bài : Cao Thế Dung.
H o à n g N g ọ c L i ê n
bài : cao thế dung
S inh năm 1939 ở Ninh Bình ( Bắc Phần ) . Viết truyện và làm thơ rất sớm ( 1952 ).
Đã cộng tác với nhiều tạp chí và tuần san ở Saigon . Dạy học tư trước khi bi động viên vào trường Võ Khoa Thủ đức ( tốt nghiệp Khóa III phụ ). Hiện sĩ quan cấp tá binh chủng Nhẩy Dù Quân Lực VNCH.
- Sang Huê Kỳ định cư theo diện H.O * ( * Biên Tập chú thích )
Đ ã in :
HÌNH ẢNH NHỮNG MÙA TRĂNG ( truyện, 1959) NHỚ THƯƠNG ( thơ , Saigon 1962 ) VẪN CÒN THƯƠNG ( thơ , Saigon 1964 ) KHUNG TRỜI TƯỞNG NHỚ ( Saigon, 1966) THIÊN THẦN MŨ ĐỎ
( truyện , Saigon , 1968 ) v.v...
M ột Nguyễn Bính xưa đã làm sống lại hồn Việt qua những vần thơ trữ tình trong những thuần tục và hòa hiền của đồng quê , nội cỏ . Nhớ nhung của Nguyễn Bính là dư ba của vẻ đạp dung dị mà sầu muộn vô cùng :
Ngày qua ngày lại qua ngày
Má xanh nhuộm đã thành cây lá vàng .
và cũng tha thiết bao nhiêu :
Lòng anh như hoa hướng dương
Trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời .
Lòng em như cái con thoi
Thay bao nhiêu suốt mà thoi vẫn lành .
Nhìn từ Nguyễn Bính, tôi thấy tiếng thơ Hoàng ngọc Liên đã xinh xắn lại càng thêm thuần tục, tiếng thơ của ông gần với Nguyễn Bính trong cơn thương nhớ :
Người ơi trăng nhạt mờ đô thị
Không núi sông àm cũng cách ngăn .
và buồn đến phủ kín cả vùng sông hồ :
Em về đây giữa khu vườn cũ
Chuyện mười năm tóm lại một lời thôi
Vườn vắng vẻ như tình người viễn xứ
Thề hứa còn ghi hay đã lỡ buông trôi .
Nỗi buồn của Hoàng Ngọc Liên không sầu thản, nhưng thường cứ mênh mang mà kéo dài như trong mây thu :
Một sông núi hai phương trời
Đào sâu đất uổng lời thề xưa
Lặng nghe gió chuyển sang mùa
Lời ai nương tiếng mưa thưa vọng về
Cũng là nhớ thương nhung nhớ, nhưng được phong hương tỏa kín như Huy Thông :
Đi cùng tới Cô Tô cảnh cũ
Chờ trăng lên mơ nửa giấc mơ xưa
Cùng với bao la tình tiết như tơ trời cứ vấn vương mãi, khi thì dồn dập, khi hắt hiu như đường trăng lẻ bóng :
Bâng khuâng nẻo gió thẫn thờ
Dáng dồn khe đá, khói mờ bụi cây
Bóng đêm tựa dáng liễu gầy
Hắt hiu chỉ một bàn tay với trời .
Đường trăng khuất một nét cười
Dặm dài in mãi bóng người nhớ thương .
( Nguyệt Cầm )
Hoàng Ngọc Liên nên mô tả như một nhà thơ của nhớ thương, hoài niệm. Dĩ vãng qua thơ ông như nhịp buồn của điệu Nam ai trên dòng sông vắng, tuy nó không làm thức dậy được nhớ nhung, hoài niệm qua những hình ảnh thơ - song cũng đủ làm cho ta được một lần hoài cảm qua điệu thơ nhẹ, trong . Nỗi nhớ thương đi qua đời ông, như đi qua thơ ông trong không khí của một khoang thuyền trên bến Ngự, như chiều ánh nước Hương Giang trong màn sương mong manh :
Cánh hoa mười tám sao về gió
Châm lửa thiêng xưa đốt ước nguyền
Cười ghép nhân tình cho mệnh số
Đã đành ngang trái đến ... tơ duyên .
( Em đi )
Nhớ nhung và hoài niệm đất cũ, người xưa, là bản sắc thơ Hoàng Ngọc Liên . Nỗi nhớ thương ấy như thoảng dư âm một Đường thi :
Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần
Hạo hạo không trung cô nguyệt lâm
Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt
Giang nhân hà xứ sơ chiếu nhân .
( Xuân Giang hoa nguyệt dạ )
lược dịch :
Trời bên sông không chút bụi vương
Lưng chừng khoảng không một vầng trăng lừng lững
Nào ai trước đó nhìn trăng trên sông
Mà năm nào, trên sông tỏa chiếu bóng hình .
hay :
Thùy gia kim dạ thiên chu tử
Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu ?
( Xuân Giang hoa nguyệt da )
Thơ Hoàng Ngọc Liên như tìm đến gần Trương Nhược Hư trong niềm thương nỗi nhớ - nhưng còn đơn sơ quá ! Với quê hương, nhà thơ mang hoài niệm của kẻ đơn hành trên xứ lạ mà quê hương vẫn như kẻ tình chung :
Kiếm hồ đã cạn ý thơ
Sương rừng biên giới giăng mờ ảo quan
Gió thiêng văn miếu điêu tàn
Đường lên Cao, Bắc dặm ngàn hoang vu !
( Vào thu )
Niềm hoài vọng quê hương của Hoàng Ngọc Liên phảng phất một vài nét xa xôi qua Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch :
Sáng tiền khán nguyệt quang
Nghị thị địa thượng sương
Cứ đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tri cố hương .
Quê hương ở đây là văn miếu điêu tàn, là con đường Cao, Bắc, Lạng hoang vu. Và với nhớ thương , với xa cách mà đến cả mùa xuân cũng ảm đạm như chiếc bóng dật dờ trong hoang lạnh. Từ ngàn xưa mùa xuân đến với thi nhân trong muôn mầu, muôn vẻ diễm ảo ngàn hương . Nhưng mùa xuân của Hoàng Ngọc Liên thì gây cho nhà thơ những xao xuyến, những vơi đầy kỷ niệm và nhà thơ như con chim rẽ cánh nằm liệt trên vùng kỷ niệm nhớ thương :
Hết năm còn chi nguyện
Trôi nổi đã bao lần
Trắng bàn tay sự nghiệp
Thời gian đã vào xuân .
( Thời gian )
Nỗi buồn mùa xuân qua thơ Hoàng Ngọc Liên làm ta dễ liên tưởng đến một Trương Nhược Hư - và ở đây, ta thấy rõ rệt ông chịu ảnh hưởng sâu đậm Đưòng thi; nhưng cũng đủ tạo cho riêng ông một sắc thái đáng yêu . Tuy ông còn mắc ít nhiều khuyết điểm, như quá chú trọng âm thanh thơ, vần điệu- do đó mà sự diễn đat ý tưởng có phần gò bó, mất đi cái thanh thoát của vẻ thơ . Ngôn ngữ mà Hoàng Ngọc Liên xử dụng cũng không có gì đặc sắc, nếu không nói là sáo rỗng, chẳng hạn :
Châm lửa thiêng xưa đối ước nguyền
hoặc rất cũ :
Hình ai lồng bóng sáo trầm
Cánh buồm lạc hướng biển trời .
Tuy nhiên, Hoàng Ngọc Liên đã bộc lộ tâm tư một cách thành thực . Người đọc tìm thấy ở ông những nét mong manh của nhớ nhung , qua ái tình và hồn quê . Tuy không là nét đan thanh kiều diễm, nhưng cũng mang lại ít nhiều cẩm tú đáng yêu :
Khói xanh một góc rừng chiều
Lạc loài mây trắng lưng đèo còn vương
Muộn màng nắng sót bờ nương
Ngàn cây che khuất con đường về xuôi
Tiếng chim lời gió nhạc trời
Không gian nào chuyện đổi dời mà mơ ?
Nhớ thương một giải sương mờ
Nguyện thề ước cũ bao giờ có nhau !
Chiều hoang tím ngắt rừng sâu
Sương buông thấm lạnh mái đầu ngày đi
Bâng khuâng mười năm chia ly
Thôi rồi ước hẹn, còn gì gửi nhau ?
( 10 năm vẫn còn thương )
Thật là một cung bậc nhớ thương vừa xa xăm, vừa chân hậu mong manh như một khung trời thương nhớ qua phong dao và thể hiện rõ rêt một Hoàng Ngọc Liên của hòai vọng, của chân tình . Tiếng thơ ông chính là những tiếng lòng chân tình vậy .
[]
CAO THẾ DUNG .
( trích VĂN HỌC HIỆN ĐẠI : THI CA & THI NHÂN -
CAO THẾ DUNG
Nxb Quần Chúng, Saigon 1969 - tr. 70 - 76)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét