Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

về " Nietzsche, triết nhân & thi nhân" - trần thanh hà -



                           

     Lời dẫn:

          Trước đây ( tháng 11/ 2012)  trên Blog  Thế Phong đã trích đoạn  đăng 1 bài  trong sách  
  F. NIETZSCHE , TRIẾT NHÂN & THI NHÂN  / TRẦN THANH HÀ ( Nxb Lao động , 2009 ) , tôi  xác định có hai vị trùng tên trong giới văn học. 

          một, nữ văn sĩ  Trần Thanh Hà (  1971 -      ), tác giả   tập truyện  Bên hồ lai láng
 ( 2000) hiện là  biên tập viên Nxb Công an nhân dân ( chi nhánh) , sống và làm việc tại 
tp. HCM.  

          hai,  Trần Thanh Hà,  sinh năm 1963 tại Hànội, quê quán: Thừa Thiên - Huế .
 Nữ  tiến sĩ văn học, ngành lý luận, hiện công  tác tại Trường Lê Quí Đôn Nha Trang,  tác giả cuốn tiểu luận trên .   ( theo  web. văn chương việt ).

      Lần này, lại trích đoạn chương 4  viết về thi-triết- gia  Friedrich Nietzsche  -   vẫn trích từ  sách viết về  F.  Nietzsche / triết nhân & thi nhân  / Trần Thanh Hà .. 

     Có thể nói , sau 1975 , đây là   cuốn  biên luận duy nhất cũng là đầu tiên  viết về  Nietz  -  rất xứng đáng  được  tán thưởng  !

        THẾPHONG
        Saigon, Jan., 23, 2013. 

                     friedrich nietzsche : 
                 " thùng  thuốc nổ tư tưởng nhân loại" 
                                              bài : trần thanh hà  ( 1963 -      )  

                                                           " Lịch sử loài người sẽ vì tôi chia làm 2 phần " 
                                                                                      F.N. 


     Khi nói về Nietzsche [  Nietz ]  , chi có thể so sánh  với hình ảnh  thùng thuốc nổ .  

     Bởi, thứ nhất , bao giờ cũng vậy , khói thuốc nổ phải tự đốt cháy mình  mới tỏa ra được ánh lửa đạn muôn màu, Nietz là như thế !  

      Cả cuộc đời ông không còn giữ lại cho riêng mình mà tự thiêu hủy đê dâng tặng nhân loại những chùm ánh sáng phát ra từ trí tuệ siêu việt và trái tim nóng bỏng tình yêu . 

     -thứ hai, bản thân của thuốc nổ không chỉ phá hủy  mình mà phá hủy cả những gì mà nó đi qua .   Bóng đen ở mặt đất  và ánh sáng vút lên trời cao.  Điều Nietz cần và chúng ta cần  là đừng nhìn vào hố thẳm mù tối do thùng thuốc nổ gây ra,  mà hãy nhìn lên phía trên, vùng tương lai , để nhận ánh lửa mang tới sự sống. 

      - thứ ba, thuốc nổ là một thứ vũ khí.   Vậy nên, nó có 2 mặt, tuy thuộc vào người sử dụng nó.    Tương tự như vậy, học thuyết của Nietz có lúc bị công kích, lên án, bài bác; vì có người sử dụng lý thuyết, tư tưởng của ông dể làm cơ sở cho mưu đồ chính  trị của mình .
-----
*  ,như lãnh tụ Phát xít Adolf Hitler chẳng hạn ( TP ). 
 ------
                                                                   ***
     Nietzsche đã từng  so sánh ngôn ngữ như một con mụ lường gạt.   Trên thực tế, có những văn phẩm đơn giản nhất còn được hiểu nhiều cách khác nhau.   Huống gi một tư tưởng được viết theo cách ẩn dụ, tượng trưng của Nietz.  Việc hiểu Nietz nhiều cách khác nhau, có lẽ cũng là điều thường tình ( chưa kể có nhiều trường hợp cố tình hiểu khác ý nghỉa văn bản, khi chi dựa vào những câu, chữ đơn lẻ, biệt lập ; mà không đặt trong tính hệ thống ).   Ở trường hợp này, đầu thế kỉ XX, có tác giả viết nhiều bài báo  , chuyên luận phủ nhận triết học Nietz, như : Emile Faguet, Seillére ?  Louis Bertrand  ( Pháp ) ...  

      Trường hợp thứ hai  là dựa trên quyền lợi chính trị cá nhân để phê phán  Nietz .  Đó là thái độ chống đối kịch liệt, đả phá  không khoan nhượng   triết thuyết của Nietz  tư các triết gia cùng thời .  Đây là những bài viết miệt thị Nietz ở những tác phẩm đầu tay của ông .   Thái độ của các triết gia này xuất phát từ 2 nguyên nhân :

     - thứ nhất, Nietz là giáo sư ngôn ngữ học, chứ không phải triết gia, nên những vấn đề Nietz đặt ra đối với họ chẳng có giá trị;

     - thứ hai ,  Nietz tấn công vào chính đền đài mà các triết gia đang tôn thờ như : Socrate, Kant, Descartes ... , cũng như  vào xã hội mà họ đang tự hào , ngưỡng vọng  - nên  Nietz bị lên án, tẩy chay quả không phải là chuyện lạ. 

     Thái độ phản bác gay gắt này được khởi xướng từ Alfred Fouillé - t triết gia , nhà khoa học chính trị Pháp.   Nhưng chi 1 thời gian ngắn, tác phẩm của Nietz bị chìm trong yên lặng, khi chiêu bài cuối cùng của phe đối lập dựa vào cuộc đới Nietz , để kết luận tác phẩm của ông, chỉ là : " những trang viết vô giá trị của một tên điên ".  

      Dù gì, thì các học giả Pháp đã có lời vọng đáp ( vì triết học Nietz được giới thiệu và phổ biến đầu tiên ở Pháp, chứ không phải ở Đức ).   Riêng  tại quê hương ông - nước Đức - lại rơi vào trường hợp thứ 3 , là lợi dụng triết học Nietz để làm chính trị .   Người đầu tiên là em gái
 Nietzsche- Elisabeth .  Bà  có chồng là người theo chủ nghĩa chống Do Thái, nên cuốn sách Ý chi húng tráng lúc đầu bà biên tập  xuất bản, đã bị sửa đổi, bóp méo [   ] nhiều đoạn .   Ý đồ và tư tưởng của Elisabeth càng có cơ hội phát triển , khi Hítle [ Hitler ]  dựa vào triết thuyết của Nietz biện minh cho sự hình thành của chủ nghĩa phát xít.   Chỉ cần dựa vào những ý  tưởng chung chung là ca ngợi chiến tranh, quyền lực, lật đổ  các thần tượng, xóa bỏ xã hội đương thời, nhờ sức mạnh Siêu nhân cải tạo thế giới,  cùng những lần đến bảo tàng Nietz,  với  tất cả lòng thành kính, Hítle đã dùng Nietz để mê muội tinh thần Đức và tàn sát nhân loại. *
------
* vấn đề này , xin xem bài viết của William L. Shirer ( 1959)  với nhan đề : The Rise and Fall of the Third Reich  -  trong mục Nietszche và Hitler  . ( TTH )
------ 

     Để khẳng định Nietz không phải là người tiên phong cổ vũ cho chủ nghĩa phát xít, ta có thể thấy qua tác phẩm của [ Nietz ] , ông đã nói rõ :  " Bọn thống trị và chuyên quyền này đã đưa nước Đức vào con đường sai lầm  " * .
-----
*   Daybreak -   theo Friedrich Nietzsche - Wikiquote.en. Wkquote. org   ( TTH)
----- 

     Người ta thường cho rằng dân Do Thái khôn ranh, loc lõi, để coi thường khinh bi họ - Nietz luôn bênh vực người Do Thái  và ông đã nêu :

     " Ở mỗi quốc gia, mỗi cá nhân, người ta đều có thể tìm thấy các tính chất khó chịu, thậm chí nguy hại ; thật là độc ác, khi yêu cầu người Do Thái phải là một ngoại lệ "
-----
*    Human, All Too Human  - theo Friedrich Nietzsche  - USCRS compaqnet, Be / cn 127 103 / Wikiquote.en .Wkiquote. org.

------
     Hoặc chính Nietz  đã nhấn mạnh,. người Do Thái đã làm được điều ông đặt ra là lật đổ các  giá trị :  " Người Do Thái - một dân tộc được sinh ra cho chế độ nô lệ " theo như Tacitus và toàn bộ thế giới cổ đại phát biểu " dân tộc được lựa chọn " như chính họ nói và tin người Do Thái đã đạt được phép màu về đảo ngược các giá trị, mà nhờ đó , trong vòng đôi ba nghìn năm đến nay, cuộc sống trên trái đất  tiếp thu một niềm say mê mới và nguy hiểm - các nhà tiên tri của họ đã trộn đều các khái niệm : giầu có, xấu xa, mãnh liệt, nhục dục vào làm một  và chính họ là người đầu tiên  đặt ra từ thế giới, như là một thuật ngữ  chỉ sự ô uế.   Ý nghĩa của dân tộc Do Thái nằm trong chính sự đảo ngược về gíá trị này  : cuộc nổi loạn của nô lệ về đạo đức đã khởi  sự cùng  với dân Do Thái.   *   Mà chủ nghĩa phát xít là gì, nếu không  phải là những kẻ chuyên quyền, độc tài và bài  trừ người Do  Thái  ? Vấn đề hiểu lầm về Nietz trước Đại chiến thế giới lần 2 đến giờ đã được làm sáng tỏ.   Thực ra cũng không cần bàn cãi nhiều, vì chỉ thấy được ảnh hưởng của Nietz với đời sống xã hội hiện đại cũng là một minh chứng cụ thể nhất.
-------
* Beyond Good and Exil ,  Theo Friedrich Nietzsche - USCRS compaqnet Be / en 127 103 / wikiquote.en.  Wikiquote .org.
------

     Triết học Nietz cũng là con đường độc đạo.   Bởi người ta có thể tìm thấy ở quan niệm, tư tưởng của ông những điều hợp lí mà không tìm cách để  hiện thức hóa những vấn đề mà ông đặt ra.   Điều này xuất phát từ chính cuộc đời, hoàn cảnh của ông.   Đó là Nietz viết thư như đối thoại với  riêng mình, đối thoại với cả nhân loại - nhưng tất cả vấn đề ông đặt ra đều đứng trên tư cách cá nhân  để lí giải, khẳng định hay phản bác. 
  
      Đọc Tôi là ai ? chúng ta  sẽ hiểu rõ vấn đề này được thể hiện như sau :

     -  thứ nhất, Nietz là người tôn thờ sự thật, nên ông căm ghét những kẻ giả dối, lừa lọc; hoặc quá đề cao lí thuyết của mình.   Đạo  Ki-tô và các giá trị đạo đức luôn có tác dụng ich lợi nhất định trong việc bình ổn đời sống xã hội.    Nhưng có những kẻ lợi dụng  lòng tin để phủ nhận quyền tự do cá nhân và làm thui chột sức sống ở mỗi người.  Bên cạnh đó, các giá trị luân lý và những chuẩn định được đặt ra là do  một thế lực độc quyền hay được xây dựng trên một xã hội băng hoại  - vậy thì những giá trị đó có còn giá trị nữa không ?   Ta phải hiểu thái độ của Nietz, là khi ông lên tiếng công kích ai, là mong muốn làm ơn cho người đó.   Tuy nhiên, sự phủ nhận hoàn toàn của Nietz mang thái độ cực đoan, nên ông không được hiểu đúng từ các nhân vật đương thời .

   - thứ hai, quan niệm về  Siêu nhân của Nietz bộc lộ mong muốn của ông về sự hoàn thiện con người :

    " Con người đối với dã nhân cũng như Siêu nhân đối với con người, con người là một dòng suối nhơ bẩn mà giáo lí Cơ Đốc bảo là nên gột rửa cho hết những gì ô uế - nhưng kết quả sau cùng , hầu như sẽ không để lại gì.   Song, phương sách tốt nhất để khắc phục điều này, chính là Siêu nhân - một  biển cả mênh mông đến mức có thể tiếp nạp tất cả các dòng suối nhơ bẩn mà không mảy may bị hệ lụy hay tồn thương ." * 
------
*  Nietzsche's Superman - Personal. ecu.edu. 
-------
     Nói như tác giả Thế Phong, quan niệm Siêu nhân  của Nietz, chính là biểu hiện của
chủ nghĩa đi lên con người.  Nhưng cách phủ định  xã hội đương thời vì mơ tưởng đến sự ra đời của những con người ưu tú khác của Nietz đã biến thành triết thuyết của ông mang tinh chất siêu hình.

     - thứ ba, xuất phát từ quan niệm  đạo đức của chính mình, Nietz đã đưa ra tư tưởng vượt lên trên Thiện, Ác.   Song  khi lật nhào hết những thần tượng, thì Nietz lại không dựa trên nguyên lí nào để phân biệt  Thiện, Ác .   Điều này cũng như cuộc đảo các giá trị của ông, vừa dựa trên nền tảng luân lí quá khứ lại vừa phủ nhận những giá trị đương thời .   Mà không thể không thấy được rằng bảng giá trị đương thời lại dựa trên cơ sở luân lí truyền thống.  ( dù có thay đổi nhất định ).  Chính điều này khiến tư tưởng của ông nhiều khi mất phương hướng và mâu thuẫn.

     - thứ tư , tất cả những tác phẩm của Nietz đều được viết ra từ trái tim yêu thương   con  người của ông.   Song, đối với Nietz, có thể lòng yêu thương bộc lộ ở thái độ phê phán, công kích, lên án giúp cho con người tốt hơn.   Nhưng, ông lại từ cách thức của mình để chỉ trích  , phủ nhận tình yêu thương, lòng thương cảm, chủ nghĩa vị tha .. của Kitô giáo, Khổng Tử ...

     - thứ năm, triết học Nietz còn mang tư tưởng tư sản và đẳng cấp  xã hội.  Tất nhiên, khi phân biệt những con người thượng đẳng và hạ đẳng, quan niệm của ông là khẳng định sức mạnh vượt  trội của cá nhân con người.   Ông luôn đề cao những con người  biết làm chủ, sống mạnh mẽ và biết vượt qua  mọi gian khổ ... Nhưng trong xã hội tư sản, sức mạnh ấy lại rơi vào tay giai cấp thống trị.    Song như phần trên,  chúng tôi đã đề cập đến  [ sic / sau đề cập không cần chữ đến ]  Nietz  luôn phê phán , lên án chế độ độc tài, chuyên quyền.   Vậy, thái độ này của Nietz có lẽ xuất phát từ chính cá nhân ông - một người luôn luôn tự hào về nguồn gốc gia tộc mình.

     - thứ sáu , trong tác phẩm của kình, Nietz có thái độ miệt thị đàn bà và luôn có ý thức tự tôn.   Song, nếu nhìn lại cuộc đời ông, thì vấn đề này có thể dễ hiểu.   Một phần vì thiếu may mắn trong đường tình, nên ông thù ghét họ.  Mà ông đã nói rằng chính  vì yêu thương nên mới thù hận và trong học thuật, mọi người quên lãng ông, nên ông phải tự khẳng định mình.   Những vấn đề hạn chế hay chưa được nhìn nhận  hợp lí trong học thuyết của Nietz đều xuất phát từ nguyên nhân sau : Ông chống đối tất cả những gì mà điều đó không có liên hệ hữu thiết cho ông .

        Xét cho cùng , triết thuyết của Nietz, chính là những kinh nghiệm, suy tư,  linh cảm ... được bắt rễ từ chính đời sống cá nhân ông.  Bên cạnh đó,  triết học của ông được xây dựng bằng biểu tượng văn học hay cách thức diễn đạt văn chương, nên việc diễn giải đúng và hết ý tưởng của ông không phải đơn giản.

    Mà thực ra, lúc đương thời Nietz rất muốn mọi người nghe ông nói, hiểu ông, phản bác lại ông.   Bởi vậy, ông đã nói rằng  :  " Không nên nốc cạn , vì để tôn vinh bất luận người nào,  một chén rượu tràn như thế  ". *   Vậy, chúng ta  hãy chiết ra từng giọt đắng cay, để thưởng thức trọn vẹn hương vị thơm nồng, ngọt ngào trong  triết tác của Nietz.   Vả lại, chân lí không bao giờ ở cực này hay cực khác mà thường ở vào khoảng giữa ...
-----
*  Nietzsche. F. Zarargustra, Sđd, tr. 616 .
----
                                                         *** 

           (... ) 
     Tuy nhiên, yêu mến, ngưỡng mộ, kính phục - không đồng nghĩa với việc  theo  đuổi những gì Nietz đã đề cập.   Việc chắt lọc vẻ đẹp từ tư tưởng, tâm hồn mới là điều cốt yếu.  Nietz   đã chẳng khuyên , hãy từ bỏ người thấy của mình là gì.  Điều này có nghĩa là, chúng ta sẽ nhận ra những mặt tha hóa của Thời Hiện đại  để làm  đời sống nhân sinh hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn.   Đừng để thần tượng đè bẹp mình.   Đó cũng là điều Knowles nhận xét :

     " Tôi đồng ý rằng các triết lí của Nietz là rất lí thú.   Tuy nhiên, tôi không tán thành điều ông phát biểu và tôi nghĩ rằng một số ý tưởng của Nietz sẽ không có giá trị áp dụng vào thực tiễn.   Theo tôi, việc bản thân chúng ta tiến hóa lên với tư cách xã hội là một điều cần thiết
 ( ý tưởng về một Siêu nhân ) , nhưng nó có thể không theo cách của Nietz.  Tôi rất tôn trọng ông, với tư cách là một triết gia và rất thích đọc tác phẩm của ông.   Nietz là độc đáo, và tôi có thể học nhiều ở ông.   Nhưng tôi tin rằng không có một triết lí nào riêng lẻ, lại phù hợp cho tất cả mọi người, và không có các triết lý của ai lại giống nhau.   Và đó là tôi chưa nói đến các quan điểm khác nhau của chúng ta về tôn giáo ... "
----
* Nietzsche' s Superman -  Personal.ecu. edu.
----
     Triết thuyết của Nietz  đã, đang và sẽ còn nhiều cấn đề cần tìm hiểu, nghiên cứu.   Song, tìm đến những triết tác của ông, điều chúng tôi mong muốn gửi đến độc giả, là vẻ đẹp từ một tâm hồn giàu tình cảm, một sức sống kiên cường, một trí tuệ siêu việt ... Có thể,  chỉ cần chiêm ngưỡng những sáng tác của ông, như khi ta lắng nghe một bản giao hưởng của Beethoven, hay ta ngắm  nhìn những chùm pháo hoa rực rỡ giữa màn đêm tăm tối.   Có thể, chi cần như thế là đủ ...

      Bởi Nietz cũng so sánh mình như ngọn lửa và " rốt cuộc thì mỗi người chỉ sống điều mà họ cưu mang trong tự thân " : 

                                                 Vâng tôi biết  tôi từ đâu đến
                                                 Không thỏa thuê như ngọn lửa
                                                 Tôi đốt cháy và tự đốt cháy mình
                                                 Tất cả những gì tôi dụng đến đều thánh ánh sáng
                                                 Và tất cả những gì là ngọn lửa  ! 

      Con Kinh Kông tàn phá đô thị  rồi trở lại rừng sâu.   Bóng của nó trở nên vĩ đại khi ánh chiều tà dần xuống ... Bao giờ cũng vậy, sự sụp đổ là khởi đầu cho một cuộc xây dựng.  Sau Hòang hôn của những thần tượng sẽ là một Rạng đông  ...Hình như Zarathustra đã nói như thế ! ...


       NHA TRANG, 23 THÁNG 12 NĂM 2007.
         trần thanh hà 

----
*  [ ...] chữ cua Biên tập .
-------- 


(  FRIEDRICH NIETZSCHE, TRIẾT NHÂN & THI NHÂN / TRẦN THANH HÀ -
     Nxb Lao Động, Hànội,  quý IV /  2009   - tr.  170 - 178)

1 nhận xét: