lưu dân thi thoại : la lan
nguồn sống xuất bản, usa 2003
LaLan
diên nghị + song nhị
( ...) Tuổi đời của cô chỉ gần bằng thời gian của lớp người di tản vào những ngày cuối cùng của tháng Tư 75 đổi chủ... , thì ,nhà thơ này chỉ ở tuổi lên 3. Chào đời tại Sài gòn vào đúng thời gian mùa hè đỏ lửa 1972, thân phụ , một sĩ quan Thủy quân lục chiến. Ba năm sau, của ngày 30-4-1975, bé gái lên 3 đó sống côi cút bên cạnh mẹ ... Ký ức tuổi thơ của cô hằn in lên những năm tháng đổi đời, khi cô bé còn mang sữa. Hình ảnh một bé gái lên 6, lên 5 trong hàng trăm, nghìn cảnh ngộ tương tự, lẽo đẽo theo mẹ vào tận rừng sâu núi thẳm để thăm người cha đi học tập cải tạo:
Chiến tranh tàn, Mẹ, Ba chia đôi ngả
Gần tám năm, đời con Ba không dự
Kỷ niệm ấu thời. Mẹ lội rừng sâu
bài học vỡ lòng dưới mái trường xã hội chủ nghĩa , đã cấy vào tâm hồn non dại trẻ thơ những gì ? Để đến nỗi , em bé tiểu học bàng hoàng xếp sách vở lại, khi nhìn ảnh hình người cha thân yêu tiều tụy, gầy gò, quay đầu đi về trại tù, khuất mờ trong cõi rừng sâu :
Hình ảnh năm nào, Ba dáng già nua
Lầm lũi bước, quay đầu đi về trại
Mưa mịt trời, ướt sừng sững Quảng ngãi
Mẹ giắt con, tay lặng ngắt, lặng nhìn
Bài học trương, cô giáo dạy con, tin
nhớ mắt Ba, cn bàng hoàng xếp vở
ký ức đó không những phai nhạt theo thời gian, hình ảnh cứ đậm nét nơi tâm hồn thơ ấu, lớn dần theo năm, tháng, của cô bé tiểu học thở dài- nay trở thành nhà thơ trưởng thành hôm nay, sau 25 nhìn lại :
Bài học đầu đời, co ai nhắc nhở
Con không quên đuộc dáng Ba gầy
'Không quên được dáng ba gầy' - không quên được được một thời kỳ đau đớn, bất hạnh. Nhiều thế hệ tuổi thơ việt sinh bất phùng thời, bởi, suốt thế kỷ, chiến tranh đã cướp đi nguồn an vui, niềm hạnh phúc lớp người nối tiếp nhau trên một xứ sở điêu tàn, rách nát, vì chiến tranh, thù hận.
LaLan là một, trong hằng hà sa số những đứa trẻ việt, chào đời giữa thời kỳ chiến tranh đang diễn ra tàn khốc trên quê hương. Rồi, cuộc chiến đó lụi tàn, chấm dứt, kéo theo một thời kỳ bất hạnh lâu dài, đổ ập xuống thân phận cả một dân tộc.
LaLan dần dần lớn khôn trên một xứ sở, nơi có bão giông, có hoa hồng, có sóng biển hiền hòa, lẫn với tiếng ru buồn nức nở trong những đêm mưa. Cô đi tìm, trong tiếng ru, trong cổ tích, thần thoại , như lời mẹ kể- lại chỉ thấy xứ sở đắm chìm giữa màn đêm. Hạnh phúc cuộc đời chỉ là một ảnh hình lướt qua. Cái nhận định, cái dành cho nhà thơ trẻ ấy mang đi, lúc rồi xứ sở, chỉ là vết hằn đau, nhức nhối. Hình như tất cả ấn tượng về quê hương đất nước, LaLan đã gói gọn trong bài Từ khúc - một bài thơ phá thể có âm điệu, có nhạc tính, nội dung súc tích thấm cảm. Bên cạnh những vết chàm thời thế ấy, trái tim cô gái bươc vào đời, hình như lúc nào cũng reo vui với tình yêu hạnh phúc. Trong tình yêu, LaLan dành hết trái tim hồn nhiên cho người tình chăn gối, cho cuộc sống lứa đôi :
Mai theo người về bên ấy làm dâu
Từ tạ nhé, những nỗi buồn quá khứ
Những gì trao và những gì còn giữ
(Góc hồn xưa, thôi hãy ngủ thật nồng)
Từ ngày mai em là vợ thương chồng
Thơ sẽ khóc, sẽ cười vi anh ấy ...
nhưng làm sao xóa được một góc hồn vương vấn. Nơi đó, tuổi thơ, kỷ niệm và những bóng dáng từng lách qua ngõ hồn:
Men tương giao đời không pha thành rượu
Vậy mà say mềm dạ kẻ qua cầu
Tâm hồn thơ LaLan không chỉ dành riêng cho kỷ niệm, và, bóng dáng từng làm xao xuyến con tim, tâm hồn đó còn dành một khoảng rất lớn cho tình yêu quê hương, cùng vẻ đẹp thiên nhiên của giang sơn gấm vóc :
Tôi yêu vùng quê mơ màng
có cọng rêu xanh chở tình tôi ra biển
Tôi yêu nơi này,
nơi muôn thuở tình trao
có biển, có anh, có những con sóng
suốt đời rượt bắt
không chỉ vùng biển, nơi có lời cầu hôn giữa thanh thiên bạch nhật của một cuộc tình - mà Đà lạt với thiên nhiên lộng lẫy với cảnh sắc tuyệt vời, với lời hẹn hò thơ mộng, cũng in đậm vào tâm hồn người thơ tình cảm đậm đà:
Em thích tuyệt vời một xứ sở
nơi bao đời thi sĩ viết thành thơ
mãi xa rồi thương nhớ nặng oằn vai
hành trang gói, em mang tình Đà lạt
về tặng anh thương góc đời lưu lạc
Đà lạt nay chẳng nhớ riêng mình
Thơ LaLan mới, trẻ trung, nhưng vẫn giữ được chất cổ điển trong thơ, không mầu mè, phô trương, không bứt phá khuôn mẫu quá trớn. Do đó, về hình thức, thơ LaLan vẫn có cái chừng mực, diễn đạt tự nhiên, dễ mến dễ cảm, thu hút [người đọc thơ cô].
trích thơ LaLan.
BÀI THƠ CON VIẾT TẶNG BA
Cắn bút mấy giờ, hết xóa, rồi ghi
Thơ tặng ba, nghĩ hoài không ra chữ
Gần tám năm, đời con, Ba không dự
Kỷ niệm ấu thời. Mẹ lột rừng núi
Ngoại vẫn hay ru, câu hát ầu ơ
"Mồ côi cha con ăn cơm với cá"
Chiến tranh tàn ,
Mẹ, ba chia đôi ngả
Ba vẫn còn, cá... Mẹ chẳng tiền mua
Hình ảnh năm nào,
Ba dáng già nua
Mưa mịt tròi, ướt sũng rừng Quảng ngãi
Mẹ giắt con, tay lặng ngắt, lặng nhìn
Bài học trường, cô giáo dạy con tin
Nhà mất Ba, con bàng hoàng xếp vở,
Bài học đời, có ai nhắc nhở
Con vẫn không quên được dáng Ba gầy
Chuyện lâu rồi, nhắc lại mắt còn cay
Thơ tặng Cho ba, lời, con vẫn thiếu
Có lẽ lòng con, chỉ mình Ba hiểu
Con viết hằng ngày, bằng ý ... đời con .
TỰ KHÚC
Mẹ sinh con ra
trong mùa khói lửa
Cha bận hành quân
ba tháng mới được gần
Vùng đất này
Cha chọn để dừng chân
Có bão, có giông,
có hoa hồng rực rỡ
có biển rì rầm thở
như tiếng con buồn
nức nở những đêm xuân
Mẹ kể con nghe
chuyện thần tiên đời xưa
thơ mộng quá đi
con ngờ đời là cổ tích
cầm chiếc hài con chạy tìm ríu rít
hoàng tử ... lâu đài ẩn khuất giữa màn đêm
Chẳng có cỏ êm
chân con gai cào xước
hạnh phúc thi nhau nhẹ lướt
con với hoài nào bắt được gì đâu !
Không chịu cúi đầu
con bắt mình phải bước
nhưng mẹ ơi, vết xước
đau quá chừng !
Mẹ biểu phải làm sao ?
lalan
(sđd: tr. 555 - 560)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét