Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

TẠ- CHÍ ĐẠI TRƯỜNG, ĐỜI THƯỜNG (bài viết: lữ quỳnh) + SỬ GIA TẠ-CHÍ ĐẠI TRƯỜNG thơ nguyễn khôi) ( blog phamcaohoang + newvietart.com)

tạ chi đại trường, đời thường ...
(phamcaohoang.blogspot.com)


                                        tạ-chí đi trưng,
                      đi thưng

                                                          lữ quỳnh (usa)

                             NHƯ MỘT NÉN HƯƠNG TƯỞNG NHỚ ANH TẠ CHI ĐẠI TRƯỜNG, 24- 3- 2016. (LQ)


                                                           tạ chí đại trường  [1938- 2016]
                                                              (ảnh kèm theo bài viết) 


  Năm 1964 lần đầu tiên tôi gặp anh Tạ chí Đại Trường; sau khi chúng tôi rời trường Bộ binh Thủ đức, để về trướng Quân Y học giai đoạn 2, ngành Hành chánh quân y.   Cùng thời gian này, anh học Cao học; chuẩn bị lấy bằng thạc sĩ -- và đang sưu tập , nghiên cứu về tiền cổ.  Anh từng cho tôi xem những đồng xu mà anh sưu tập được.  Anh là người kín đáo, có lẽ do bản tính . Ngày chọn đơn vị phục vụ; anh và tôi có tện sát nhau -- và đều cùng muốn chọn về Đại đội quân y Thủy quân lục chiến, ở Thị nghè.  Với tôi, chỉ vì muốn ở Sài gòn; trong khi anh cần ở đây; để học, để viết cho xong luận án Lịch sử nội chiến Việt nam, từ 1771 đến 1802-- mà bấy giờ, tôi hoàn toàn không [hay] biết.  Anh thuyết phục tôi nên về Tổng y viện Duy Tân ở Đà nẵng, cho gần nhà.  Không ngờ sự lựa chọn này đã đẩy chúng tôi; mổi người lao đao một cách, sau vài năm. 

Bẵng đi một thời gian; từ đó, chúng tôi không gặp nhau, mà cũng không liên lạc; cho đến lúc tôi qua định cư ở Mỹ.  Chúng tôi có người bạn thân chung, là Nguyễn mộng Giác; gặp gỡ nhau thường xuyên, có thể nói là hàng tuần, lúc tôi làm việc ho hãng Craftech ở Anahheim.  Nguyễn mộng Giác thường xưng hô với Tạ chí Đại Trường là 'anh' xưng 'em'; cũng như với anh chị Võ Phiến, là 'chú, thím'.  Tôi không hiểu sự liên hệ giữa những anh, chị; gốc Bình định này như thế nào.  Tôi  không bao giờ hỏi; anh Trường lớn hơn tuổi hơn anh Nguyễn mộng Giác nhiều; nhưng anh rất hồn nhiên, ít nói -- đã nói, là có chút khôi hài nhẹ nhàng.  Những ngày Nguyễn mộng Giác còn khỏe; đã chở chúng tôi đi ăn sáng, uống cà-phê ở  Factory, đôi khi cùng ăn trưa ở một nhà hàng [nào đó]

Tã chí Đại Trường sống giản dị.  Anh âm thầm làm việc; có lần anh nói với tôi về ải Nam quan.  Tôi giật mình; vì, cả đời mình không nghĩ tới. (những ý tưởng tôi không thể viết ra trong bài này; để dành cho các nhà sử học, thế nào cũng có lúc họ nhìn ra.)

Gần như anh Trường  chỉ lui tới, là nhà của Nguyễn mộng Giác.  Niềm vui đời thuồng của anh là đi casino.  Anh Giác thường chở [chúng tôi]; sau này không còn lái xe được, thì cả bọn đi xe bus.  Chúng tôi thích cái không khí casino; anh Trường chỉ chơi kéo máy, hồn nhiên kể chuyện thắng, thua;  trên đường về.  

Gần như các sách của anh, từThần, Người & đất Việt đến Sử Việt, đọc vài quyển -- anh đều tặng tôi.  Mấy năm trước ; lúc anh nằm ở nursing home, tôi và Đinh Cường vào thăm.  Anh nằm; gác tay lên trán, nói chuyện về sức khỏe. Anh cười, dù chỉ nhếch môi; nhưng tôi thấy là nụ cười an nhiên, tự tại.

Nhớ lại,  khoảng cuối năm 2004; lần đầu tiên anh Trường về Việtnam, sau 10 năm tới Mỹ. Tôi cũng có mặt tại quê nhà; nhân dịp Tết nguyên đán.  Vào một trong những ngày đầu năm; anh điện thoại cho tôi; hỏi địa chỉ, muốn đến nhà chơi.   Tử nhà anh ở An dương vương/ Chợlớn ; đến nhà tôi ở đường Hồ biểu Chánh/ Phú nhuận; anh phải đi 3 chuyến xe bus.  Bây giờ tôi không [còn] nhớ  chúng tôi đã nói gì với nhau, chỉ thấy lòng vui, ưu tư, đồng cảm. Quá trưa, tôi tiễn anh ra đầui hẻm, nhìn dáng anh cao, gầy; khuất sau con đường chính.

Anh Tạ chí Đại Trường, có những điều đến lúc mất nhau rồi -- mới nhận ra mình đã kín tiếng, đôi khi không cần thiết.  Với Nguyễn mộng Giác cũng thế. Bây giờ các anh đã ở bên nhau rồi, quê hương  lẫy lừng Bình định -- với sông Côn, đầm Thị nại, vùng đất anh kiệt .
 []

  LỮ QUỲNH
  April 3, 2016.
(blog phamcaohoang/ usa)




                                                                      viếng s gi
                  tạ-chí đi trưng
                                                                                 nguyễn khôi  (hànội)

                                         'LỊCH SỬ LÀ MỘT SỰ DỐI TRÁ MÀ KHÔNG PHỦ NHẬN'
                                                                                         (NAPOLÉON 1er)


                                           Sử gia chính cống
                             người Bình định chẳng thẹn
                             thời Tây sơn bão bùng
                             bi hùng cuộc nội chiến

                             Như ông xưa nay hiếm
                             sự thực tạc nên văn
                             đủ nhân vật, sự kiện
                             với bao điều oái oăm

                              Sử gia không thiên thẹo
                              không vì chức, vì tiền
                              cũng không vì danh hão
                              thực như Tư Mã Thiên

                               Người đời chúc mừng vì
                               một con dân đất Việt
                               là Tạ-chí Đại Trường
                               một Sử gia thứ thiệt

                                Vĩnh biệt !!!

                                 NGUYỄN KHÔI 
                                                             (nhà văn Hànội, kính viếng)
                                                                                                          
                                                              (newvietart.com) (france)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét