Trang mắc bệnh xuyễn.  nàng được sinh trưởng trong một gia  đỉnh khá giả , có thể nói là  gia đình phong kiến tư sản .  Bà mẹ của Trang là người ít săn sóc tới con cái; mẹ Trang một đạo Phật cực điểm, nhiều khi  tới cực kỳ vô  lý, có lần đã làm hao sụt quỹ gia đình trầm trọng.   Ba Trang về hưu, gai đình rời về miền quê sinh sống, nhưng không được yển ổn, bởi cuộc chiến bùng nổ  gia đình lại  tan nát, riêng Trang bị lạc.  Tử đấy, nàng bắt đầu sống  đời tự lập đầy gian cực nhọc, gian lao. Trong tâm trí Trang, nàng ấp ủ mộng đi du học, và lần này cơ hội tới , thế  á nàng qua Hong Kong.  Ở đây., mức sống cam go, khó khăn, bởi đồng đất nước người, nhưng, nhờ bạn bè đồng hương trợ giúp.   Và Trang được đi nhiều nơi, nghe được chuyện , nhiều mẩu đời luân lạc. Trang còn mắc bệnh xuyễn,  sinh kế eo hẹp, tiền bạc  thiếu thốn,  phải sốc vác tìm  kiếm  việc làm . Chủ một hiệu  làm răng giả ỷ có tiền của,    thấy người làm  đẹp mắt , thường rủ đi dạo mát.  Nàng từ chối thẳng thừng, nên bị đuổi việc,  lại đau ốm trong khi thất nghiệp.  Nhờ một đồng hương,  tên là  Bình săn sóc, sau ân nhân ngỏ lời cầu hôn và họ thành vợ chồng.

       Cốt truyện giản dị, bố cục dàn bài , từng tiểu mục ghi chép lại nếp sống đã trải qua,  các chế độ chính trị thay đổi.  Sự ghi chép này rất bình thường, khách quan,  như không thêm bớt ý tác giả, nhưng, thực ra  ẩn chìm chủ quan  định hướng đãi lọc rất khéo.   Nghệ thuật viết tiểu thuyết luận đề rất thành công, thêm lối văn trong sáng, hấp dẫn người đọc.   Ý tưởng , thái độ suy diễn trong tâm trí Trang được giãi bầy tương thích  bối cảnh xã hội.
    vào chuyện, tả cơn gió bấc thổi  ở ngoài kia , đã lùa vào bệnh tật nhân vật chính như thế nào :

     "... từ thuở bé  cứ mỗi lần gió bấc thổi là Trang lại thấy lo lắng, sở hãi, như người sắp bị đem ra hành tội.  Hơi gió lạnh từ từ thấm dần vào cơ thể người.  Trang mệt nhọc như có một cái gì đè [ lên] ngực, làm hơi thở nàng gấp bị ức và nghẹn ngào.  Từ trong phổ Trang, một âm thanh nhè nhẹ, nhưng những lúc gió bấc thổi mạnh hay ban ngày làm việc  nhọc mệt, thì điệu đàn của nàng trở nên thống thiết vô cùng ..."

    Trang bị bệnh xuyễn , nhất là vào đêm đông, khi mọi người ngon giấc, thì Trang lo lắng sợ hãi, như  có một cái gì đè lên ngực khiến nghẹt thở. Tác giả tả  thật thống thiết :

     "... với Trang thì trái lại, nàng tưởng như dám đánh đổi mấy mùa hè sống bên cạnh một người không yêu, để được giâc ngủ ngon say trong một đêm đông có gió bấc thổi, cạnh một người yêu ..."

    người cha liêm khiết, một ông bố tốt trong sạch, Linh  Bảo nhìn bố với con mắt giễu cợt, giọng văn mai mỉa  :

     "... trong làng quan trường, người ta làm thế để thăng quan tiến chức thì ba trang chỉ biết cố gắng làm việc và cố gắng hơn,[ thì] ông càng chậm thắng quan tiến chức.  Cái giá trị độc nhất của ông là sách và thuốc lá ..."

   tả người mẹ quý cháu hơn con, thêm tính đồng bóng, tác giả nhận xét tỷ mỷ từ giọng nói quen thuộc, đúng như thành  ngữ mô tả :

     "... còn mẹ Trang cả ngày chỉ lo thu và thu vén bớt sự tiêu pha, ăn mặc, và tần tiện cả tình thương của các con để chia cho bọn em và cháu mồ côi.   Những giờ phút rảnh rang, bà chỉ đi chùa, đi  đền.  Tu bổ chùa này miếu nọ, cùng ăn mặc cho các thầy tu, bà vãi; đó là cái thích duy nhất của mẹ Trang. ' Người ăn thì còn con ăn thì mất '.."

    tả anh em, họ hàng ham  mê ăn uống, dựa vào tinh thân thuộc  với ba mẹ Trang, nhớ ngày giỗ kỵ và thuộc lòng như vẹt.  Linh Bảo có giọng văn giễu cợt, châm biếm sâu cay :

     "... bọn Trang đặt cho ông bác họ cái nên ấy  chè, xôi, chuối   thực không ngoa , vì nhà ai có chuối, chè, xôi là thấy bóng ông cắp ô đến.  Ông  thuộc vanh vách nhà ai, ngày nào có giỗ to hay giỗ nhỏ, giỗ ông nội, ông cố, ô ng tứ đại ngũ đại gì từ đời ma nào ấy.  Nếu con cháu có nghĩ rằng các cụ chết còn đòi quà chắc đã đi đầu thai ráo cả; thì ông đến nhắc : " Anh nói mới vô lý chứ!. Không có  ông bà  sao lại có mình !..."

    đến giai đoạn cách mạng bùng nổ, gia đình trang  lại thêm tan nát.  Nàng bị bắt với số tiền thật lớn không phải của gia đình, mà số tiền kia có được,  là nhờ được hưởng hoa hồng từ lái buôn thuốc phiện chia phần.  Nàng muốn dùng số tiền ấy đi du học, nhưng mộng dang dở, khi trang nghĩ đến :

     "... Trời hỡi !  Trang tự mắng thầm mình tại sao  lại ở trong cái giai cấp không may ấy !  Mà ngót 19  năm trời làm con quan, Trang đã được hưởng những gì và đã làm ra cái tội gì ...?

    ở trong tù, nhớ gia đình,  tác giả qua nhân vật Trang tưởng nhớ lề lối, cách sống ,giáo huấn của mẹ ngày xưa :

     "... mày muốn khôn hơn tao à ?  Con gái học [ cho] lắm [ cũng] vô ích, nhiều chữ có nấu chữ mà ăn được đâu, con gái học cho nhiều chỉ tổ cứng đầu cứng cổ, viết thư cho trai,[ chứ]  được
 ích gì ...?"

    lúc ấy Trang tinh nghịch, nghĩ thầm:

     "... viết thư cho trai cũng chẳng xấu, nếu đến thư cho trai cũng không viết được, phải nhờ người viết hộ mới xấu chứ ...?"

    không chỉ trích ba mẹ, tác giả  không cho nhân vật nói thành tiếng, mà chỉ là ý tưởng phản ứng thầm - nhưng vẫn đúng -  ấy là đoạn dưới đây -  tả về tình thương một người mẹ phương đông đáng kính :

     "... sự thực, tình thương con của mẹ Trang cũng nồng nàn, nhưng tình thương ấy chỉ biểu lộ ra với những đưa con ở xa, những đứa con của một đời khác và bây giờ tự nó có riêng một cuộc đời. .  Những lúc ăn, lúc ngủ; không lúc nào mẹ Trang không nghĩ đến  những đứa con xa xôi ..."

    Linh Bảo không quên từng mẩu chuyện nhỏ rất dí dỏm trong bữa ăn gia đình xa xưa, tác giả viết lại với giọng châm biếm nhẹ nhàng, lại  rất đanh thép :

     "... ông cụ Phú thế mà biết quý vợ đáo để, hôm qua ông ấy nói với bà trước mặt tôi :" nếu ai đúc một con người vàng, to bằng người thực mà đổi  [ thì ] tôi cũng không đổi ..." 

     ba của Trang nghe được, bật cười , bảo :

     "... Thế sao mình không hỏi; " nhưng nếu là một con người bằng xương thịt thực thụ, chứ không phải bằng vàng, trẻ  hơn bà cụ những 15 tuổi và chỉ béo bằng nửa cụ bà thôi, thì [ ông] cụ 
nghĩ sao ..?" ... chi em Trang đều cưới ủng hộ ba, còn mẹ Trang thì có vẻ tức bực lắm !..."

    người đọc còn thấy được tính nông nổi dễ tin các bà ưa nịnh - tính đàn bà này khá điển hình,  chẳng hạn những pha làm nũng chồng rất thực thà trong sự vụng về, ấy là,  đoạn  tả Trang bị bắt giam, ở chung với nhiều hạng người :

"... À, tam dân à,  tam là ba, dân là dân.  Tam dân  là dân có ba thứ: mộtquan, hai là nhà giàu, ba là thường dân."

     mỉa mai rất tế nhị  đối vơi người biết ít lại thích  khoe, đúng châm ngôn phương tây: thùng rỗng kêu to ( les tonneaux vides font des bruits ) và tả cái ghen của vợ ông  tuần phủ, tác già có giọng văn hài hước rất riêng

       "...tôi đến thăm anh chị với mục đích  xin anh chị 1 đứa con. ( Trang vội vã chạy đi, loan báo cho tất cả anh chị em bết cái tin ghê gớm ấy và người nào cũng lắc đầu ):
     - Không, em không đi theo cái bà Sài Gòn ấy đâu ?
    - Em cũng không, em ở nhà cơ.
   Đêm hôm ấy, Trang ngủ bỗng giật mình thức dậy, ngạc nhiên thấy mẹ mình nằm cạnh, ôm chặt lấy mình [ rồi] mê hôn Trang - nhưng, sao mặt mẹ lại ướt đẫm cả nước.  Trang úp mặt vào lòng mẹ ngủ lại, vơi cái kiêu hãnh được ngủ với mẹ, vì mẹ thường ngủ với ba cơ mà ... Mãi về sau, Trang mới hiểu, bà ấy xin một đứa con chưa đẻ để bà đẻ cơ.  Và Trang mới hiểu tại sao đêm ấy mắt mẹ Trang lại ướt ...'"

   không là chuyện đời mình sống trải, hẳn ít ai ngờ đến trường hợp đó.  Nhớ là  tiểu thuyết Gió bấctự-sự-kể ở ngôi thứ 3 - mà Linh Bảo  đã gửi gấm trong văn chương tự sự ' Gió bấc'.  Qua tiểu sử tác giả, năm 19 tuổi 1945, bị bắt, nàng than :".. Trời hõi ! Trang tự mắng thầm mình sao lại ở trong giai cấp không may ấy.  Mà ngót 19 năm trời làm con quan, Trang đã được hưởng những gì và đã làm những cái tội gì .."? ( trang 28) . Rõ ràng nhà văn viết tự- sự  tả tâm lý thật cừ ,và  tác giả được đọc giả yêu thích  như đọc tác phẩm văn chương chính trị  Một linh hồn / Thụy An- Hoàng  Dân.

    chỉ một cảnh nhân vật tự xách  thau ra hồ để  tắm, khi hàng xóm đã ngủ cả, đó là cảnh du học sinh sống cơ cực bước đầu ở Hong Kong :

     "... trong cái hoàn cảnh đó, Trang phải dẹp cái tiểu thư của mình lại; chiếc thùng tắm nhỏ cũng không dám mua, mỗi đêm đợi đến 11 giờ, hàng xóm ngủ cả, rồi mới dám xách thau ra hồ để tắm . Chung quanh nhà chỉ vài chục thước, là  có cái hồ nước trong xanh, bên bờ đầy những liễu rủ.   Những hồ nước công cộng cả xóm, bn ngày là rửa mặt, rửa rau, vo gạo, giặt áo av2 ban đêm là tắm rửa ..."

     thực trạng xã hội Trung hoa dưới thời Tưởng giới Thạch -  kinh tế tụ túc yếu kém ,chỉ trông chờ ngọai viện và tình hình chinh trị quốc nội bị chi phối mạnh, kể cả hạ tầng cơ sở.   Tác giả tả thực cảnh trạng đó, kể cả hành động chính  trị biến thái qua  tiểu thuyết, nói lên  hiện cảnh  sa sút nền phong kiến Trung hoa đang dần lao xuống vực thẳm  :

     "... những ngày êm đềm  quá, tiếp đến là những ngày sóng gió.  Vì nguồn kinh tế bấp bênh của nước Tàu, trong tay nắm một mớ giấy bạc, hôm qua còn đáng giá một  tạ gạo, sáng mai có khi chỉ còn một đấu bắp ngô. Giá thực phẩm và giá trị đồng bạc cứ theo với các trận đánh nhau, thắng hay bại mà lên xuống.  Cộng quân sắp sửa đem quân vây Nam kinh.  Giá gạo tăng lên vùn vụt.  Bạc giấy chỉ giá trị như một mảnh giấy thường nhỏ bằng hình dáng của nó..."

    kết cục, quân đội Tưởng rút lui, vẫn không quên hối lộ, bệnh làm tiền lẫn nhau càng phát khởi mạnh hơn bao giờ, tác giả ghi lại, đọc lên , thấy chua  chát, và dễ dàng hiểu tại sao quân  lính  Tường thất  trận nhanh chóng  đến vậy :

     "... Trang còn nhớ đêm hôm ấy, cả bọn đều ngủ ngồi trên xe trong một khu rừng, vì chiếc cầu đắng trước đã bị phá.  Đoàn xe hơn 90 chiếc phải từ từ lội xuống sông.  Tính ra ngày mai mới đến lượt xe Trang; vì mỗi chiếc qua sông mất đúng 15 phút.  Nhớ đến một tỉnh nào, họ cũng lấy phần lương thực gấp 5, 7 số người.  Trang không hề thấy có sự điều tra hay  khám xét nào, nên nàng biết rằng các quan đã có ăn cánh với nhau để bóc lột chính phủ.  Số xe  độ 100 chiếc thì họ khai 500 và lãnh đủ dầu xăng, lốp xe và các phụ tùng khác.   Cứ mỗi khi đến một tỉnh nào, mấy đêm đầu Trang cũng không ngủ được vì  đêm các quan mới cho lính lăn các thùng dầu xăng ầm ĩ cả lên.  Thì ra họ gửi bớt đi, đổi lấy vàng mang theo cho nhẹ. Không những gửi số dầu thừa, họ còn gửi cả một nửa số cần dùng, khi xe chết  nằm lì bên đường trong một khu rừng hay ngọn đèo nào đấy,  họ phái một chiếc xe con đi báo tin cho một địa phương gần nhất cho dầu xăng đến cứu.   Còn một cách làm tiền nữa là nhặt nhạnh những hành khách chạy loạn trên đường.  Cứ một đồng cân vàng hay 6 đồng bạc là có thể đi được một quãng đường độ 50 cây số ..."

    tả cảnh khổ của nhà cách mệnh Việtnam, kẻ chiến bại có tên Nguyễn hải Thần, hoặc những ai chung cảnh ngộ  :   chôn vùi  lý tưởng ở hải ngoại không hẹn ngày về, dưới mắt nữ văn sĩ Linh Bảo: cảnh khổ nào kia vô cùng bẽ bàng, thảm hại !  để rồi thương xót cảnh lên voi xuống chó- một điều nhà cách mạng thất thời thì thất thểu  chăng ai là không biết .  Và Nguyễn Bính thi sĩ chỉ làm thơ trữ tình,  vẫn không quên thân phận họ, thốt  lên qua 2 câu thơ  tuyệt vời ;  Hỡi ai đi gió về mưa có gây dựng nổi cơ đồ gì không ? người đọc biết thêm được kết luận sẽ đi về đâu, dầu rằng tác giả không khêu  ra,  thì họ vẫn tự lĩnh hội được :

    "...  cả bọn kéo đến thăm cụ Nguyễn * , người đã có  cái lịch sử cách mạng hơn  40 năm, nhưng nay chỉ là một ông cụ già nghèo nàn, hai mắt gần như mù, sống với một bà vợ Tàu trẻ và một đàn con lớn có, bé có.  Cụ  cất giọng sang sảng:
        - Các anh làm thế nào chạy hộ tôi 10 đồng, nếu không, thì 8 hay  6, 4 , cùng là, thì 2 đồng cũng được .
    Lúc Trang hỏi thăm đàn con, cụ trả lời :
    - Ấy, các cháu đi đánh du kích cả .
    Trang ngạc nhiên hỏi:
   - Thưa cụ, đánh du kích ở đâu ?  Nhưng các anh chị ấy còn bé lắm cơ ?
    Cụ cười:
    - Không , đây là tiếng riêng của chúng tôi.  Hôm nào nhà có gạo thổi cơm ăn thì gọi là  lục chiến, nấu được cháo là  thủy chiến không có gỉ là  không chiến.  Còn nếu không chiến lâu quá thì chây sang các nhà hàng xóm quen biết ăn, đấy là  đánh du kích . 
    Lúc từ giã căn phòng tối tăm bé nhỏ chỉ vừa  đủ để 1 cai giường và còn thừa 1 tí làm chỗ để chân, thấy Trang có vẻ ngậm ngùi, bảo :
   "... khi xưa cụ cũng đã có một thời kỳ oanh liệt, tiếc vì cụ chỉ có lòng mà không có tài, vả lại có nhiều quân sư quạt mo quá.  Giá cụ cứ nghe lời 1 người thôi thì chẳng đến nỗi nào, nhưng cụ lại nghe tất cả, thành ra cái gì cũng không thành.  Hôm cụ nghe lời quân sư này ủng hộ nhóm này, ngày mai cụ lại nghe lời quân sư khác mà đả đảo họ,  mời phóng viện các báo[ rồi ] tuyên bố ầm ĩ lên, nhưng ngày kia cụ lại nghe một quân sư khác nữa mà viết thư xin lỗi ..."
------
* Nguyễn  hải Thần  ( BT

     mổ xẻ nột tâm  con người , Linh Bảo cũng tỏ ra rất  tinh tế, lại xuất sắc là khác !  Khi đàn  ông yêu đàn bà, họ có cảm tưởng người ấy riêng thuộc về họ; đâm ra xoi bói nết xấu như không muốn họ đươc ân huệ để yêu người đó mãi; hay đúng hơn yêu người ấy, được danh dự phần hơn về mình.  Còn yêu được dễ chán, được yêu họ coi  là diễm phúc, chẳng qua đó là tâm lý thèm yêu và khát vọng yêu thì vô biên !  Đoạn văn rất tâm lý, Linh bảo tả nhân vật nam tên , anh ta  tưởng mình đã yêu được Trang, nên tự ý như muốn dãy ra :

    "... Đàn bà sinh ra  là để làm nô lệ cho đan ông, ai mà yêu tôi thì [ sẽ ] đau khổ.  Tôi rất ghét và ghê sợ đàn bà  Người đàn bà nào mà dây vào tôi thì đến khổ cả đời ..."

    Trang vào đại học được ít lâu, thì chế độ thay chủ, tác giả tả về chế độ mới :

   ".. trường đổi hiệu trưởng, đổi giáo viên, đổi khóa trình.  Các bạn trai đầu để bù, giày không dám đánh bóng, áo giặt không *.  Những món tóc quăn theo lối Âu Mỹ của các bạn gái bị nhát kéo vô tình cắt ngắn biến thành lối tóc thợ thuyền và những chiếc áo dài tha thướt do các tay thợ khéo ở Hương Cảng **  cắt hay những chiếc váy đầm màu sắc rất trẻ trung được xếp xuống tận đáy hòm, thay vào bằng chiếc quần vải xanh, theo lối công nhân trong xưởng máy.  Ánh thái dương tắt rồi, mọi người đang lần mò một lối đi thích hợp với thời đại mới dưới ánh sao ..."
----
*      ủi ( tiếng miền Nam )
 **  Hong Kong. 

    sinh viên  ngoại quốc đối với chế độ mới, họ khôn ngoan hơn khi đối đáp - Linh Bảo thản nhiên bàn về chủ nghĩa Cộng sản bao hàm nhiều hình ảnh đới sống mới  :

    "... chúng tôi tuy là do chính phủ Nam Hàn  * phái đến, nhưng tâm hồn chúng tôi vẫn gửi ở 
Bắc  Hàn ** từ lâu.
       và hơn nữa, họ rất chịu khó học thuộc lòng mấy đoạn sách tiến bộ, hể có dịp là đọc một thôi không ngừng: ' Mao chủ tịch bảo rằng... Lênin bảo rằng... Xit-ta-lin bảo rằng ... '
-----
*    Hàn quốc
**  Triêu tiên 

     tự mổ xẻ  thời quá vãng, phủ nhận thời quá vãng, ở con mắt  nhìn tiến bộ hôm nay, tất cả mọi người thể hiện - vậy thì - sinh viên  nước ngoài phải thực hành gắt gao hơn để tỏ sự trung thành :

      " ... nhưng dù khéo léo  đến đâu cũng không thoát khỏi sự nghi ngờ.  Cả bọn đều bị kiểm soát rất nghiêm  khắc về tất cả mọi phương diện.  Mỗi người phải khai 1 bản lai lịch như một cuốn tự truyện từ lúc mới lọt lòng, không được bỏ soát một năm tháng nào, và điều quan trọng nhất là hiện thời lấy tiền ở đâu mà tiêu ?  Sau khi quá lao lực và không đủ khả năng sức khỏe, sinh viên mắc bệnh lao ..."
...  Vì  tất cả các duyên cớ có bệnh lao lan truyền rất nhanh chóng, lúc đầu chỉ mới 40 người, đã tăng lên hơn 100 học sinh bị,  thường khạc nhổ bậy bạ một  cách tự nhiên .  Riêng Trang, lo sợ hơn ai hết, vội vã đi chiếu phổi và lúc kể lể với người bác sĩ già cái bệnh tiếng đàn đêm đông* của mình, ông ta chỉ gật gù mỉm cười. " Dìn đường pách chúc  / không đủ chất bổ mà thôi ". Và lúc Trang đến được phòng lĩnh thuốc mới ngẩn người ra, vì cái đơn, ông ta cho Trang là 100 viên vitamine ..."
-----
* bệnh xuyễn 

     chán vì bệnh tật, càng chán hơn đối với bệnh thời đại, từ chế độ  Tưởng thống chế Quốc dân đảng  đến chủ tịch  Mao trạch Đông, thật ra con người ấy muốn gì trong tiểu thuyết tự-sự Gió bấc?  Có thể,  Linh Bảo muốn ẩn mình trong 1 tôn giáo nào đó, như  tác giả Faux passeport / Plisnier *, hoặc  Malraux / Les conquérants ** hoặc La voix du silence *** trực tiếp đầu hàng tôn giáo, hay làm một René Hardy **** từ Amère Victoire đến   Le fer de Dieu  -   tranh chiến mỏi mệt , cuối cùng qui hàng tôn giáo . Nhân vật tiểu thuyết  ẩn mình tác giả ớ Gió bấc chưa chịu khuất phục tôn giáo đề được an ủi như  mạ ngày  xưa ?   Với Trang , ưa thích màu nhiệm cuộc sống để như được an ủi tương thích :
----
*    tạm dịch : thông hành giả  - ** những kẻ chinh phục - *** tiếng nói của im lặng - **** chiến thắng ảm đảm & thanh sắt của Trời

     "... ngày ngày nghe mãi những lời ngọt ngào của bà xơ đạo đức trinh trắng dẫn dụ, lắm lúc lòng Trang cũng thấy xiêu xiêu.  Thế nhưng, những buổi chiều ngồi trên bờ biển cả, nhìn các tàu đi lại, Trang thấy tiếng con tàu hấp dẫn Trang còn mãnh liệt hơn điệu hát cầu kinh trong nhà thờ ..."

     người nữ này có bàn tay không đẹp, nhưng tình yêu không hẳn không theo định luật trời đất,  vẫn tùy hợp kết thành đôi lứa vợ chồng - chế độ ký  giaokèo chung sống để an ủi nhau, quên chặng đường  mệt nhọc trường đời .  Đôi khi, vì  bi quan,  muốn ẩn mình  nương nhờ tôn giáo, nhưng sao tôn gíáo chưa thắng  ? Vậy thì  đúng là  tình yêu thắng thần chết, như  Maxime Gorki quan niệm  :

     "... hôm nay chủ nhật,  sao anh không đi chơi ?
      Bình cười rất thực thà :
     -Tôi đến đây chả phải đi chơi là gì ?
     Với lại mỗi lúc ra cửa, chân tôi hình như chỉ muốn đưa đến đây, rồi thôi không muốn đi đâu nữa .
    Trang không trả lời, mắt Trang hình như mờ đi, và nàng không chống cự, khi thấy Bình để tay nàng lên môi ..."

      Kết luận .

     Gió bấc có nhiều cảnh tả tình đẹp, giản dị, thành khẩn, cảm động, hòa hợp tình yêu, không gò bó.  Tác giả lên án chế độ quan lại thối nát  mà chính Trang được  sinh ra từ trong cái nôi ấy, qua lối  diễn tả đối kháng  mạnh mẽ.  Có thể cho là khuyết điếm ở đôi chỗ, khi tác giả  dùng chữ chưa propre chăng ? - dùng   chữ gíáo viên cho gíáo sư dạy đại học, học sinh học ở bậc đại học đúng phải gọi sinh viên *  - tôi e  không phải tác giả không biết, nhưng  được gọi là khuyết điểm  thì chỉ là khuyết  điểm nhỏ nhặt không đáng kể.-và  Linh Bảo vẫn là nhà văn  nữ giá trị hàng đầu , viết tiểu thuyết chinh trị hay như Phạm Thái  / Năm người thanh niên của văn học hậu chiến  .[]

---
 *  chính tôi mới là kẻ mắc khuyết điểm, khi không biết rằng :  trong nền giáo dục mác xít ở Trung  hoa đại lục không phân biệt giáo viên  (  bậc  trung + tiểu học ) hay giáo sư ( đại học)  - mà cào bằng vai trò giáo viên  cho  suốt  chương trình tiểu, trung đến  đại học.  ( TP chú thích sau ) .   

                                                                                                                            (  kỳ sau : Triều lương Chế

        thế phong
      

   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét