Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

gió lộng, truyện ngắn của nguyễn thị bích nga (usa) / vuthanhhoa.net)

gió lộng/ nguyễn thị bích nga
< vuthanhhoa.net>


                                               g i ó  l n g
                                                      nguyễn thị bích nga


                                                                 nguyễn thị bích nga  [ 1961-    ]



 a)  Hồi còn ở Sài gòn, mỗi lần gió lộng, mỗi lần chị em tôi chạy ra khỏi cổng, đứng giữa đường con hẻm vắng, quơ chân, múa tay kêu gào như 2 đứa bé trong truyện Nhặt lá bàng/ Nhất Linh: " Gió nữa lên! Lạy trời, gió nữa lên !."

Gió mạnh kéo về từ đâu không biết, vù vù thổi muốn bay mấy đứa nhỏ, tóc cột túm đuôi gà; chân tay gầy ốm, khẳng khiu. Thường thì sau đo là trời bắt đầu lắc rắc mưa; mấy chị em tôi lại chen nhau chạy vào trong cổng đứng; và, đứng đó nhìn mưa rơi.  Nhưng nếu chỉ có gió lồng lộng mà trời vẫn không chịu nưa, chúng tôi cứ tiếp tục đứng giữa hẻm la hét,  cho đến khi nào bị người lớn thò đầu ra chửi mắng, mới chịu thôi ...

Đã bao năm trôi qua rồi không biết nữa; con bé cột túm đuôi gà, chân tay gầy ốm khẳng khiu của năm nào; giờ đây đã trở thành bà nội'ở tuổi 50.  Không ai tin.  Mọi người đều trố mắt, khi nghe tôi tự giới thiệu mình 50 tuổi.  'Có xạo không đây? có ăn gian tuổi không dzậy?' Mọi người không tin tôi 50, thì họ lại càng không tin tôi là 'bà nội'.  Tôi chỉ cười, 'Ờ không tin thi thôi'.

Hắn cũng không tin, vì già cái đầu rồi (hắn bằng tuổi tôi); mà, con trai hắn chỉ 11 tuổi.  Hắn nói lấy vợ trễ, nên mới nông nỗi vậy.  Tôi không tò mò quá mức để phải hỏi hắn vì sao lấy vợ trễ.  Hắn cũng không thắc mắc, đến nỗi muốn biết vì sao tôi lấy chồng sớm.  Đúng ra; hắn và tôi chỉ mới quen nhau đây thôi, bạn thì bạn; nhưng bạn vẫn còn chừa một khoảng cách, để chứng tỏ cả 2 cũng biết tôn trọng nhau.



b)  Hắn một mình nuôi con.  Theo cách hắn kể; thì, hắn nuôi con rất vất vả -- vì, vợ hắn đã bỏ đi theo người tình cũ; sau khi đứa nhỏ chào đời.   Không biết có phải vì thiếu thốn tình mẹ ngay từ lúc mới đượ vài ngày tuổi; hay, vì được tượng vóc nên hình, bởi cuộc hôn nhân lãnh đạm và giả dối (không có tình yêu) ; mà, từ lúc đó tới nay, con hắn không biết nói.  Hắn thú thật điều đó với tôi:

- Con trai mình không biết nói.
- Ủa Tại sao vậy?
- Mình không biết.
- Bạn có đứa nó đi khám bệnh không?
- Có chứ.  Các bác sĩ nói, nó bị nghẽn mạch ở đâu đó trên não; nên phần ngôn ngữ không hoạt động, nhưng họ nói từ từ phần nghẽn mạch sẽ thông suốt; và, nó sẽ nói được.

Tôi lầu bầu:
- Họ làm như bộ não của thằng bé là mạng điện thoại di động: 'xin lỗi quí vị, hôm nay mạch bị nghẽn, nên không nói được'.  Hừm! ...

Hắn im lặng không nói gì, chỉ nhìn tôi thật lâu; rồi nói khẽ:
- Bạn trẻ quá.
- Sao?
- Mình vẫn không tin nổi là bạn đã bước đến tuổi 50.
- Không tin thì sao?

Hắn cười:
- Thì thôi chứ sao?



c) Chần chừ mãi; cuối cùng tôi cũng đồng ý đến nhà hắn, để gặp thằng bé. Tên cua nó là Đông. Thằng bé 10 tuổi có khuôn mặt sáng rực, của một thiên thần mắc nạn; và, nó nhìn tôi chằn chằm trong một thoáng, rồi quay mặt đi, khi hắn giới thiệu tôi với đứa con trai.

- Đấy là cô Liên. Bạn của bố.

Tôi bước lại gần:
- Cô chào con.  Cón có khỏe không?

 Đông không trả lời.  Nó nặng lẽ bỏ đi; mà, không thèm liếc mắt nhìn, không nhìn tôi nữa.  Tôi nhướng lông mày nói với hắn:
- Thôi, coi như mình đến thăm bạn vậy. Cho mình xin một ly nước đi.
- Bạn muốn uống nước gì?
- Nước lọc.  Đừng có bỏ đá, nghen bạn.
- Ừ.

Vài phút sau, hắn bưng đến một ly nước lọc, nhẹ nhàng đặt xuống bàn; rồi đi tới, đứng cạnh tôi bên khung cửa đối diện với sân sau.  Hắn nhìn theo ánh mắt của tôi; thấy Đông ngồi bó gối trên một tảng đá nhỏ, bên cạnh một thân thông non.  Vóc dáng gấy còm của nó nghiêng nghiêng như muốn tựa vào thân cây; nửa như ngần ngừ và e ngại.  Cái bóng của nó; và, cái bóng của cây kéo dài ra tới tận những bụi cỏ dại trong ráng chiều tà.  Gió thổi tung mái tóc thằng bé , nhưng dường như nó không biết lạnh lẽo là gì.

Tôi rủ hắn:
- Tụi mình ra ngoài kia chơi với con bạn đi.
Hắn tỏ vẻ không thích:
- Thôi kệ nó, cứ để cho nó ngồi đó một mình.  Ở ngoài đó gió lạnh lắm.

Bỗng dưng tôi nổi cơn bướng bỉnh lên:
- Nếu bạn không thích ra ngoài; thì, cứ ngồi đây cho ấm, mình chỉ ra ngoài vài phút thôi; nhưng, bạn không được uống ly nước của mình đó, nghen?

Tôi quay lưng bỏ đi, ra ngoài; và, biết hắn đang trố mắt nhìn theo tôi.

Sân sau nhà hắn nối liền với một sườn đồi thoai thoải; còn phái sườn đồi là gì, thì tôi không biết.  Bước ra khỏi hàng hiên; là, tôi nhận được sự chào đón của một cơn gió.  Gió thổi ào ào, bạt cả 2 ống quần; như muốn hắt tôi trở ngược ra sau.  Tôi vừa đi, vừa dang 2 tay ra; trong một tâm trạng đầy kịch tính, ngước mặt đối diện với cơn gió, giả giọng Bắc; và hét to lên:

- Gió nữa lên ! Lạy trời , gió nữa lên!  Thằng nỡm kia, sao tao bảo mày mang cây chổi; mà, mày lại quên hử? Lá rụng quá nhiều; mà, không cho chổi để quét!  Liệu mà nhặt lá bằng tay nhé, thằng nỡm !

Thằng Đông quay lại nhìn tôi.  Đôi mắt nó không còn vẻ lãnh đạm như lúc nãy; mà, lóe lên một ánh sáng lạ lùng.  Tôi chỉ nhướng lông mày với nó, thay cho lời chào; rồi, tiếp tục đối thoại với cơn gió , vẫn trong tư thế 2 tay dang ra:

-   ... chàng là gió tây hay gió nam?  Có phải chàng đến nơi đây; để, quỳ xuống -- và, nói lời cầu hôn với ta không? Nếu muốn ta nhận lời cấu hôn, chàng phải mang đến một món quà nho nhỏ cho bé Đông nhé!  Xem nào, bé Đông thích gì nhì? Chàng hãy mang đến cho bé Đông một cây đàn guitar nhé!

Tôi nói vậy; vì, có lần nghe hắn kể là, con trai hắn muốn tập đàn guitar; muốn trở thành nhạc sĩ, nhưng hắn không đồng ý -- hắn muốn con trai hắn trở thành bác sĩ, kỹ sư; còn không, thì làm nhân viên cứu hỏa mà có ich hơn.  Cũng vì chuyện cây đàn guitar; mà, tôi gây với hắn một trận , tôi nói là tương lai thằng bé, chứ không phải tương lai của hắn -- tôi nói hắn là một ông bố độc tài, tôi nói; nếu hắn tiếp tục đàn áp thằng bé, thì tôi sẽ ' nghỉ chơi' hắn ra.  Thấy tôi làm căng; hắn hứa, sẽ mua cây đàn guitar cho con trai; nhưng, đến giờ này, hắn vẫn làm lơ, không chịu thực hiện lời hứa.

Nghe nhắc tới cây guitar, ánh mắt thằng bé sáng rực lên; và, nó quay sang nhìn tôi, mỉm cười.  Dù nó không nói gì, tôi biết mình đã ghi được một bàn thắng ở hiệp 1; và, tỳ số lá 1-0.



c) Một tuần sau; tôi làm hắn bất ngờ bằng cú điện thoại ngắn; thông báo chiều hôm đó, tôi đến ăn cơm với cha con hắn.  Có lẽ, phải nuốt nước miếng hết mấy lần; hắn mới có thể mở miệng trả lời; và, giọng hắn lắp bắp:

- Hoan nghênh bạn tới ăn cơm chiều... mình sẽ làm thêm vài món, để đãi bạn ...

Tôi vội vàng gạt ngang:
- Không cần đâu; mình sẽ mang rau muống ở nhà tới, để góp phần vào mâm cơm của bạn.

Ở đây, đất đai để trồng rau xanhg không hiếm; tuy nhiên, ít người thích trồng rau  phía sau nhà; vì họ muốn ra chợ mua những bó rau lạnh ngắt, nhưng chất lượng vệ sinh an toàn.  Tôi cũng vậy.  Ngôi chợ Saigon City khá gần nhà; chỉ cần xỏ chân vào đôi giày ba-ta, khóac thêm chiếc áo len mỏng; là tôi có thể ung dung tản bộ đến chợ.  Tôi đi thẳng tới khu vực lạnh nhất trong chợ; chỉ lựa mua một bó rau muống tươi non, xanh mướt; mặc kệ hắn muốn bày vẽ thêm món gì, thì cứ việc nấu thỏi mái. Ngoài bó rau muống ra, tôi còn cầm thêm một cây đàn guitar; khi lái xe đến nhà hắn.  Thằng bé Đông là người ra mở cửa.  Có lẽ nó đứng sau tấm màn cửa sổ; [nên] nhìn thấy tôi cầm cây đàn từ ngoài đường đi vào.  Tôi chìa cây đán về phía Đông; và, nó cầm lấy, sau một thoáng chần chừ. Rồi nó biến mất sau cánh cửa phòng.  Tôi quay sang nhìn hắn, nhe răng cười. Tỷ số lúc này là 2-0.

- Mình đã nói với bạn là mình sẽ mua mà, bạn làm nó hư thêm.

Tôi vừa bước vào trong bếp, vừa nhún vai:
- Giữ đúng lời hứa với một đúa trẻ, không phải là làm cho nó hư thêm, đâu nhà.
- Ừ, mình biết.  Mình cảm ơn bạn.

Bất chợt, hắn nắm lấy tay tôi; và, kéo tôi đứng lại.  Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra; thì, môi hắn đã áp chặt vào môi tôi, nhanh như chớp.  Giật nảy cả người; tôi vội vàng đẩy khuôn mặt hắn ra -- và, làm bộ càu nhàu, để che giấu một thoáng ngượng ngùng:

- Bạn kỳ cục quá.  Lỡ nó nhìn thấy, thì sao?
- Vậy khi nào nó không nhìn thấy; thì được, phải không?

Tôi nhìn, hắn mỉm cười; [rồi] nheo mắt cười lại. Ừ, cười cũng có nghĩa là ' được,' 

Khoảng nửa tiếng sau; mâm cơm tươm tất, gồm có: một đĩa su sào, một đĩa rau muống luộc; và, một tô thịt gà kho, được dọn lên bàn.  Thằng Đông thích ăn thịt gà kho, lắm. Ngày nào có thịt gà; thì, nó mới chịu bước ra khỏi phòng; ngồi vào bàn ăn cơm.  Còn nếu không có thịt gà kho; thì, nó đòi uống nước táo ép, đến khi no phình bụng mới thôi.

Hắn gọi to:
- Đồng ơi, ra ăn cơm! có thịt gà kho!

Thằng bé hầu như xuất hiện ngay lập tức.  Nó đi đến chỗ tôi ngồi; và, thỏ thẻ:
- Cảm ơn cô.



e) Vậy là thằng bé biết nói; chỉ có một điều là nó không thích nói mà thôi.  Chính cây đàn guitar la chiếc kháo vạn năng; đã mở được cánh cửa trong tâm hồn nó vẫn đóng chặt từ bấy lâu.  Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La Si.  Từng sợi dây đan rung lên từng nốt nhạc vang lên; ngân nga lên, chạm vào đúng chiếc then cài bật tung ra; làm cho cánh cửa mở tosng.  Một khi cánh cửa đã mở; thì, gió lộng ào ào tràn vào, ngăn cản không cho cánh cửa đóng lại nữa.




f) Chiều cuối tuần nào, tôi cũng ghé vào nhà hắn; để nghe thằng Đông đánh đàn; để, đứngt rong bếp lặt rau, bênh cạnh hắn -- và, thỉnh thoảng ngước mặt lên đón nhận từ nơi hắn một nụ hôn.  Chỉ một hôi -- nhưng rất dài ...

dài như những tháng mùa hè khô và nóng; đi đâu, tôi cũng ngó quanh, ngó quất, tỉm kiếm người bán kem, có cái còi bóp toe toe; có những cây kem mùi vị thơm, ngon khác nhau: dâu hồng này, va-ni trắng như sữa này, cốm xanh này, khoai môn này, sô-cô-la nâu này.  Cây kem nào cũng ngon, thật ngon ...

dài như tháng mùa đông đầy tuyết trắng, có những lúc; chúng tôi cùng ùa chạy đến sườn đồi, vo tuyết thành những nắm nho nhỏ; rồi ném nhau.  Mỗi khi chúng tôi cười rộ lên thật to; lớp tuyết đang bám trên cành cây giật mình ,[như  muốn] bong ra, rớt xuống.

 Đinh-đong, đinh-đong... tiếng chuông nhà thờ dội quanh cả sườn đồi, dội vào lòng chúng tôi những nốt nhạc yêu thương, như những nốt nhạc vang ra, từ trong cây đàn guitar của Đông.



g) Nhiều năm trôi qua, hắn đã lấy vợ -- và có mái ấm gia đình, đúng nghĩa.  Thỉnh thoảng, tôi vẫn ghé vào nhà hắn chơi; thăm vợ chồng hắn, thằm thằng bé Đông -- và, ăn ké một chén cơm nóng + [ ít cọng] rau muống luộc. Đông đã trở thành chàng trái khôi ngô, tuấn tú; đàn guitar rất giỏi; nhưng, vẫn kah1 nhút nhát, như những ngày còn thơ dại.  Nhiều khi đang giữa bữa cơm, đột nhiên; Đông nói kh4 với tôi:

- Cô Liên ơi, ở ngoài; gió dữ lắm.  Mình ra ngoài chơi đi, cô Liên,

Tôi gật đầu; đẩy ghế ra sau, đứng dậy, trước mắt vợ hắn.  Tôi và Đông chạy ùa ra sân cỏ.  Đông quơ chân. múa tay, đón mừng cơn gió ; còn tôi giả giọng Bắc, hét to:

- Gió nữa lên! Lạy trời, gió nữa lên!  Thằng nỡm kia, sao tao bảo mày mang cây chổi; mà, mày lại quên hử?  Lá rụng nhiều quá mà không cho chổi, dể quét.  Liêu mà nhặt bằng tay nhé, thằng nỡm !

Đông và tôi nhìn nhau; và, nắm chặt tay nhau.  Hình như cả 2 cùng muốn khóc thì phải.  Không đúng.  Hình như cả 2 đang khóc, thì phải.  Khóc, nhưng không có nước mắt.  Vì gió lộng đã thổi hết nước mắt bay đi; và, rồi thả nước mắt xuống những vuông cỏ hẹn hò, khiến cho màu cỏ cành xanh thẫm.

Rồi sau đó, Đông và tôi ; cùng trở vào nhà, nơi hắn + vợ hắn vẫn kiên nhẫn ngồi yên lặng nơi bàn ăn, chờ đợi chúng tôi. Và; ánh mắt tha thiết của hắn nhìn xoáy vào môi tôi, như muốn trao tôi một nụ hôn.

chỉ có một thôi -- nhưng rất dài .

 nguyễn thị bích nga
 http://vuthanhhoa.net/gio-long-nguyen-thi-bich-nga.xml




                                                                          ảnh chụp nhà văn nguyễn thị bích nga định cư ở mỹ  
                                                                                                              (hình 1)



                                                                          ảnh chụp  nhà văn nguyễn thị bích nga định cư ở Mỹ
                                                                                                                ( hình 2)



                                                                             "... tôi vui mừng khi người ta nói với tôi, rằng," Hãy
                                                                              đến nhà đức Giê-hô-va"  (Thi thiên 122:1)


vài hàng về tác giả:  

 nhà văn Nguyễn thị Bích Nga [khi còn ở Saigon] là dịch giả, giáo viên dạy anh ngữ -- nay định cư ở Mỹ, chị vẫn sôi nổi họat động văn chương.  Ấn tượng của tôi về chị; một người đàn bà xinh xắn tài năng, [đã] vượt qua nhiều thử thách, dù số phận có 'đa đoan'. 
    
nhà văn Nguyễn thị Bích Nga sinh 1961 tại Sài gòn. [gốc tỉnh Quảng nam- Đà nẵng], đậu cử nhân Việt+ Anh; giáo viên trường Ngoại ngữ Không gian tại tp. HCM.  Có chân trong ban biên tập Newvietart.com , đặc trách phần anh ngữ. -- ( trang chủ: Từ Vũ:/ France.)

-  Cổ tích của vườn, giải A Cuộc vận động sáng tác 'Văn học thiếu nhi vì tương lai đất nước', lần thứ nhất 1993,.    (nxb Trẻ, tp. HCM, 1993.)

- Nhạc giữa trời, giải A Cuộc vận động sáng tác truyện Thiếu nhi  của nxb Kim Đồng, Hànội 1995.

- Mụt ruồi phiêu lưu ký, giải Khuyến khích' Cuộc thi sáng tác kịch bản tranh/ truyện báo 'Khăn quàng Đỏ' 
 (1998).

- 5 câu chuyện về bé Kim , giải 3 ' Cuộc vận động sáng tác Truyện thiếu nhi, nxb Kim Đồng 2007).

- Thầy lang 2 mặt, giải nhất 'Cuộc vận động sáng tác cho trẻn em', Hội Nhà văn Hànội -- Hội nhà văn Đan mạch + nxb Kim Đồng, tổ chức năm 2008.

 vuthanhhoa.net


                                                            nguyễn thị bích nga tới nhà thăm thế phong
                                                                                   bị tai nan giao thông, sau đêm cô phỏng vấn ông tại 
                                                                                      café 27 nguyễn thị diệu (quận 3) đêm 4/ 8/ 2009.  
                                                                                        
                                                                                                    (ảnh: nguyenthibichnga.blogtiengviet.net>

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét