Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

nguyễn thanh thu nặn tượng anh lính chiến vnch ngồi gác nghĩa trang quân đội ở biên hòa / bài viết: phan lạc phúc (australia)

bức họa' tiếc thương'/  nguyễn  thanh thu
bài viết: phan lạc phúc

                   NGUYỄN THANH THU NẶN TƯỢNG 'TIẾC THƯƠNG'-
                  ANH LÍNH CHIẾN NGỒI GÁC NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI 
                                          VNCH Ở BIÊN HÒA
                                        bài viết: phan lạc phúc


Tôi được biết Nguyễn thanh Thu, do một sự tình cờ, rất tình cờ. Dạo ấy, đâu vào khoảng 1960- 61, tôi, hiện đang làm việc tại một trường Quân đội ở đầu đường Lê thánh Tôn, gần bệnh viện Đồn Đất Saigon.  Bạn đồng sự của tôi là Tạ Tỵ. một họa sĩ tên tuổi.

Năm ấy, có một cuộc triển lãm tranh, tượng rất lớn-  và, Tạ Tỵ là tổng thư ký  ban giám khảo.  Triển lãm xong rồi , tranh và tượng được đem về,. tạm xếp tại một phòng lớn của ngôi trường, chờ được trả về các họa sĩ, điêu khắc gia tham dự triển lãm.  Do vậy, sau những giờ làm việc mệt nhọc, hoặc, trong những lúc tâm hồn trống rỗng, 
tôi [PLP] thường đi vào phòng triển lãm một mình, làm một cuộc rong chơi nghệ thuật. Trong cái vắng lặng tuyệt đối của gian phòng rộng rãi, trước sự sắp xếp bừa bãi như cuộc đời : các tranh, tượng, lúc đó lại có khả năng trò chuyện với riêng tôi.  Nếu băng tảng của tôi tiếp thu được những thông điệp âm thầm ấy. Tôi còn nhớ, tôi thường đứng rất lâu trước một pho tượng thạch cao nhỏ, chỉ cao chừng 60 cm, mang tên 'Ngày về' -   ngày về chiến thắng của người lính chiến.  Người lính chiến đã được cách điệu (stylisé) cao, vượt lên , cao hơn người bình thường, mắt không nhìn vào  vòng hoa chiến thắng của người lính chiến treo trên cổ, , mà, ngửa mặt nhìn lên bầu trời, nét mặt suy tư.   Tay anh ta ôm lấy người thiếu nữ, có thể là người yêu,  có thể là người vợ [không chừng] ?  Người nữ ấy nép mình rất sát vào người lính chiến, như một niềm son sắt, như một sự không thể tách rời. Đầu cúi xuống, mắt nhìn vòng hoa chiến thắng  mà nhỏ lệ.  Giọt lệ bằng thạch cao nào long lanh, trong suốt, trên cành hoa chiến thắng.  Bức tượng nhò, nhưng, làm tôi  suy nghĩ thât nhiều.  Chiến thắng đã vinh quang tới đâu, nhưng đằng sau chiến thắng, có bao nhiêu dòng lệ chảy.  Người lính chiến kia, ngày về chiến thắng mà ngửa mặt lên trời, nét mặt đăm chiêu.  Phải chăng anh ta [người lính chiến] muốn hỏi rằng, ở một khía cạnh sâu xé nhất,  cuộc chiến nào cũng là một sự chẳng đặng đừng, một nỗi đau của vô ích. Bức tượng 'Ngày về' ấy đã được người nghệ sĩ điêu khắc Nguyễn thanh Thu [tạo thành].  Tôi [Phan lạc Phúc]  hỏi Tạ Tỵ, xem Nguyễn thanh Thu là ai ? -  " ... Một người anh em trẻ của tôi mới tốt nghiệp trường Mỹ thuật, bây giờ  đang dạy hội họa ở trường trung học Võ trường Toản..."-  Tạ Tỵ trả lời vậy.

Năm 1969, tôi có may mắn đứng trong ban tổ chức dựng tượng đức Trần hưng Đạo ở bến Bạch Đằng. Tôi nghĩ ngay đến nhà điêu khắc trẻ Nguyễn thanh Thu. Theo lời chỉ dẫn của Tạ Tỵ, tôi đánh xe đi tìm xưởng điêu khắc của nhà nghệ sĩ Nguyễn thanh Thu,  ở đâu đó] cuối đường Hoàng hoa Thám,  bên Gia định . *  Xe đi tuốt mãi vào phía trong," bao giờ thấy vườn ổi, có nhiều tượng bày la liệt ngoài vườn, ấy là nhà hắn..." - vẫn là lời chỉ  đường của Tạ Tỵ, quả nhiên là đúng, qua vườn ổi, cỏ mọc um tùm.  Những bức tượng, cái thì đã xong, cái thì đang làm dở, có tượng cụt đầu, cụt tay nằm xếp lớp.   Một mái nhà cũ nằm giữa vườn,  một chiếc [xe hơi Citroen]  traction avant xập xệ.  Một nhà nặn tượng, mặc áo blouse trắng lấm lem [dính đầy] bùn đất, tóc dài kiểu Trần văn Trạch, mặt mũi 'bất cần đời'- đó là Nguyễn thanh Thu.  Năm đó Nguyễn thanh Thu còn rất trẻ, chừng 26, 27 tuổi là cùng.  Có lẽ, ngoài nặn tượng, Nguyễn thanh Thu không cần làm điều gì khác.
------
*   cái vườn ổi, nay không còn nữa, ở giữa là cái hồ nhỏ, một bức tượng khổng lồ sừng sững đập vào mắt khách tới uống cà phê sân vườn, căn nhà do vợ điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu làm chủ. Hình như, sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975,  bà vợ họa sĩ không di tản, ở lại,  cố thủ để giữ căn nhà + miếng vườn  chăng?.  Họa sĩ NTThu sang Hoa Kỳ, chỉ vài năm sau, anh trở về Saigon thăm vợ con, rồi 'tái định cư' ở nơi này, đường Hoàng hoa Thám, nay thuộc quận Bình Thạnh, giáp ranh với Phương 1, quận Gò vấp.   Có một lần,  văn sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn, dược sĩ Đinh bá Ái  và Thằng phải gió,  tới quán  cà phê sân vườn ấy- bởi, HVĐông Sơn hẹn gặp, viết bài chi đó,  về điêu khắc gia NTThu. (bài này đã post trên Newvietart.com/  Pháp). Người nhà cho biết họa sĩ giắt mấy cháu nội đi loanh  quanh đâu đó, ở đường Nguyễn trung Trực. Tôi đi loanh quanh tìm, gặp lão trung niên, đội mũ béret đen, ăn mặc tuềnh toàng, quần 'pi-da-ma', miệng thì cười nói, tay thì giắt 2 đứa cháu tung tăng chạy giửa đường- mỗi đứa một chiếc kem cây, chúng  đều mút chùn chụt,  cười đùa với ông nội.  Họa sỉ hỏi tôi, " vậy là, anh đến tìm tôi ở  túp lều nhỏ cuối vườn phải không ? " - (một túp lều ở cuối quán cà phê, một chiếc giường cá nhân, chiếc bàn nhỏ xập xệ, chiếc radio cá nhân,  bên chiếc đèn bóng tròn , ánh sáng đỏ quạch. Chúng tôi tới uống cà phê, không gặp anh, chỉ hỏi người nhà , họa sĩ có nhà không,  chưa bao giờ đặt chân vào dãy nhà gạch phía trên , có thể, nơi phu nhân , con và cháu của họa sĩ cư ngụ). 
 (CHÚ THÍCH /  2014)      

Buổi sơ kiến, Nguyễn thanh Thu đi ngay ra vườn, hái mấy trái ổi xanh, " mời, mời, ổi vườn nhà, ăn được lắm !"

Còn việc dựng tượng đức Trần hưng Đạo, tôi [PLP] đã cùng NTThu đi trên chiếc [xe hơi Citroen] traction avant xập xệ, đến nơi dự định đặt tượng đức Trần hưng Đạo... Nhưng, NTThu cho rằng, chỗ bến Bạch Đằng không xứng- phải dựng tượng ở chỗ doi đất giữa sông Khánh hội, mới thích nghi với tầm vóc lịch sử của Người.   Nhưng mà, doi đất kia lại thuộc về sông Saigon,nên không sao có thể giải quyết được. 

 Nguyễn thanh Thu phán, " Tượng chỉ là một phần thôi, cái chung quanh pho tượng, cái quần thể dựng tượng, ấy là một phần nữa.  Bây giờ không có được cái quần thể ấy, thì ... xin lỗi ... ". 

Sau đó, tôi và Nguyễn thanh Thu không còn được tham dự vào việc dựng tượng đức thánh Trần nữa!


                                                            ***

Đầu thập niên 60,  còn ít người biết đến  Nguyễn thanh Thu-  nhưng đến đầu thập niên 70, Nguyễn thanh Thu đã là một điêu khắc gia lừng danh.  Tôi không lấy làm lạ, vì đó chỉ là sự công nhận một tài năng đã chín. Điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu đã đoạt nhiều huy chương, nhiều giải thưởng. Toàn là những huy chương cao quí nhất, giải thưởng giá trị nhất, đó là bức tượng 'Tiếc thương', dựng bên ngoài đường dẫn vào Nghĩa trang Quân đội [VNCH] ở Biên hòa. Bức tượng được dựng vào đầu những năm 70 (?), khi cuộc chiến Việt nam đang ở hồi khốc liệt nhất.  Cổng nghĩa trang lá một khúc quanh.  Đến khúc quanh này, người đi xe cũng như khách bộ hành, thấy đột khởi trên nền trời xanh thẳm của cây lá bên đường : tượng một anh lính chiến đang ngồi nghỉ, anh ta ngồi đó một mình, sau lưng là bao nhiêu người đã chết ... Chiếc mũ sắt lỏng giây quai súng nằm nghiêng bên mình,  dáng vẻ ngậm ngùi, mắt ngó mông về khoảng không trước mặt. Anh ta đang tiếc thương ai. Tiếc thương bao nhiêu đồng đội vừa nằm xuống, những dẫy mộ chí dài đằng dặc sau lưng, biết bao giờ chấm dứt [chiến tranh], hay, anh ta  đang tiếc thương cho sức xuân xanh của dân tộc, đang chết dần đi trong cuộc chiến này.   Pho tượng như có mang chính linh hồn người lính chiến những người lính chết khắp nơi trên đất nước.  Những lúc trời chạng vạng, âm u,  từ trên đồi cao đi xuống, ngồi bên vệ đường, hoặc, những đêm khuya, trăng lạnh,  nghe tiếng hát từ pho tượng bay đi.  Pho tượng đã bước vào huyền thoại, đi vào niềm tiếc thương của con người.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, ...  một, trong những việc đầu tiên, là,  xô ngã bức tượng 'Tiếc thương'của điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu-  ở Nghĩa trang Quân đội {VNCH] ở Biên hòa. 
  (...) - tạm lược bỏ 3 dòng).**

   phan lạc phúc 

           < Google/ search/  Tiếc thương - Phan lạc Phúc/  Diễn đàn Thư viện Việt nam>

----------
* PHAN LẠC PHÚC, sinh 1928 tại làng Hữu bằng, huyện Thạch thất, phủ Quốc oai, tỉnh Sơn tây ( nay,  Hà nội). Bút hiệu thường dùng : Ký giả LÔ RĂNG. Cấp bậc cuối cùng, trung tá QLVNCH, từng chủ bút nhật báo quân đội VNCH ở Saigon ( báo Tiền tuyến). Anh ruột văn sĩ  Phan lạc Tiếp (cựu thiếu tá Hải quân QLVNCH), tác giả Bờ sông lá mục, hiện định cư ở  San Diego( Hoa Kỳ). Trong gia tộc họ Phan,  là chú của  thi sĩ Phan lạc Tuyên ( 1927- 2011 tp.HCM), thi sĩ Phan lạc Giang Đông ( 1940- 200x Hoa Kỳ) .   Phan lạc Phúc  từng học tập cải tạo,  định cư ở Sydney ( Australia) từ 1991.   Đã xuất bản :  Bạn bè gần xa  ( USA 2000, tái bản ở Úc năm 2001) -Tuyển tập  Tạp ghi  ( USA, 2003 ) v.v...   (BT)

**    -   ngày 5 tháng 8 năm 2014, dân biểu tiểu bang ở Hoa Kỳ, Alan Lowenthal  cùng 18 dân biểu Hoa Kỳ, đồng gửi thư ,kêu gọi bộ ngoại giao Hợp chủng quốc, nêu vấn đề với chính quyền Việt nam- về Nghĩa trang quân đội VNCH ở Biên hòa, nơi yên nghỉ của khoảng 16.000 tử sĩ VNCH,  đang còn bị bỏ hoang. Dân biểu Lowenthal nói, "  Tình trạng hiện tai của Nghĩa trang Biên hòa, là một sự đáng hổ thẹn, và trách nhiệm của chính quyền VN hiện tại, là phải đối xử  với nơi yên nghỉ cuối cùng của hàng chục ngàn người việt, một cách tôn trọng và đầy đủ nhân phẩm xứng đáng của họ trong chiến trận ." [ giửa VCNCH,  VNDCCH, và Hoa Kỳ].  (báo NGƯỞI VIỆT, Tuesday, August 5, 2014 3.15. 00 AM.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét