100 khuôn mặt văn nghệ sĩ : Nguyễn Đăng Thục-
Hồ Nam & Vũ Uyên Giang / Đất Sống, USA 2006.
N g u y ễ n đ ă n g T h ụ c
n h à h i ề n t r i ế t ( 1908 - 1999 saigon )
bài : hồ nam
C hàng trai làng Thổ Khối, huyện Gia Lâm ( trước đây thuộc tỉnh Bắc Ninh, nay Hà Nội ). Nguyễn Đăng Thục vào đời giữa thời đại Âu hóa đang leo thang, đã được gia đình cho sang tây học. Đậu bằng kỹ sư hóa học, về nước, vào làm việc tại Nhà máy Tơ; tiếp , Nhà máy dệt Nam Định, ăn lương tây, vào đãng xã hội tây, sống đời âu hóa khá cao. Nhưng khi gặp Á-Nam-Trần-Tuấn-Khải , thì bỗng mang một cảm gíác hụt hẫng. Chính cái cảm gáic hụt hẫng này, đã khiến ông học chữ Hán, đọc lại cổ thư, và trở thành một hiền triết. Đất Nam Định xưa kia chính là nơi xuất phát của triều đình nhà Trần, nên còn lưu dấu nhiều huyền thoại về triếu đình có vị vua đã trở thành một tông phái Thiền Phật giáo ở Việtnam; Thiền Yên Tử. Nguyễn Đăng Thục vốn có tâm hồn yêu văn chương, nghệ thuật, thích trầm tư, nên rất được văn giới ở Nam Định lúc đó, mà người đứng đầu là thi sĩ Á-Nam-Trần-Tuấn-Khải mến thương, không câu nệ tuổi tác cho ngồi chung chiếu. Chính thời gian này, ông vớ được một sôa ài liệu về Tuệ Trung Thượng Sĩ, một trong những thiền sư khai sáng ra ' Thiền Yên Tử '.
Từ những trang sách của các bậc thiền sư thời nhà Trần, Nguyễn Đăng Thục bắt đầu lóe trong óc : một ý nghĩ, là phải nghiên cứu tư tưởng VN để xem dân nước ta có đầu óc truyền thống như thế nào - mà nay lại mất nước vào tay người Pháp, bị người Pháp đè đầu cưỡi cổ. Nghiên cứu xong tư tưởng VN, ông thấy rõ, trước khi dân tộc ta' dung hóa' các tư tưởng Ấn độ ( Bà la môn Phật giáo) , Trung quốc ( Khổng giáo ) - để chuyển biến thành' tam giáo đồng nguyên' , hầu như thích ứng và tồn tại; dân tộc Việt đã có tư tưởng củ riêng mình : tư tưởng bánh dày, bánh chưng, tư tưởng Tiên rồng . ( có từ đời Hùng Vương, trrước Phậtt, Lão, Khổng cả mấy ngàn năm ).
Từ nghiên cứu tư tưởng VN, Nguyễn Đăng Thục đã lập thuyết cho thời đại, khi viết cuốn
' Khoa hoc và Đạo học' , cho rằng Khoa học mà không có Đạo học sẽ đưa nhân loại xuống vực thẳm, của khủng khoảng .
Năm 1945, Hồ Hữu Tường , nhà tư tưởng lớn của miền Nam ra Bắc gặp Nguyễn Đăng Thục - sau khi gặp Nguyễn mạnh tường- đã nói với bạn bè rằng : trên toàn nước VN chỉ có 2 người là triết nhân có tư tưởng, đó là Lý Đông A và Nguyễn Đăng Thục; nhưng Lý Đông A không ' tập đại thành' được, như Nguyễn Đăng Thục - vì Lý Đông A quá mải mê làm chính trị .
Con người Nguyễn Đăng Thục biết rõ, chính trị lúc nào cũng quẩn quanh bên mình - nhưng ông rất ghét chính trị , và chỉ muốn làm văn hóa, làm một ông thầy giảng triết, và nghiên cứu quốc học. Giấc mộng này của ông đã đạt, khi ông là một trong những người khai sáng ra trường Đại học Văn khoa ở miền Nam Việtnam, dù rằng lúc đó, mấy ông khoa bảng cũ , như Thẩm Quỳnh Nguyễn Sĩ Gíác còn sống giỏ về quốc học hơn ông nhiều - vì là những ông nghè cuối củng của triều Nguyễn .
Nguyễn Đăng Thục đã đào tạo được nhiều lớp học trò biết tôn trọng tư tưởng truyền thống, đem tinh hoa của tư tưởng truyền thống còn lại hội nhập với thời đại. Nguyễn Đăng Thục đã hệ thống hóa tư tưởng và triết học Trung hoa, triết học Ấn độ- không phải chỉ làm giáo trình giảng dạy mà viết thành sách - và quan trọng hơn cả là ông trình bầy tư tưởng VN thành một hệ thống từ A đến Z. đâu ra đó.
Con người Nguyễn Đăng Thục là con người' củ mỉ cù mì' luôn luôn chú tâm giảng dạy và viết lách; nhưng cũng rất ' dân tộc ' - vai khi Mỹ đổ quân vô VN, ông đã lên tiếng phản đối và đã từng bị qui chụp là thân Cộng. Rồi khi chiến tranh VN leo thang, ông không ngầ nngại lý tên tham gia phong trào đòi hoà bình - sau được học trò ( cũ) can thiệp , nên ông không bị vô tù. . (.........) *.
Theo lời giáo sư Nguyễn Đăng Thạch , trưởng nam của nhà hiền triết Nguyễn Đăng Thục:
một số tác phẩm của ông in ra chỉ là một phần nhỏ, so với con số còn trong dạng bản thảo - và ông đang sắp xếp số di cảo đồ sộ của cha ông,, để có dịp sẽ in ra cho đời biết đến .
[]
HỒ NAM
-----
* Biên tập tạm lược bỏ một số chữ .
( trích 100 khuôn mặt văn nghệ sĩ -
Hồ Nam & Vũ Uyên Giang / Đất Sống xuất bản, USA 2006 - tr. 211-212).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét