Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

đợi ngày chiến thắng - thế phong / - 3

đợi ngày chiến thắng - kỳ -
thế phong/ saigon, 1954

                                              đợi ngày chiến thắng
                                                           truyện thế phong

                                                             CHƯƠNG 3

Vào một chiều mưa nhỏ cánh, gió thổi tạt những cánh mưa nhẹ nhàng lọt qua cửa sổ vào trong nhà.  Người mẹ nuôi Thành đang ngồi cho tằm ăn dâu,   nhìn mưa gió  kêu gào ở ngoài ki, bà gọi Spay, 
"  Spay ơi,  con đã đóng hết cửa ngõ chưa, cả cửa ngoài cổng nữa  đấy chứ.  Mưa nặng hạt rồi đấy, không đóng cổng ngoài ngõ sớm sủa. thì, không tốt đâu.   Cả chuồng vịt, chuồng gà nữa chứ."

Nhìn ra ngoài trời tối đen như  mực, cổng chưa đóng, chưa gài then, nàng cũng cảm thấy ngài ngại thật.   Thành thấy vậy, liền nói, "  Chúng ta thắp đóm ra đóng cổng đi thôi.  Tối , mà mưa như thê này, có thể ông Ba mươi ngồi đợi ở ngoài hàng rào rồi đấy !".  Nàng gật đầu chạy ra thắp đóm, và khi đóm cháy rồi, cả hai đi ra ngoài hiên.  Thành nhìn thấy mưa to, nên nói với Spay, "  Em mặc áo tơi vào, kẻo ướt hết cả bây giờ. " .
-----
* một cách khác, gọi con hổ.

Nàng nghe lời , tiếp nụ cười chúm chím trên môi hồng, Thành cảm thấy mưa gió thế này,  cũng là cơ hội để được gần nàng.  Spay bảo Thành, " Anh cầm đuốc đứng trong này, để em ra ngoài đóng cổng  nhé."  Đôi chân Spay bước nhẹ nhàng trên những hạt mưa đọng ở vũng ngoài sân.  Đóng cổng xong,  Spay ù té chạy vào,  nói với Thành, "  Hôm nay trời rét lắm anh ạ!".

 Cả hai lại đi tới phía chuồng gà,   chẳng may vấp vào  cục đá, Spay té, đứng dậy xoa xoa, không dám kêu đau. Nhìn người anh nuôi, nàng thầm nghĩ,  đôi mắt kia nhìn mình, anh ấy chắc đã yêu mình nhiều lắm đây.    Bố mẹ, anh em người anh nuôi không còn nữa,  đã chết hết , kể cả cô em gái.  Thành lên đây, được mẹ nuôi đối xử như con đẻ,  con gái bà có càm tình đặc biệt với anh . Cũng rất được an ủi.  Nhớ lại, có lần mẹ nuôi bảo con gái, " Con phải nghe lời nó đấy, Thành bây giờ như anh của con,  phải kính trọng nó nhiều hơn. "    Đó là lời dặn của mẹ, ngay khi Thành mới đến đây, nhưng, thật ra có bao giờ Spay dám hỗn xược đâu.   Từ ít lâu nay, khi  đã quen hơi, bén tiếng, Spay tự  hỏi lòng , "  Mình có thể yêu anh ấy được không. Còn mẹ, thì,  nói là phải coi anh ấy như người anh ruột cơ mà, tuy không phải con đẻ, mà , con nuôi được mẹ thương ,thì như con đẻ chứ."  Spay vẫn thắc mắc, và, có một lần Spay hỏi thẳng mẹ , " Mẹ này, người Kinh có thể lấy con gái người Mường được không, hở mẹ ?"  -- " ...thế mày không thấy tao và bố mày , sao ?" --" Nhưng, mẹ đâu có phải người Kinh 
rặt?" --" ...mày dở lắm con ạ,  người nào yêu nhau, thì, tại sao lại không lấy nhau được ?  Vả lại, người Kinh và người Mường đều giống nhau cả,  người Mường chính là tổ người Kinh đấy! , từ thấy tục lệ, cả tiếng nói, gần giống nhau  , người Mường nói " ạn cơm" thì Kinh nói  là " ăn cơm" đấy thôi ! " . Nghe vậy, Spay hơi xấu hổ, đỏ mặt,  không nói tiếp lời nào thêm.   Đang nghĩ miên man chuyện đâu đâu, bỗng, Thành giục, "  Xong, thôi lên nhà đi em!".  

Bếp lửa trong nhà tỏa hơi ấm hơn, từ những khúc củi cháy , than hồng nổ lách tách quanh bếp, 3 mẹ con ngồi xúm vào nhau, trò chuyện thân mật.   Bữa nay, người mẹ nuôi  thấy cần kể cho con nuôi nghe vài chuyện  về tục lệ xứ Mường-  chuyện này giúp đứa con nuôi  sẽ không dễ gì bỏ nhà ra đi,  xa mẹ con bà được. Hơn nữa, câu chuyện này có thực, bà  không hề bịa ra- đã là  dân xứ Mường, không ai là không biết, từ người già đến đứa trẻ .

Bà rỉ rả kể , " Thành ạ,  thế mà thời gian đi quá mau ! Từ ngày con lên đây đã gần được 1 năn. Chắc bữa đầu tiên, con cảm thấy lạ lẫm lắm phải không ?   Bữa đầu tiên dẫn con lên rừng kiếm củi, đeo dao bên hông  chưa quen dao kêu loẻng xoẻng.   Mẹ thấy nét mặt con  vừa ngạc nhiên lại sợ sệt, mẹ chỉ cười thầm, và,  biết rằng chỉ  ít lâu sau, sẽ quen hết thôi.  Spay ngắt lời, xen vào, "  Con dám chắc, anh  ấy sợ lắm,  tưởng dẫn lên rừng để tế thần, vì, thày Mo cúng vái đã làm anh ấy sợ hết hồn rồi,  có đúng vậy không ?"  -- Thành đáp, " , Sợ, chứ sao không ?   Rồi sau cũng hiểu ra, đó  là tục lệ thôi.  Khi bị bịt mắt, rồi dẫn vào rừng, thì,  ai mà chẳng sợ, sẽ tưởng tượng ra tới giờ tận s rồi .   Nhưng, chỉ có hôm đầu ấy vừa thấy lạ, sợ hãi nữ là khác,  lạ nước, lạ cái, nếu  ất cả cứ như ngày đầu tiên, thì, có lẽ phải tìm cách trốn thôi, không thể ở lại đây , dầu chỉ một ngày." 

Spay cưới, hỏi , "  Bây giờ thì quen rồi,  hay vẫn còn lạ lẫm ?"  -- Thành cười,  không trả lời, lắng nghe người mẹ nuôi , "  Tối nay, mẹ kể cho một câu chuyện thật lạ, ấy là, chuyện  kể về  thần Mường nhé .  Con có muốn nghe không ? --Thành gật đầu  --"...  chuyện này lạ lùng lắm ,  dám chắc rằng con chưa được nghe ai kể bao giờ.  Nó liên quan mật thiết đến đời sống tâm linh.   Trước đây, có một người Thái đến  làm công cho  gia đình  bà Ten. Lúc ấy, bà Ten chỉ mới  5, 6 tuổi gì đó, thì bố bà nuôi người làm công này,  gốc là người Thái đó.   Anh ta làm ăn chăm chỉ, thạo việc đồng áng, được tin cậy, giao cai quản  mọi công việc .   Bố mẹ bà Ten  thương mến anh ta vô cùng. Có lần, bố  bà Ten hài lòng về người đó quá,  bảo vợ,"  Này bà này, con Ten lớn lên, ta gả cho thằng Pê-Ông nhé, bà  có đồng ý không ?" --Thành nghe cái tên ngồ ngộ, trả lời mẹ nuôi, "  Hắn ta có cái tên nghe hay hay mẹ nhỉ, tên gì  nghe lạ thế? " -- Ừ, Pê-Ông làm việc chăm  chỉ, ở làng, ai cũng khen, nhưng, chỉ có cái tật ham tiền , lại kém thực thà, của nó ,  mọi người  làng đều tiếc thay cho nó !   Có một buổi, nhà bố mẹ  Ten bán thóc,  thương lái trả bằng đồng bạc quan xòe,  nhiều đến nỗi,  như đống sỏi. Bố mẹ Ten đựng bạc quan xòe, trong một cái lu ở góc nhà, không ai biết, trừ bố mẹ Ten.  Khi cả nhà ngủ say, Pê-Ông lần mò vào chỗ để bạc, lấy trộm xong, rồi trốn đi.   Không một ai hay biết, anh ta đi ngay vào buổi sáng sớm tinh mơ như thường lệ, đi  ra đồng.   Làng anh ta ở Ba Khe *, con có  biết con đường này dẫn ra  Yên bái, hoặc, trở vào Nghĩa lộ không nhỉ?   Làng Ba Khe nằm trên con đường ấy,  ở khúc  đường nằm giữa  Đông Khê và Cửa Nhì.  Khi trốn về làng này, anh ta đem số bạc quan xòe , để mua ruộng nương,  trâu cày ruộng, cưới vợ, một cô gái  Thái rất xinh đẹp.    Cuộc đời đang yên ổn như thế, được khoảng 1 năm, vợ có chửa .  Một hôm, vợ chồng  vác dao vào rừng đẵn cây  cọc về làm nhà mới, chồng nói với vợ, "  Trước kia, tao làm công ở  Thu cúc, nhà ấy giàu có quá, tao bèn lấy trộm bạc quan xòe, bây giờ tao giàu có thế này, mà có sao đâu ?   Người ta thường bảo ma Mường thiêng lắm cơ mà, nhưng, tao không tin.   Vào rừng  chẳng được mấy lúc, khi đốn cây xong xuôi định vác về, thì, một con hổ ở đâu đó nhảy ra vồ người chồng  , rồi tha vào rừng.   Người ta kể, thằng Pê-Ông chỉ  kêu ú ớ vài tiếng, rồi im bặt.   Vợ quá sợ , chết ngất, nằm bên cạnh chỗ con hổ vồ chồng tha đi.   Khi tỉnh dậy,  người vợ thấy còn sống sót, quay về nhà, kể lại cho bố mẹ  chồng, bố mẹ ruột.  Bố mẹ vợ ra lới, "   Chồng mày chết thì không oan ức gì đâu, đừng ca thán, khóc lóc nữa.  Bởi, chồng mày ăn trộm tiền của người Mường đem  về làm giàu, thì,  bền làm sao được ?".   Vợ Pê-Ôn không tin, "  Con không tin như vậy đâu".  --"  Nếu không thật, thì ông Ba mươi phải ăn thịt người chứ. Nhưng đằng này, ông Hùm chỉ cắn cho chết, xé rách nát mặt thôi. Vả lại, tại sao ông Hùm không cắn mày ?" . 
---
*  nay đổi tên,  xã Cát thịnh. ( chú thích : 2014)

Bà mẹ nuôi Thành kể xong câu chuyện,  hỏi đứa con nuôi, "  Con có thấy chuyện này  là quả báo không ?"  Spay ngắt lời , " Vậy, anh Thành nghĩ sao về chuyện mẹ em vừa kể?" -- Thành hỏi lại,
 " ...giả dụ, người ta muốn về thăm quê quán, thì sao nào ?"  --" thì, phải xin phép, rồi lập dằn chay , nếu thày mo nói,  ở Trên chấp thuận ,thì mới được phép đi "-   bà mẹ nuôi  trả lời.

Thành không tin vậy, anh  cho đó chỉ  là cái cớ ,để,  giữ anh chàng kia lại mà thôi.   Lúc này đã khuya lắm, củi bếp đã gần tàn, bà mẹ  bảo con gái, "  Con đi bỏ mùng,  anh con buồn ngủ  lắm rồi, thì phải."


                                                                  ***

  Nghe chuyện mẹ nuôi kể, Thành cảm thấy buồn,  lo lắng. Đêm nay  trằn trọc, khó ngủ , lại có cảm giác như nằm ở nhà lạ vậy.   Và, điều lạ nữa, mắt bên phải như giật- giật, tai  nóng bừng, hiện tượng này báo hiệu điều gì chăng ?   Đã vài lần, Thành tung chăn ra, dậy , ra ngoài hiên, ngắm cảnh đêm tối , lại vào ngủ lại, nhưng,  không tài nào  nhắm mắt được.  Đôi mắt cứ mở thao láo, tiếp theo ngáp dài, như thèm giấc ngủ.    Thành kéo chăn lên chùm kín đầu,  cố tập trung, vỗ về giấc ngủ,  nhưng lại  không tài nào nhắm mắt được .  Bỗng,  nẩy ra một ý nghĩ, không biết từ đâu , ý tưởng nhớ quê, muốn về lại Thái bình.   Anh tự nhủ,  bố, mẹ, em gái  đều chết, gia đình chỉ còn  mình anh sống sót, nhưng ,ít ra cũng  còn 1, 2 người là họ hàng, thân thích.  Thành để dành được ít tiền,  lộ phí đi đường không phải xin mẹ nuôi,  càng  không tin chuyện người mẹ nuôi  kể về anh chàng  Pê-Ông người Thái kia.  Chuyện ly kỳ  thật,  nhưng hoang tưởng hơi nhiều.   Ông Ba mươi đói, gặp mồi ,thì phải  vồ mà ăn, làm gì có chuyện, xé rách mặt con mồi,   mà không ăn - như vợ anh ta sống sót kể lại.   Chẳng qua  người miền ngược hay tạo ra chuyện thần bí để  răn đe, thế thôi. Nghĩ vậy, Thành  hấy nhẹ nhõm  hơn.   Trở dậy, đi ra ngoài hiên lần nữa, rửa mặt cho mát . Trời chưa sáng, , Thành đi vào , ngủ tiếp.

 Bỗng như , Thành  vừa gặp  thiếu nữ người Mường nào đó , nhận ra, sao  thấy  đúng là con ông Tạo Péng- nàng ta cũng đi ra ngoài hiên theo Thành, lên tiếng, " ... kìa, thầy chưa đi ngủ sao . Khuya thế này mà chưa ngủ, ngày mai  đi đường sẽ mệt lắm đấy.  hay là thầy lạ nhà, lạ cửa  , nên không ngủ được !".  Cô bé này ăn nói dễ thương, Thành liên tưởng tới Spay,nàng đẹp và thùy m cũng không kém ! . Trong bóng đêm,  không nhìn rõ mặt nàng, chỉ nghe thấy tiếng nói, giọng cười ngọt ngào.   Thành trả lới, " ...tôi  khó ngủ quá cô ạ.  Có lẽ vì lạ nhà, lạ cửa thất, đúng như cô nói, nhưng, còn sớm lắm mà ! --"  em dạy sớm đề đồ cơm xôi đấy, thầy ạ.  Thầy đi ngủ đi, em đi đãi nếp  đồ xôi đây".    Thế rồi, Thành đi vào, ngủ tiếp.

Lần này, Thành ngủ thiếp đi, vừa chợp mắt, thì, đã mê man  trong giấc mộng hãi hùng.  Thành cố mở mắt, thì biết là chưa ngủ, không hiểu sao anh không thể đứng dậy được, muốn nói, lại không thể nói được. Vậy là nghĩa lý gì ?   Có một con hùm lông màu xám, râu dài, nhe răng, nanh vuốt nhọn hoắt , nó đang lừ lừ tiến về phiá anh, gầm lên một tiếng , tóc gáy anh dựng ngược lên.  Lưỡi nó có gai, giá mà nó thè ra liếm vào da anh, chắc là chết quá !    Rừng cây rậm rạp, hùm đâu mà nhiều thế, không phải một con .  Sợ quá, anh hét một tiếng thật lớn," Ai ơi, cứu tôi với !" .

Tiếng gà gáy liên hồi làm anh thức giấc,  tuy vẫn nằm trên giường, quả là vừa trải qua một giấc mơ khủng khiếp !   Vuôn vai, đứng dậy,  đi ra hiên,  lại gặp Spay, " Anh mơ thấy gì mà la lớn thế !"  Thành  kể lại giấc mơ hãi hùng  kia, Spay đáp, "  Điềm gở đấy . Ở đây, tục lệ thờ thần  của người Mường, thì quan quân là hổ  xám đấy!". 

Thành không tin vậy, và, không nói cho Spay biết, anh không tin  điều Spay vừa kể.   Thành tự an ủi mình bằng mớ triết lý học được từ một triết gia duy vật mách bảo. Những điều gì ban đêm ta mơ thấy, đó là điều sợ hãi, hoặc, mong ước từ ban ngày. Việc ta suy nghĩ trong óc, lẽ nào cơn mộng vu vơ kia  biến thành hành động thực được, sao ?

                                                                                   (kỳ sau: Chương 4)

    thế phong

       (sách đã dẫn : tr. 31- 39 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét