Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

ẩn hiện nhà văn nguyễn đình thi / bài : nguyễn quyến ( hà nội)

báo thể thao  văn hoá  (VNTTX)  số ( 1575)  / 13/8/04 

                       n hin ngôi sao nguyn đình thi
                                           bài : nguyễn quyến

Lời dẫn:

Văn sĩ Nguyễn  Đình Thi ( 1924 - 2003) lắm tài, chẳng kém Văn Cao.   Nào :  văn, thơ, kịch, biên luận, nhạc , xem ra tài năng bộ môn nào cũng  sắc cạnh -  mấy chục năm xưa ,  cậu bé sinh trưởng ờ  Lào,    lớn lên ,  trưởng thành tại quê nhà,   lấy vợ sớm , lại  nhiều vợ,    lô lốc người tình văn chương, việt có, cả   đầm  không thiếu - nữ văn sĩ nhà báo Madeleine   Riffaud, tác giả Dans le maquis de Viêtcộng ,  dan díu từ 1951 ờ  Helsinki, bền bỉ tới sau 1975, đúng hơn cho tới  năm 2003  và hiện nay bà còn sống ở  Paris  .  Chiếc xe gắn máy Peugeot của nàng  từ trời tây  gửi tặng , chàng vẫn ngổi trên yên xe, dạo chơi  khắp phố phường Saigon - mà tôi gặp nhiều nhất  ở  báo Văn Nghệ tp HCM (   462 Nguyễn thị Minh Khai, quận 3) - cà- phê , cà-pháo -  và khi ấy,  ' nhà thơ  đầu nậu' Trần Nhật Thu đặt hàng  T.T.KH., Nàng là ai? '  ( 1994).  Tôi  viết xong  trong vòng  3 bữa , in xong 7 ngày ; sách ra  làm xôn sao dư luận, trong, ngoài nước, đâu đó gần 70 bài điếm sách, khen, chê rối mù - và chính  văn sĩ N.Đ.T  nể tình T.N.T   đi phó hội văn chương ở  thủ đô,  cầm theo  30 cuốn  T.T.KH...,  trao tận tay giám đốc Quang Huy  để  nộp bản .

  Sở dĩ   N.Đ.T nhận lời, vì nể tình   Trần Nhật Thu năn nỉ , hơn nữa khi ấy,  có một bài báo ở một địa phương, (  Bà Rịa-Vũng Tàu)   áp đặt  cuốn này in lậu không giấy phép.   Vậy mà ai có ngờ, sách bán chạy quá trời -   chủ đầu nậu  qua đời rồi -  cũng không thể biết mười mấy  năm sau , cuốn  best--seller  kia , bị Amazon.com   phổ biến  lậu ,  không  xin phép , không trả bản quyền.    Chú Sam   láu cá, hỗn sược,  đã  không chỉ  phổ biến trên mạng  Kindle Direct Publishing   sách T.T.KH., Nàng là ải (  bản tiếng việt đầu tiên )  còn bị COPY   bán  chui trên mạng -    I used from $,30,00 / copy  -   khinh nhờn  , cố ý không xin phép, trả bản quyền , coi như không có  Hiệp  định giữa Chính phủ Nước Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamChính Phủ Hợp Chủng Quốc Hoa Kvề  Bản quyền tác giả -  hiệu lực từ ngày 26 tháng 12 năm 1998.  ( Cục bản quyền Tác giả, Hà Nội xuất bản 1998). 

 Thư ngỏ  gửi   CEO Jeef Bezos, tôi  đòi bản quyền, đã  đăng trên  báo Calitoday.com (  San Jose, USA ) ngày 20 tháng 6 năm 2011 - cã bản anh ngữ - tới nay ,  không nhận  được  hồi âm,  mà nạn Piracy -Copyright infingement  tiếp tục  âm thầm diễn biến .

Một thí dụ điển hình , cuốn T.T.KH., Nàng là ai? ( bản tiếng việt do Nxb Văn hóa thông tin, Hà  Nội in 1994 )  bị Amazon.com đưa lên mạng như trên đã đề cập.

 Vậy là ,  thên một lần nữa, cảm ơn  ông  Nguyễn Đình Thi , nhất là,  nữ diễn viên Tuệ Minh  phu nhân  ông -   đã  rất niềm nở tán tụng,  đặt trước mua 05 cuốn, khi  Trần Nhật  Thu đưa  tới thăm,  trước khi phát hành sách .  

Tôi  ngắm ảnh   Nguyễn Đình Thi  ( kèm trong bài báo ),   chàng văn sĩ đa tài, đa tình, cũng  rất phong tình, lãng mạn ,. ve gái  đứng hàng số 1 La Mã , chẳng thua Đoàn  Chuẩn,   dáng  người cao, đẹp  trai, ăn nói  rất  bặt thiệp, lịch lãm .

 Có lẽ vậy,    thi sĩ Nguyễn Quyến   đã viết về một số  người  nữ  đã đi qua đời  Nguyễn Đình Thi  :  chóng vánh thì thật  chóng vánh, dài không  thật quá  dài,   lâu  cũng chẳng   quá lâu  - trong đó có  một nhà thơ nữ tài danh   -    người nữ ẩn tình ấy - có đôi chút bực mình  :  

"... nó trẻ,  mới nổi đây, biết gì mà nói ?.."

đướng bá bổn .


 Nguyễn Đình Thi quê  gốc ở Sơn Tây nhưng hầu như chưa bao giờ ông nhắc đến điếu đó và có ý định về nhận quê. Năm 17 tuổi, nhà thơ đã lớn vổng lên, đẹp trai, hát hay, học giỏi, nên nhiều người mê .   Gia đình sợ ông ta sa đà vào chuyện ái tình mà lơi là chuyện học, nên đã quyết định lấy vợ cho nhà thơ ngay lúc ông tròn 17 tuổi.   Gia đình khi đó buôn bán phát đạt, có của ăn của để, nên có nhiều quan hệ trong xã hội.   Họ đính duyên nhà thơ với bà  Bùi-Nữ-Trâm-Nguyệt Nga, cháu  gái  quan tuần phủ lúc bấy giờ.   Lấy vợ xong, nhà thơ vẫn mang sách đi học bình  thường.  Trong trường, có tiếng học giỏi  về triết học, thơ ca, luật pháp.   Những năm sau này, lớp trẻ cầm bút nhắc đến thời thanh niên của ông đều tâm phục, khẩu phục.  Làm sao không phục, khi mới 18 tuổi, ông đã viết  sách triết học về Kant, Schopenhauer, Nietzsche *  ...

Một lần, nhà văn  Nguyễn Đính Chính, con trai nhà thơ , có hỏi cha về điều này.   Nhà thơ liến lấy những bản in hồi đó cho con trai xem và nói rằng mình không phải là nhà triết học.   Danh hiệu nhà triết học chỉ xứng với Trần Đức Thảo.

Để tự lập, nhà thơ cùng người vợ trẻ đi thuê nhà riêng ở, dù khi đó đằng nội, đằng ngoại có nhiều * căn nhà ở Hà Nội.   Hai người thuê một căn ở chợ Hôm để lảm nơi bán sách luôn thể.   Lúc đó, phong trào sinh viên  bãi khóa, biểu tình phản đối chính sách của quân Pháp, Nhật ở Việtnam tăng mạnh.   Quân Nhật đã bắt bớ bố vợ  ông *, là ông Bùi Kính Tri và đánh đánh chết ông.   Nhà thơ cũng bị bắt.   Gia đình phải bỏ một khoản tiến lớn ra để chạy vạy.   Trước khi thả nhà thơ, chúng nói:

" Cậu học giỏi, nhà giàu thì đi theo Cộng  sản  làm gì ? ..."

Toàn quốc kháng chiến, gia đình phải tản cư lên cùng Tuyên Quang.  Vợ  ông* chết vì bệnh lao vào đúng giao thừa 1951.   Mấy đứa con phải nhờ một tay bà ngoại chăm sóc.   Ông cũng bi bệnh lao và được chính phủ cho đi chữa bệnh ở Trung quốc.   Tại đây, Nguyễn Đình Thi gặp người vợ thứ 2.  Bà là Phạm Thị Trường, cán bộ địch vận , người  Hải Dương, sau trở thành bác sĩ,  viện trưởng bệnh viện Việt-Xô.  Hai người lấy nhau .  

Khi về tiếp quản thủ đô năm 1954 * họ được phân một căn nhà rất rộng.   Bà Trường ốm đau nhiều, nên vô sinh,  đi Liên Xô, đi Trung quốc chữa mãi mà bệnh vẫn không thuyên gỉam.   Thời gian đó, nhà thơ bỗng dưng rất mê một diễn viên sân khấu khá nổi tiếng.   Đó là bà Tuệ Minh.  Quan hệ một thời gian, nhà thơ đề nghị với vợ là ly dị để  ông được chung  sống với bà Tuệ Minh hợp pháp.  Sau nhiều lần níu kéo không thành, bà Trường đồng ý ly dị.   Tòa mở ra, nhà thơ chờ vợ đến để ly biệt.   Mười phút sau, bà Trường đến thật.   Nhưng bà nằm trên  cáng và 2 cô y tá khiêng đến giữa tòa.    Nhà thơ mất vía.   Tòa tan, không xưa nữa.   Tình yêu khó xử.

Bà Tuệ Minh liền đi Sài Gòn . Thời gian ngắn sau, thì bà Trường mất.   Nhà thơ cũng choáng váng một thời gian.   Ông  mang quần áo của mình ( thời  còn chung sống với vợ thứ hai,  để ném xuống sông Hồng ).   Nhưng đi đến cầu Long Biên, thì quay lại, về nhà con trai nhờ ném hộ.   Nguyễn Đình Chính thấy quần áo của cha còn tốt, thế là cùng bạn bè chia nhau, mỗi người mặc một bộ.   Hôm sau, nhà thơ thấy con trai mặc, như thế, thi chỉ còn thở dài, thoáng buồn.

Nguyễn Đình Thi ,  người nhẫn nhịn  và cả nể với phụ nữ  lắm Ông chiều chuộng họ và nhường nhịn họ mọi điều có thểSau này , nhà thơ có một mối tình lớn với một nữ thi sĩ nổi tiếng.   Hai người có 2 tính cách quyết liệt và khác hẳn nhau.   Nữ thi sĩ nồng nàn mãnh liệt và sẵn sàng làm bất cứ điều gì vì tình yêu của mình.   Mà  tình cảm đôi khi cũng  không khớp nhau chứ.   Hồi đó, nhà thơ đang làm tổng thư ký  hội Nhà văn Việtnam.  Do mâu thuẫn điều gì đó, nữ thi sĩ đã tát tai nhà thơ giữa văn phòng  hội Nhà văn và từ ông luôn.

Cưối đời , Nguyễn Đình Thi thú nhận rằng mối tình lớn nhất của ông lại là mối tình với một nhà văn * cộng sản Pháp, Madeleine Riffaud .  Hai người gặp nhau năm 1951 ở Ba Lan, trong Đại hội Thanh niên Sinh viên  thế giới.   Ba ta từng sang Việtnam và đi vào chiến trường sống cùng bộ đội để viết cuốn Ba tháng trong căn cứ rừng rậm * *  về đời sống  quân Giải phóng.   Bà được gọi với cái tên Việtnam trìu mến là
 Chị Tám  và làm  em kết nghĩa   của  cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.   Nhà thơ ( NĐT)*   đã viết nhiều thơ tặng bà, trong đó có những câu thơ rất lấp lánh :

                            Ngôi thơ nhớ ai àm sao lấp lánh
                           Soi sáng đường chiến sĩ giữa đường mây
                            Ngọn lửa nhớ ai àm hồng đêm lánh
                            Sưởi  ấm lòng chiến sĩ giữa ngàn cây .

Hai người  trao đổi cà trăm bức thư cho nhau .  Trong di cảo của nhà thơ, chỉ có bản thảo và những bức thư của mối tình ấy.   mặc dù yêu nhau vậy, nhưng nhà thơ chỉ có 3 người con với người vợ đầu tiên.   Có lần nhà thơ đã thắp hương trước ban thờ vợ khấn rằng : ' Bà ghê lắm không cho tôi thêm một đứa con nào cả " .

Một thời, trong làng văn chương hay đùa nhau : cứ ai có lông mày rậm, mắt đen thì đích thị là con (của)*  Nguyễn Đình Thi . 

Trước khi chết, nhà thơ mời luật sư đến, viết di chúc, khẳng định rằng : ông chỉ có  3 người con với người vợ đầu tiên.

 Nguyễn Đình Thi nhận mình viết văn chỉ đủ' quang' thôi , không 'rậm rạp'; chứ có thể ông đã đi lầm con tàu văn xuôi.  Điều ông tâm đắc nhất  đó là những bài thơ .   Ông không viết hồi ký, và nếu viết, thì sẽ không hay ; bởi nhà thơ sẽ né tránh hết những điều ông gặp trong đời.   Chỉ có hằng đêm, vẫn có nhưng ngôi sao,  không biết đang thương nhớ ai,   mà lấp lánh trên bầu trời .
 []

------------------
*   chữ của Biên tập .
* * đó là Dans le maquis de Việt Cộng .  ( Biên Tập  chú thích )

NGUYỄN QUYẾN
  nguồn: báo thể thao văn hoá , số 65  ( 1575) VNTTX/ VN - tr. 40)

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

một bài viết nhỏ của trần thị bông giấy ( san jose, usa ) .

điệu máu cuối cùng của con thiên nga / ttbg
văn uyển xb, san jose, usa 2005.                         

    ' nửa hồn thương đau'
                                   bài: trần thị bông giấy

                 - .. .  đó là thời gian  sống tôi cho là trụy lạc nhất  ...
                     - ...    không bao giờ gặp lạin Ntừ đó, .. vẫn ở Saigon, ...  cặp kè - ...  
                     - ...    ý hướng vượt biên được ... chiếc xe Peugeot sẽ  giao ...
                    - ...     mường tượng trong tiếng khóc mang âm hưởng rất lạ ...
                    - ...     thế là quàng lên vai cái túi hành lý nhỏ, tôi bế ... ra khỏi xe
                  

N hững sáng sớm tháng  Hai 2005 ở Cali, trời vẫn còn rất lạnh.   Trên đường vào phi trường, vừa lái xe, tôi vừa ngẫm lại đời mình.   Lòng sao rung động kỳ dị !   Cuộc đời thăng trầm của một  nghệ sĩ bao giờ cũng gặp toàn vận bí !   Cái đời thân quen và yêu dấu đến độ bây giờ thoạt nghĩ đến điều đánh đổi nó với một cuộc sống an nhàn nào  khác, tôi đủ phải lắc đầu chào thua !

Trong những quãng sống, thời gian 5 năm lưu diễn trên khắp vùng quê dông nước quê hương là rõ nét hơn cả.   Có những kỷ niệm êm đềm không thể nào phai nhạt.   Những hình ảnh vẫn  qua măt Thời Gian chiếm cứ một chỗ   đứng vững vàng giữa cái đầu tôi .

                                                            ***

T rong  sự tác nghẽn tương lai kể từ cuộc đổi đời quan trọng, sau những chuyến lưu diễn dài, trở lại  Sài Gòn , tôi không biết làm gì  ngoài việc đi uống rượu, đánh
đàn cùng các người bạn ở quán café đẹp còn rơi rớt lại của Miền Nam .

M ột đêm, lúc gọi tính tiền, tôi nghe cô thâu ngân nói : " Cô có một vị khách vì ái mộ tiếng đàn cô nên xin được trả ! "

N hìn theo hướng  mắt cô thâu ngân, tôi thấy  môt người đàn ông đẹp trai cao lớn, dáng dấp thật' ngầu' , trong tay cầm cốc rượu, khẽ nghiêng đấu chào tôi.  Tôi bảo cô rót mời người khách loại rượu nào ông ta đang uống gọi là ' đáp lễ'.   Sự đáp lễ này không ngờ lại biến thành một tình cảm say mê về phía Nhã, tên người đàn ông
.
Đ ó  là thời gian tôi cho là  ' trụy lạc' nhất của đời tôi.   Một quãng đới hoàn toàn bị vây chụp bởi một màn đn tuyệt vọng.  Mọi thứ gì kết tạo nên cho lớp tuổi ngoài 20 một cái nhìn mở rộng về tương lai đều bị chặt đứt .   Trong tôi không còn bất cứ ước mơ nào ngoài việc đắm chìm trong những cơn say để tìm lại chút ảo tưởng các giấc mơ !

Nhã đến với tôi thời gian đó .  Cái tính  đảo điên nghệ sĩ từ tôi đã cuốn hút anh, một người thực tế, một giám đốc một công ty xuất nhập cảng từ trước 75, đã có gia đình với 2 con nhỏ.   Tôi không yêu, mà chỉ thích anh vừa đủ để có thể chấp nhận được những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng đầy rượu và tiếng đàn có anh hiện hữu như một ' tín đồ'  kiên nhẫn.  Và quả là anh kiên nhẫn thật, khi lấn hồi khám phá ra, đàng sau bộ mặt đảo điên thời gian ấy, tôi còn ẩn giấu một cá chất chân thành ' không thể biết lợi dụng tiền bạc đàn ông' như lời anh ta đã nói ra . 

M ột sự đánh đổi đưa anh đến giữa anh và  người vợ : anh bằng lòng ký giấy nhường tất cả gia sản cho bà , để chỉ nhận lại chữ ký bà trên tờ đơn ly dị.   Để rồi,  ý hướng muốn vượt biên được xúc tiến, có tôi hiện hũu cùng đứa con nhỏ của tôi.

Đ êm quyết định  , anh đến đón mẹ con tôi bằng chiếc Peugeot 404 với dự tính cả ba sẽ phải rời Sài Gòn  trên chuyến xe đò Quảng Ngãi, tìm đến địa điểm N.   của một vùng   biển miền Trung vào ngày kế tiếp.   Chiếc Peugeot sẽ giao lại cho một nh6an viên đang đợi ngoài bến.

T rời Sài Gòn  nủa khuya có những cơn gió nhẹ làm gợi nên trong hồn những mối buồn man mác.  Trong tôi đầy ắp nỗi bâng khuâng nghĩ ngợi.   Từ một tháng qua, tôi vẫn thường rơi vào trạng thái bần thần như vậy.   Một nửa tâm tư vẫn muốn cuộc khởi hành đến cho nhanh, nữa,  còn tiếc những tháng ngày quá khứ, nuối tiếc luôn cái hiện tại mai này sẽ trở thành dĩ vãng, nuối tiếc từng người thân, người bạn , từng nơi chốn của vòm trời thân yêu rồi đây sẽ vĩnh viễn mất đi trong mắt nhìn.

T rên đường ra bến , anh bảo rằng để quên cái chứng minh nhân dân, nên ghé tạt ngang nhà chốc lát.   Ngồi chờ trong xe, tôi nhìn thành phố đang lắng dần trong giấc ngủ, tâm trí lửng lơ trống rỗng.   Bỗng dưng,  từ trong nhà vẳng ra tiếng khóc trẻ thơ .  Giọng khóc oe oe của một đứa bé chưa đầy 1 năm tuổi.   Cả con người tôi chợt rúng động như vừa bị chạm điện.   Tôi mường tượng trong tiếng khóc có mang âm hưởng rất lạ, vừa như trách móc lẫn như van vỉ ... Tiếng khóc mà tôi đã nghe từ  Vân San  trong những đêm  sống cực kỳ cô đơn nơi vùng đất lạnh.   Tiếng khóc từng dày vò đẹo đuổi tôi trên những bước đường lang bạt một mình ..
.
T hế là  quàng lên vai cái túi hành lý nhỏ , tôi bế con ra khỏi xe, vội vã bước về phía trước.   Tôi đi như chạy, đầu óc rối loạn, hơi thở dồn dập.   Khi đã ngồi an toàn trên một chuyến xe đò Sàigòn-Dalat, nhìn qua  cửa sổ kiếm tìm hình bóng Nhã giữa một bến xe đầy những con người ồn ào đông đảo, tôi mới nhận ra được nỗi buồn từng cơn quặn thắt trái tim khi lần nữa lại thấy mình đang' tỉnh dậy từ một giấc
 mơ '.

T ôi không bao giờ  gặp lại Nhã kể từ đó, nhưng từ bạn bè mà hay rằng anh vẫn ở Sài Gòn, vẫn đi cùng người đàn bà  đẹp ( khác nhau theo từng đêm ) tim đến  cái quán café có đám bạn tôi hiện diện.   Để  rồi từng đêm đó, Nhã vẫn luôn luôn yêu cầu họ cho nghe' Nửa hồn thương đau' của Phạm Đình Chương , bản nhạc mà vào buổi đầu gặp gỡ, Nhã  đã yêu ngay nó từ tiếng violon buồn bã của tôi  ..
         []

TRẦN THỊ BÔNG GIẤY


nguồn:  Điệu núa cuối cùng củ con thiên nga ( tập 2)             
              truyện dài Trần Thị Bông  Giấy,  Văn Uyển xb , USA  2005 - tr.   148  -150).

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

ba nhà báo cùng tên NGUYỄN ĐỨC NHUẬN / bài: thanh việt thanh .

ba nhà báo, nhà văn  saigon lừng lẫy cùng mang tên   nguyễn đức nhuận *
                       bài : thanh việt thanh

----------------- .. đầu thế kỷ XX ở Sài Gòn, có ba vị trùng tên,  lót, họ , lại đều là  nhà văn,  báo,   lẫy  lừng   :
 -  Nguyễn Đức Nhuận chủ nhiệm báo Phụ Nữ tân văn,
 - Nguyễn Đức Nhuận bút danh Phú  Đức, viết truyện võ hiệp đăng trên báo Sài Thành...
 --Nguyễn Đức Nhuận -Bút Trà ,   chủ nhiệm báo Sài Gòn Mới ....

Phụ Nữ tân văn  ra   tờ báo xuân đầu tiên  trong lịch sử báo chí , và đăng bài thơ  Tình già  / Phan Khôi ,   mở đầu cho Phong tràoTHƠ MỚI  ở Việtnam, và Nguyễn thị Manh Manh là người cổ ...

- sách Thư tịch báo chí Việtnam ( Nxb Chính Tri Quốc gia xb)  viết:
"... báo Phụ Nữ Tân Văn .. bị đình bản bởi quyết định của toàn quyền Varenne  ....   sau Cách Mạng tháng 8  đổi măng sết thành    Sài Gon Mới ???  ( tr. 351) --------------




 N hững thập  niên  đầu của thế kỷ XX, ở Sài Gòn có 3 người cùng tên, cùng họ, cùng cả chữ lót ; gần như xuất hiện cùng  lúc trên văn đàn, báo chí miền Nam , với tiếng tăm một thời lừng lẫy.   Đó là các ông :
                     
                                 1 .-  NGUYỄN ĐỨC NHUẬN
                                   chủ nhiệm BÁO PHỤ NỮ TÂN VĂN

Ô ng Nguyễn Đức Nhuận  sinh năm 1900 ở Trà Vinh , phu nhân, bà Cao Thị Khanh đứng tên chủ bút,  cũng sinh năm 1900 tại Gò Công.  Qua chủ trương bất vụ lợi,  đúng đắn của ông bà  Nguyễn Đức Nhuận, báo Phụ Nữ tân văn ( PNTV)  nhanh chóng  thu được cảm tình người đọc, với câu thơ neu rõ mục đích in trên báo :

                                        Phấn son tô điềm sơn hà,
                                        làm cho rõ mặt đàn bà  nước Nam " 

N gay từ số 3 , ông bà Nhuận đã có cử chỉ hào hiệp là trích 15% của báo để cấp học bổng cho 2  sinh viên Lê HaiNguyễn văn Hiếu sang Pháp du học,  đồng thời kêu gôi gây quỹ.  ' Đồng xu học sinh nghèo'  để hàng tháng  gởi giúp 2 sinh viên ấy.   Tiếp đó, năm 1932, bà  Nhuận cùng một số chị em cùng chí hướng đứng ra thành lập
Hội Dục Anh chăm sóc trẻ em con nhà nghèo.   Cũng trong năm đó,  PNTV  xây dựng thành công  Nữ lưu học hội quy tụ nhiều  chị em tham gia học hỏi về nữ công gia chánh.    Báo cũng đứng ra tổ chức người thất nghiệp, anh chị em công nhân có đồng lương thấp.

Đ ặc biệt hơn, PNTV là nơi dấy lên   phong trào thơ mới, sau bài Một lối thơ mới trinh chính giữa làng thơ, trong đó có bài Tình già của Phan Khôi làm xôn xao dư luận, đồng thời nổ ra nhiều cuộc tranh luận, bút chiến kéo dài mà Nguyễn thị Manh Manh là người  cỗ  vũ thơ mới tích cực nhất  trên  diễn đàn  Hội Khuyến học Sài Gòn và trên báo PNTV  trong nhiều năm.

PNTV cũng là tờ báo ra số xuân đầu tiên vào năm 1930, mở đầu  cho báo giới hàng năm ra báo  xuân.    Tuy có đời sống ngắn ngủi, chỉ khoảng 5  năm,  nhưng PNTV là tờ báo khá hoàn chỉnh về mọi mặt : tư tưởng,  chính trị, văn  hóa, xã hội... tới nay vẫn còn được nghiên cứu, đánh giá.
  Nhà văn Thiếu Sơn đã nhận xét về  bào PNTV trong một bài  viết :

"...  tờ PNTV, một tờ tuần báo phụ nữ, nhưng đã phản ánh được một thời đại quan trọng của lịch sử nước nhà; PNTV là một nhân chứng trung thực trong suốt 6 năm  là những năm có nhiều biến cố ... Nhưng có một biến cố mà tở PNTV không ghi được là cái chết của người khai sinh ra nó để phục vụ cho xã hội.

Tôi biết kẻ quá cố là một người hào phóng hiếu hữu, hay làm nghĩa và hay giúp đỡ mọi người.   Có những người ông không quen biết, ông thấy cần giúp là ông giúp đỡ.

PNTV trong thời kỳ thực dân toàn thịnh, mà dám đề cao những anh hùng liệt sĩ bị thọ án tử hình ở Yên Bái, dám lên án những vụ oanh tạc cố ý tiêu diệt cả làng Cổ Am, dám công khai ủng hộ những nhà chí sĩ ái quốc, dám đăng tải những bài chống chính sách  thực  dân, dám tiếp đón những cây bút chống công thức ...

Phan Khôi, Đào Trinh Nhất và biết bao nhà văn khác đã do sự cộng tác với PNTV mà đã nổi tiếng.    Một chánh phạm bị lưu đày ở Côn Đảo ma giữ lại tên tuổi cho
tới ngày nay.   Tôi muốn nói B.Đ ( tức Bửu Đình) , tác giả những bộ tiểu thuyết Mảnh trăng thu,  Cậu Tám Lọ  v.v....

Cả tới nhà  văn Hồ Biểu Chánh   tuy  đã được độc giả lưu ý, nhưng chỉ sau khi có tiểu thuyết đăng trong PNTV, người ta mới thực sự chú ý tới ông .

Trường hợp Phan Khôi  cũng vậy, ông đã viết nhiều trên tạp chí Nam  Phong.  Ông đã viết cho  Đông pháp thời báo, nhưng người ta chỉ đặc biệt chú ý tới ông ở Phụ Nữ tân văn ... "
(....)  
  PNTV có thể tự hào  là đã góp phần giác ngộ cho đồng bào thấy rõ số phận của mình mà kiên định lập trường dân tộc cách mạng ..." 

  ( trích  NHÀ CÁCH MẠNG NGUYỄN AN NINH  /  PHƯƠNG-LAN-BÙI-THẾ-MỸ,
      tác giả tự xuất bản, Sài Gòn 1972   -   tr. 125, 26, 27  ). 

C ó điều lấy làm tiếc  là năm 1932, khi báo PNTV tổ chức Hội chợ Phụ nữ từ thiện để gây quỹ cho Hội Dục Anh, thì bị 2 tờ báo cạnh  tranh ,  viết báo đả kích, tố cáo  chủ bút Cao  Thị Khanh ( tức bà Nguyễn  Đức  Nhuận )   đã tư túi riêng về khoản tiền thu được từ hội chợ, PNTV buộc phải lên tiếng bút chiến kéo dài cả mấy năm, đưa nhau ra tòa án.   Cuối cùng, tòa xử PNTV trắng án,  nhưng phần vì PNTV bị đình bản; phần nữa gặp lúc kinh tế khủng hoảng ' làm  cho  tiêu tan sự nghiệp mấy chục muôn ..' ( MAI, số 20, ngày 22 /1 / 1938) - từ  cửa hàng tơ lụa đồ sộ ở đường Catinat , ông bà  Nhuận  đưa nhau sang Pháp sinh sống, cho tới 1962, bà Cao Thị Khanh, ông Nguyễn Đức Nhuận trở về Việtnam và chết tại Sài Gòn ngày 5/ 6/ 1968.

                                   2.- NGUYỄN ĐỨC NHUẬN,
                                           nhà văn  PHÚ ĐỨC

Ô ng Nguyễn Đức Nhuận , bút danh Phú Đức, sinh năm 1901 tại Hòa Bình,  tỉnh Gia Định ( nay quận Bình Thạnh,  tp HCM  )  , tốt nghiệp trường Sư Phạm, dạy học một thời gian  , rồi bỏ nghề, chuyển sang cộng tác với các báo : Trung Lập,  Công Luận,. Đuốc Nhà Nam, Sài Thành ... Ông cho đăng nhiều bộ tiểu thuyết  võ hiệp kỳ tình, phiêu lưu mạo hiểm dưới dạng feuilleton  trên nhiều báo , sau đó in thành
sách, rất được bạn đọc thời đó ái mộ như: ' Châu về Hiệp phố`' ( 1926), ' Tiểu anh hùngVõ Kiết ( 1929),' Non tình biển bạc ( 1930),' Tình trường huyết lệ' ( 1930),'
' Một thanh bảo kiếm' ( 1930),' Căn nhà bí mật' ( 1931),' Tổng đốc Hồ Cường'
 ( 1931) v.v...

N hững năm về già  ông nghỉ viết tiểu thuyết, để chủ trương nhật báo Dân Thanh, tuần san Điện báo ..

Văn chương ông bình dị, ngôn từ  trong sáng, thích hợp giới bình dân, đại chúng. Những báo có đăng tiểu thuyết của ông đều bán rất chạy.    Ông mất tại Gia Định ( Sài Gòn ) ngày 4 /3/ 1970.

 Một bạn đồng nghiệp cùng tên , cùng , tên lót, tên họ với ông là ông Nguyễn Đức Nhuận,  bút danh Bút Trà, có bài  thơ khóc ông , như sau :

                                  Cùng  họ cùng tên lại một nghề
                                  Cùng trong tòa soạn thuở nào hê
                                  Bốn mươi năm trước còn ghi dấu
                                  Bảy chục xuân nay đã vội về
                                  Vắng bạn văn đàn trông thấy thiếu
                                  Có mình thế giới tưởng như nê
                                  'Lửa lòng', Hiệp phố', lần tay giở
                                  Sách đó, người đâu ? Xiết não nề !

                                NGUYỄN ĐỨC NHUẬN bút danh BÚT T

        
                                              3.- NGUYỄN ĐỨC NHUẬN
                                                   bút danh  BÚT TRÀ,
                                                   chủ nhiệm báo SÀI GÒN MỚI

Trong tờ báo xuân năm 1999, khi bàn vế câu thơ : " Phấn son tô điểm sơn hà  " in trên bìa báo Phụ Nữ tân văn , một tác giả má chúng tôi đã mến mộ,  đã không biết ở Sài Gòn vào những năm  1920, 1930 , thế kỷ XX,  có 3 đến ba vị mang cùng tên, tên lót, cùng họ là NGUYỄN ĐỨC NHUẬN .  Chắc  chắn có người  cho là chuyện ' rất lạ' , cứ tưởng chỉ có một chủ bút Nguyễn Đức Nhuận thôi, nên đã sai lầm, hạ bút:

'  ... bỉnh bút báo Phụ Nữ tân văn  là bà Bút Trà, vừa biên tập, vừa chăm sóc
' bếp núc'  và trị sự.   Bà Bút Trà lấy tên chồng, một nhà báo nổi tiếng: ông Nguyễn Đức Nhuận ."

C àng sai lầm trầm trọng hơn nữa, khi ông viết  tiếp:
"...mãi sau  này , khi dân tộc ta làm nên cuộc  cách ạmng  Tháng Tám ở thành phố Sài Gòn, báo chí trở thành trận địa sôi nổi, Phụ Nữ tân văn  đổi măng-sết  trở thành tờ báo  thông tin nặng phần thương mại, nhưng vẫn cố giữ lành mạnh và có số ấn bản cao trong các tờ báo hàng ngày như Sài Gòn Mới .."

B áo Phụ Nữ tân văn của ông Nguyễn Đức Nhuận (  1900-1968)  có vợ là bà Cao Thị Khanh  không dính dáng gì với ông bà   Bút Trà - Nguyễn Đức Nhuận  ở báo
Sài Gòn Mới cả.  

Tác giả bài báo " Phấn son tôi điểm sơn hà" ... quả là thiếu cẩn trọng trong nghiên cứu, viết lách :

  "  Báo Phụ Nữ tân văn sau số 271 đề ngày 20 / 12 /1934, tự đình bản 3 tháng, để củng cố ban biên tập, rồi ra tiếp  2 số : 272, 273 trong tháng 4 năm 1935. ( PGS -PTS Tô Huy Rứa  chủ biên ,' Thư tịch báo chí Việtnam ' / Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 351) thì nghỉ  hẳn bởi quyết định đình bản của toàn quyền Varenne, không hề có chuyện" sau Cách mạng   tháng tám. đổi măng -sết thành Sài Gòn Mới ". 

 Để  cho lịch sử báo chí được xác định, chúng tôi nghĩ cải  chính này là cần thiết và hy vọng sẽ không làm phiền lỏng tác giả bài báo nói trên.

Ô ng Nguyễn Đức Nhuận , bút danh Bút Trà , sinh năm 1900 tại làng Phổ An , huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.  Xuất thân là một thầy lang, vào Sài Gòn chen chân vô làng báo , lấy bút danh Bút Trà , cộng tác với  báo Lục tỉnh tân văn ( 1921), Đông  Pháp thời báo ( 1923),  Công luận ( 1925) ...

 Từ năm 1929, ông Bút Trà đứng ra chủ trương nhật báo Sài Thành, đến năm 1931 đổi tên là Sài Gòn chó tới 1945.  Sau cách mạng Tháng Tám, năm 1946, ông cho ra tờ Sài gòn Mới cho đến năm 1974, tự đình bản cùng nhiều tờ báo khác, theo sắc luật 007... , buộc chủ báo phải ký quỹ 20 triệu đống đối với báo ngày và  10 triệu đồng đối với báo tuấn .

Ông Bút- Trà -Nguyễn- Đức- Nhuận  còn là một nhà thơ .  Ông có tập thơ Tâm sự nghìn thu và mất  năm 1987 tại  tp, HCM.

Bút -Trà-Nguyễn -Đức -Nhuận , nhũ danh Tô Thị Thân, sinh nắm 1903 tại Long An ( Tân An)  mất năm 1978 tại Sài Gòn.  Trước khi về với ông Bút Trà, bà có một đời chồng và một con riêng, tên Trần Kim Anh, sau là chủ nhiệm báo Phụ nữ diễn đàn.  bà sinh cho ông Bút Trà một trai, tên   Nguyễn Đức Khiết, sau là chủ nhiệm báo
Phụ nữ ngày mai, và một gái tên Nguyễn Kim Châu, phụ việc tại tòa báo
Sài gòn Mới, đồng thời là chủ rạp  chiếu bóng Kim Châu 

Nhìn chung, gia đình ông bà  Bút-Trà-Nguyễn -Đức- Nhuận đều làm báo, kinh doanh nghề báo, tương đối lâu nhất ở Sài Gòn, so với một số chủ báo khác .
          []

          THANH VIỆT THANH
           (  s. 19.?.  - ch. 2001, tp HCM)
------
* tựa bài của tác giả :  BA NHÀ BÁO CÙNG TÊN  NGUYỄN ĐỨC NHUẬN.

nguồnbáo VĂN NGHỆ  TP. HCM,  trang 14, không nhớ ngày, tháng, năm )

Tài liệu tham khảo:

-   NHÀ CÁCH MẠNG NGUYỄN AN NINH / LAN-PHƯƠNG - BÙI-THẾ-MỸ-
   tác giả tự xuất bản,  Sài Gòn, 1972.
-  TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ /  NGUYỄN Q. THẮNG + NGUYỄN BÁ THẾ -
    Nxb Khoa học xã Hội, Hà Nội 1992.
-  THƯ TỊCH BÁO CHÍ VIỆTNAM /  PGS - PTS TÔ HUY RỨA-
   Nxb Chính  Trị Quốc gia, Hà Nội 1999.
báo MAI
 số 20, ngày 22 /1/ 1938, và một số bào : Bách khoa, báo PNTV .
   (  chú thích :Thanh Việt Thanh ).

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

... trao đổi cùng 2 nhà văn: hoàng tấn & thế phong / bài: hoàng hương trang.

 hoàng hương trang  trao đổi về :   t.t.kh., nàng là  ai- chiêu niệm  4 nhà  văn saigon  / - hà nội 40 năm xa / thế phong
-nguyễn bính, một vì sao sáng / hoàng tấn * 
                               bài: hoàng hương trang
 

        ...hồi đó   Thế Phong  rất ngang tàng, rất dao to búa lớn, nhiều người yếu bóng vía, hãi..., vì  : Thế Phong là một đề tài sôi nổi ở chốn chợ văn, làng báo ... chẳng phải tài ba xuất chúng gì...,  kiểu chơi trội như tướng Vĩnh Lộc đóng khố dân Thượng du,    đứng trên xe díp  hiên ngang  duyệt binh giữa Saigòn  ấy mà , đếch sợ và đếch  coi quan trên trông xuống, người ta dòm vào ....
- ...  có  người bị  Thế Phong ném  trúng  tảng đá to,  nóng rát như đá núi lửa ... chả biết kêu ai ?

-...  Thế Phong phô trương Nhà văn Tác phẩm Cuộc đời  , không cần che giấu những gì ở  thời trai trẻ , yêu  một nhà thơ nữ , chồng cô ta đọc sách rồi  chia tay,  bố mẹ chồng chì chiết, chỉ vì 
 " ông  nhà văn  này  cứ viết đại ra, không biết viết như vậy, làm hại danh dự  , nhất là giới phụ nữ, nhưng hình như,  ông không cần hai chữ danh dự, ông viết chì nhằm mục đích được nói hết điều gì mình nghĩ  " ... đó là lời bình của Tạ  Tỵ .
- ...  Thế Phong  không giấu diếm  tuổi  thiếu niên hư đốn,  mới 14 tuổi đã biết quấy rối tình dục  với những cô sơn nữ ...
- ... sau này may mắn,   ThếPhong  đã có vợ đẹp con khôn... gần đây  lại dở chứng... như cái máy ném đá, trúng ai nấy u đầu ...
-... trong Hà Nội 40 năm xa, ông khoe đi phó hội... đem một nhà văn nữ trẻ ra làm bia đỡ đạn  trong cái trò ném đá,  kiểu ngang tàng của ông.  Có người  hỏi, liệu nhà  văn nữ ấy có bị  chồng cho mấy quả đấm... thì Thế Phong trả lời :  " có chồng' đếch' đâu mà bị đánh với đấm ?" 
 -... T.T.Kh. nàng là  ai? đã mấy năm làm xôn xao dư luận....bỗng không,  tảng đá  ở  trên trời  giáng  xuống   đầu  nữ thi sĩ V ân Nương ... 
-... " Thế Phong   ra mắt    Chiêu niệm 4 nhà văn Saigon,  nhưng viết như ông Thế Phong thì thà đừng viết ... "   - lời bình của vợ Vũ Hoàng  Chương .

-... còn  ông Hoàng Tấn thì dối trá    ôngThế Phong thì biên khảo một cách  tùy tiện ....
-... ấy thế mà ông Hoáng Tấn lại gian dối đưa cho ông Thế Phong một bài thơ lắp ghép lung tung... nói là di cảo  thơ  Vũ Hoàng Chương ?
- ...   rồi vẫn  là   ông Hoàng Tấn ,  tung cú lừa ông Khai Trí , đưa vào một bài thơ  ký  tên người nữ, hóa ra đực rựa ,   lái sách keo kiệt  kêu ca  :  lại  mất 1 cuốn tặng, ' toi ' thêm 150 ngàn đồng nhuận bút , trời ơi !  sao  ruột  tôi đau  xót như ai  xát muối ...

- ... 17 /7 / 1999, nhà thơ nữ Ý Nhi cùng Thế Phong đến thăm  bà Thục Oanh ( vợ của  Vũ Hoàng Chương) , bà Oanh đính chính thơ di cảo VHC sai như thế nào ? 

 -......   cuối cùng khi đọc bài báo từ hải ngoại gửi về , -... nhà văn   Hoàng Tấn -Hồ Tăng Ấn  
         ( 1920  - 16 / 5 / 2003 )   giận tím mặt  :

 "... tôi sẽ lên Thành Ủy gặp  Ban  Tuyên  huấn  vạch mặt  giặc cái nặc nô -  trước 75 - viết báo     dọa  dẫm  dùng quần đàn bà đẻ   đập vào mặt linh mục Thanh Lãng -   nay con đĩ đánh bồng   đe  cởi   xịp hồng   úp  kín  mặt nhà văn cách mạng - còn   là một  trong những sáng lập viên hội Nhà văn ViệtNam  ở Hà Nội  từ  1957  ? " 

----------


Trong thời gian gần  đây, một loạt sách do ông Đỗ Mạnh Tường tức nhà văn
 Thế Phong chủ trương in ấn, phát hành, dưới tên nhà xuất bản Đồng Nai , Thanh Niên v.v...

Ông Thế Phong, một cái tên khá quen thuộc  đối với giới văn nghệ miền Nam trước 1975.    Hồi đó, ông rất ngang tàng, rất đao to búa lớn , nhiều người yếu bóng vía rất hãi ông ; tuy nhiên vẫn không ít người là bạn bè của ông.    Hồi đó, ông được người ta nhắc đến, không phải vì ông tài ba, xuất chúng gì; mà chỉ vì một mình ông dưới gầm trời miền Nam dám tự ra mắt sách của mình bằng cách quay rô-nê-ô, ví như ông
 tướng Vĩnh Lộc dám đóng khố miền Thượng đi duyệt binh giữa thành phố Sài Gòn hồi ấy vậy.   Tất  nhiên cách quay rô-nê-ô thì rất hạn chế  số lượng, chỉ vì từ vài chục  đến 100 bản là cùng, cũng không thể chen lấn lọt vài quầy sách, báo được; chỉ dùng để giao lưu miễn phí  là chính , coi như một dạng đờ-mi lai cảo, chờ có dịp thì in ấn chính  quy.

Tuy vậy, cũng có nhiều người biết , do đọc trực tiếp hay nghe truyền khẩu, vì
 Thế Phong  là một đề tài sôi nổi ở chốn chợ văn làng báo  - bởi ông viết bạt mạng, viết cho đã tay , viết hùng hục , xô bồ như cách nói của ông thường ngày; người ta gọi là văn nói.   Đôi khi  trúng trật bất cần, ông bất cần đời,  bất cần cả chính ông, bất cần mọi người lung tung, như cái máy ném đá, trúng ai nấy chịu.   Có người trúng cục đá sỏi , chỉ khó chịu chút ít rồi cũng bỏ qua.  Có người bị trúng đá tảng to, nóng rát như núi đá lửa, làm cháy rụi cả một cuộc đời, phải ngậm đắng  nuốt cay.  

C hẳng hạn, ông phô trương  Nhà văn, Tác phẩm  , Cuộc đời  của chính ông , kể lể không cần che giấu những gì của ông thời trai trẻ với một nhà thơ nữ.    Thời điểm ông viết, cô ta đã có chồng  và chính chồng cô đọc được cuốn sách trên, thế là  vợ chồng tan rã, bố mẹ chồng chì chiết, chỉ vì ông viết cho đã tay  mà thiếu chữ tâm.   Ông không nề hà gì mà không kể tỉ mỉ cả thuở thiếu niên hư đốn, mới 14 tuổi đã biết
 quấy rối tình dục những cô sơn nữ   quê ông;  lớn lên lưu lạc vào Nam,  cũng không nề hà gì o bế những chị em ta  cỡ chị Lệ Liễu phỏng ca nhạc  để được cơm no bò cưỡi.  Nhưng đấy là thời ông còn trẻ, ông có nhiều giai thoại khủng khiếp, loại không nên phơi bày, vì hơi hoang đàng, không có lợi  cho ai ;  mà chỉ được đời tặng cho ông những mỹ hiệu cao bồi văn nghệ, hoặc du côn văn nghệ ; mặc dầu ông  vẫn vui vẻ thoải mái nhận những mỹ hiệu đó, chứ không tỏ ra khó chịu gì,  điều đó ông rất lỳ và đáng phục  (1). Sau  này may mắn ông đã có vợ  đẹp, con khôn, có công ăn việc làm, núp bóng binh  (sic) chủng  Không Quân Sài Gòn, đã nên nhà  nên cửa ; mọi người đều mừng cho ông .

S au  1975 , ai cũng mừng khi thấy  ông đã  nhận lời Chuá gọi,  đã  khá thay đổi tính nết, uyển chuyển, chín chắn; ít tranh luận, không ồn ào sôi nổi nữa; mọi người rất mừng hết lời khen ngợi.    Có những người rất hãi ông  trước kia cung đắn đo trở lại giao thiệp với ông bình thường.

 Đ ùng một cái, gần đây ông lại  dở chứng, lại viết lung tung, vung vít như cái máy ném đá , trúng  ai nấy u đầu; dường như không liên quan gì tới ông .   Lại có thêm   một đồng minh cũng vung vít  như ông - đó là  ông Hoàng  Tấn    , còn có bút hiệu
Hồ Tăng Ấn ,  ráp lại làm một cặp  song kiếm, khiến cho nhiều người  khiếp hãi !  

N ơi đây, xin được hạn chế  trao đổi với 2 ông vài ba cuốn sách gần đây thôi, như
Hà Nội 40 năm xa  ( Nxb Thanh  Niên ), Chiêu niệm 4 nhà văn Sài Gòn ( Nxb Đồng Nai -  2 cuốn này ký  Thế Phong )  , Nguyễn Bính,  một vì sao sáng  ( ký tên Hoàng Tấn , nxb Đồng  Nai ) ,   và xa hơn một chút là T.T. Kh., Nàng là Ai ?  ( ký  tên Thế Nhật cũng  là  Thế Phong ).

T rong Hà Nội 40 năm xa , ông khoe đi phó hội ,  một cái  hội nghị về sách tiếng Pháp gì đó ở Hà Nội, do đấy ông có dịp gặp lại Hà Nội đã xa cách 40 năm.    Thôi cũng được,  có gì khoe nấy, mặc dù đọc cuốn này lắm người thấy ngượng, vì ông khoe khoang hơi lố.

  L ại có người bất bình , vì ông đem một nhà văn nữ  trẻ ra làm bia đỡ đạn cho ông, trong cái trò ném đá , kiểu ngang tàng của ông .   Có người hỏi,  liệu sau khi đọc cuốn  sách trên . nhà văn nữ ấy có bị chồng cho mấy quả đấm hay là lôi nhau ra tòa ?   Câu hỏi này đã được chuyển tới ông , ông dõng dạc ( hay trơ tráo )  trả lời :
C ô ấy có chồng ' đếch' đâu mà bị  đánh ! " .

V ậy cô ấy  liệu có ai dám nhòm ngó, sau khi  được ông ưu ái viết về cô ấy như trong Hà Nội 40 năm xaDù sao xã hội ta , cũng  vẫn chưa phải  là  xã  hội tây phương, nên nhà văn ta vẫn phải nên biết hạn chế ngòi bút một chút cho thiên hạ nhờ !

T rong cuốn T.T.KH., Nàng là Ai ?   đã mấy năm làm xôn xao dư luận .  Ông chụp mũ  ( một cái mũ quá rộng )  cho một nữ sĩ có chồng con  khá danh giá , tự nhiên ông gán cho bà là T.T.KH., - bỗng không,  tảng đá từ trên trời rơi xuống trúng ngay bà.   Xét ra hoàn toàn sai lầm !  Bà là một thành viên  trong Quỳnh Dao Thi Xã của Sài Gòn cũ ,   chồng bà một luật sư nổi tiếng, từng làm Bộ trưởng, làm Đại sứ tại Luân Đôn ;  họ sống với nhau rất tâm đầu ý hợp, rất trí thức; trong làng thơ thường gọi họ là  đôi uyên ương thi sĩ , con cái học hành thành đạt  nên người.   Cuộc hôn nhân toàn vẹn, tốt đẹp cho tới bạc đầu, ông bà chỉ chênh nhau 8 tuổi, điều ấy quá bình thường - có khi chênh nhau đến một con giáp cũng là  việc thường thấy trong  các đôi vợ chồng  - nhất là  ngày xưa,  như thế làm sao có thể gắn vào câu thơ :

                     " Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi " (?) .

 Họ lấy nhau lúc còn trẻ  , suốt đời đi đâu có nhau, sống đầm ấm hạnh phúc , cớ sao  lại  gán ghép vào những câu thơ hoàn toàn xa lạ với cuộc đời của họ :

                                       Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
                                       Ái ân  hờ hững củq chồng tôi
                                       Mà từng Thu chết từng Thu chết !
                                       Vẫn giấu trong tim một bóng người ! (?)

Cuốn sách gán ghép của  Thế Nhật ( Thế Phong )  đã làm bà ta, con cái và gia đình đau khổ, bạn bè phẫn nộ, hơn nữa cuốn sách được in ra trong thời điểm bà mới chịu tang chồng được ít lâu.    Gia đình đã ở nước ngoài, bà chỉ có khả năng làm thơ Đường luật, xướng họa thư nhàn, không thể viết một bài cải chính tràng giang đại hải trên báo, để đánh tan cái dư luận sai lạc kia, nên đành ngậm đắng nuốt cay với cuốn sách  dã man ấy.   May thay,   bạn bè quen biết xưa nay đều hiểu cho bà, đều biết sự sai lầm tai hại của cuốn sách trên.   Ông  Thế Phong chỉ  viết bừa bãi cho đã tay, không cần tài liệu trung thực, nhằm sao sách bán chạy, thu được lợi nhuận là đạt được mục đích của ông .

Với  cái đà đã sử dụng tài liệu bừa bãi ấy, ông thừa  thắng xông lên, in tiếp cuốn
Chiêu niệm 4 nhà văn Sài Gòn .  Bốn nhà văn Sài Gòn  ấy  là :

                                              Vũ Hoàng Chương ( nhà thơ )
                                              Đinh Hùng    ( nhà thơ )
                                              Tam Lang ( nhà văn )
                                              Nguyễn Đắc Lộc  (  nhà văn )

Ô ng đánh vào tâm lý` tò mò  của mọi người, không có giá trị biên khảo mấy.

   Vũ Hoàng Chương, một nhà thơ thuần túy   không thể gọi khác đi là nhà văn được.   Đinh Hùng cũng là một nhà thơ  thuấn túy, nếu muốn gọi là nhà văn thì phải gọi  Hoài Điệp Thứ Lang .  Ngoài việc sắp xếp  không đúng chỗ như thế,  ông còn chứng tỏ việc sưu tra,  biên khảo tùy tiện; chỉ nghe qua những người không có  liên hệ gì với tác giả; thậm chí họ cho tư liệu dỏm, với ý đồ  ganh ghét , muốn hạ bệ bôi nhọ tác giả.

T rong đoạn viết  về Vũ Hoàng Chương, ông Thế Phong đã hợp tác cùng ông
 Hoàng Tấn cố tình bóp méo  sự thật hết sức lố bịch.   Thơ trích sai lung tung, tiểu sử không đúng, thơ ghép bài nọ xọ bài kia , bịa đặt ra giai thoại không hề có.   Sau khi  sách phát hành, một số người biết rõ và thuộc nhiều thơ Vũ Hoàng Chương đa tỏ rất bất bình .    ( Thơ Vũ Hoàng Chương đã  đã in hàng chục cuốn và được đưa vào chương trình giáo khoa cấo trung và đại học ở miền Nam trước 1975, nên những ai đã họ qua đếu nhớ ). 

T ôi đã thận trọng  đến hỏi thẳng bà  Vũ Hoàng Chương ( hiện  bà quả phụ Vũ Hoàng Chương và con trai ( nuôi)  vẫn sinh sống tại Sài Gòn ) cho được 2 năm rõ 10 , được bà đưa ra cho coi cuốn Chiêu niệm 4 nhà  văn Sài Gòn   do ông  Thế Phong tặng bà.

 S ách bà ghỉ chi chít, dày đặc những lỗi ngoài lề bằng mực bút bi, cò chỗ không thể ghi nổi, bà phải viết ra một tờ giấy khác dán ghép vào .  Bà buồn rầu nói :

" ...Chồng mình là một nhà thơ  đã quá cố,  mình nghèo quá không có điều kiện tái bản sách của ông ấy, nên ai tái bản hay viết về ông ấy  là mình rất vui mừng và biết ơn, vì đó là một cách làm sống lại tên tuổi ông ấy.   Nhưng viết như ông Thế Phong thì thà đừng viết còn hơn !  Đáng buồn quá ..."

M à đáng buồn thật , ông Thế Phong  và ông Hoàng Tấn,  một người đã ở cái tuổi gần 70, một người đã ăn mừng tuổi 80 từ vài năm; cả 2 đều tự hào nhà văn, nhà thơ, cầm bút suốt cuộc đời; há lại không hiểu rằng viết về một người nào cần nhất là phải trung
thực ư ? Nghĩ thật khó hiểu,  khi 2 ông cố tình bịa đặt những chuyện không đầu không đuôi về họ Vũ, liệu độc giả có thể hiểu 2 ông ganh ghét gì đó chăng?   Xét cho cùng nhà ông Thế Phong ở vùng Tân Định, Quận 1;  nhà bà Vũ Hoàng Chương ở đường Xô Viết-Nghệ Tĩnh, Thị Nghè; đối diện Viện Dưỡng Lão, tại sao  ông ( ta) không đến  bà Vũ Hoàng Chương để lấy tư liệu về Vũ Hoàng Chương, có phải chính đáng, trung
thực hơn không ?    Thế mà ông ( ta)  lại cất công leo lên tận 3 tầng lầu Cư xá Thanh Đa- con đường xa gấp 3 lần để lấy tài liệu từ  ông Hoàng Tấn , một người không biết gì mấy  về họ Vũ, không hề có trong tay một tác phẩm nào của  Vũ Hoàng Chương, không hề gặp gỡ thân thiết gì; bởi 2  ông ở 2 miền Nam, Bắc suốt mấy chục năm, chưa hề quen nhau. 

 S au  1975, ông Hoàng Tấn vào Nam, thì ông Vũ Hoàng Chương đã chết rồi, làm sao ông biết gì về họ Vũ ?   Ấy thế mà ông  (  Hoàng  Tấn )  lại gian dối  đưa cho ông Thế Phong một bài thơ lắp ghép lung tung, râu ông nọ  cắm cằm bà kia, không đầu không đuôi gì,  lại chụp mũ là của họ Vũ : một trong 12 bài di cảo. đặc biệt tặng bà  Quách Thị Hồ ( 5)  . Thử xét lại bài  thơ đó xem  ( Chiêu niệm nhà văn Sài Gòn, tr. 17) .  Đoạn đầu  là 4 câu cắt từ 1 bài 8 câu ( bài ' Vịnh tranh gà lợn ', tết năm Thìn, 1976), cắt 4 câu mà cũng sai cả nguyên bản.   Ông  Hoàng Tấn cung cấp cho ông Thế Phong :

                             Sáng chưa sáng hẳn  tối chưa đành
                             Gà lợn om xòm một bức tranh
                             Nhạc đã có tai thơ có họa
                             Biết chăng ai đỏ mắt ai xanh ?

N guyên  văn bài thơ của Vũ Hoàng Chương là : 
                            
                            Sáng chưa sáng hẳn tối không đành 
                            Gà lợn om sòm rối bức tranh 
                            Rằng vách có tai thơ có họa  
                            Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh
                            Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
                            Lòng lợn âm dương một tấc thành
                            Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn
                            Nghe Rồng ngâm vang khúc tân thanh
                                            ( Bính Thìn, 1976)

Đ oạn ông lấy từ một bài đã in 1965 ( Tâm tình người đẹp) trên nhiu báo miền Nam trước 1975, được nhà thơ nữ người Bỉ, Simone Krunen de Coeuillerie dịch ra pháp ngữ   ( 1965)  và giáo sư Nguyễn Khang dịch  ra anh ngữ   ( 1967). Đã  xuất bản cả 3 thứ tiếng trong tập Tâm tình người đẹp, vậy mà ông ghi sai cả nguyên bản của tác giả.    
Bài của  ông Hoàng Tấn cung cấp :

                            Dấu hỏi xoay quanh một cuộc đời
                            Sên bò trong óc máu thầ ( sic )  rơi
                            Chiều  nay một dấu than buông lửng
                            Đanh đóng vào xăng tiếng trẳm lời  

N guyên bản của ông Vũ Hoàng Chương :

                           Dấu hỏi vây quanh  trọn kiếp người
                           Sên bò nát óc máu thầm rơi
                           Chiều nay một dấu than buông xuống
                           Đinh đóng vào săng tiếng trả lời ! 

nhiều đoạn khác  đều què cụt như thế, có cả những câu ngớ ngẩn của ông Hoàng Tấn ghép vào, không phải thơ họ Vũ, như :

                            Đàn mang trơ đáy mà không đáy

Họ Vũ không thể tả cái đàn đáy ngô nghê đến thế.   Hoặc câu :

                            Hơi ca nông đã tan thành tuyết
                            Để tiếp vào cho nó đỡ xanh

Đ ó là thơ Hoàng Tấn lộn sòng, bởi họ Vũ  đâu có ngây ngô đến độ viết tan thành tuyết, chỉ đông  thành tuyết , hoặc tan thành nước  thôi.   Họ Vũ  cũng không thể viết' cho nó đỡ xanh' , chỉ có thơ thiếu nhi của ông  Hoàng Tấn may ra mới có được.  Ông  ( TP ?)  còn tự tạo  rất dối trá rằng:

 "... Một trong  12 bài di cảo  của Vũ Hoàng Chương  thâu thập được, từ Hòang Tấn cho chep lại.   Cũng vẫn theo Hoàng Tấn, tác giả Vũ Hoàng Chương làm tặng Quách Thị Hồ, người Việtnam hát ca trù hay nhất, từng là bạn cố tri  của
 Vũ Hoàng Chương.   Hát ca trù có đàn đáy, do đó nội dung bài thơ  đầy ắp tứ thơ, hát từ cô  đầu cũng tiếng sênh phách âm thanh ..." ( sđ d, tr. 17) .

N hư trên đã trình bày, một đoạn xén từ bài Vịnh tranh gà lợn không dây dưa gì đến hát ca trù.  Một đoạn trích trong cuốn Tâm tình người đẹp cũng chẳng phải  sênh phách âm thanh, cũng chẳng phải để tặng bà Quách Thị Hồ.   Bà Quách Thị Hồ mãi mấy năm sau  mới vào thăm  Sài Gòn. lúc ấy bà ngoài 50, còn khỏe mạnh, dạy ca trù ở Hà Nội và đi trình diễn khắp nơi ; vậy hà cớ gì họ Vũ lại rủa bà ta :

                              Chiều nay một dấu than buông xuống
                             Đinh đóng vào săng tiếng trả lời !

L úc bà Quách Thị Hồ vào  Sài Gòn thì nhà thơ họ Vũ đã ra người thiên cổ, hỏi làm sao ông tặng bà ta được ?   Rõ ràng lộ sự ấu trĩ không trung thực ở đây.   Về điểm ông Hoàng Tấn tự cho rằng ông có 12 bài di cảo của họ Vũ là một dối trá to lớn.   Ngay bài  xáo trộn ấm ớ mới đề cập tới ( sic )  đó  đã không phải  là một trong số 12 bài di cảo của họ Vũ.    Sự thật,  vào đầu năm 1976, họ Vũ và một số văn nghệ sĩ có tên tuổi ở miền Nam được tập trung học tập đương lối mới của văn nghệ cách mạng.   Trong  trại, Vũ Hoàng Chương già yếu, thiếu thuốc phiện, sức khỏe và tinh thần xuống rất thấp, vô cùng thê thảm.   Ông sáng tác ( nói cho đúng, sáng tác chứ không phải viết ra giấy ) 12 bài  thơ cuối cùng, mang chung một nhan đề ' Đọc lại người xưa' , mỗi  bài lấy tiêu đề từ  2 câu thơ nổi tiếng của các danh gia như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Đỗ Thu Nương, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi,  ( Nguyễn ) Thị Lộ, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm  v. v ... không liên quan gì đến bà Quách Thị Hồ ca trù cả.   Trước Trung thu 1976, ông đượac thả về nhà ít lâu thì mất, tại nhà  của bà Đinh Hùng  ở quận 4 sài Gòn . Đinh Hùng là  vợ của Vũ Hoàng Chương , mất 1967 tại Bệnh viện Bình Dân, Sài Gòn,  vì bệnh ung thư dạ dầy ).   Trước  1975, gia đinh Vũ Hoàng Chương ở trên lầu ngôi biệt thự Úc Viên của Đông Hồ  - Mộng Tuyết

 S au 30-4-1975,Mộng Tuyết đuổi đi không  cho ở, đuổi thật sự, chứ không phải dán câu thơ:" Lên gác không được vịn vào thành cầu thang ".  Vì câu viết  như thế mà dám cả gan cho là thơ Mộng Tuyết thì thật oan, có lẽ khi hạ bút viết bởi cao hứng, ông Thế Phong đã sáng tác" câu thơ" này chăng ?  

D o bị đuổi nhà nên họ Vũ   phải sang tá túc nhà bà Đinh Hùng, 15  năm sau ngày Vũ Hoàng Chương qua đời, gia đình ông mới mua được một ngôi nhà nhỏ ở Thị Nghè, quận Bình Thạnh.  Khi từ trại tập trung về, Vũ Hoàng Chương   đã định lại viết lại , vì trong trại ông chỉ thuộc lòng 12 bài.    'Đọc lại người xưa'  giao lại cho  họa sĩ
 Văn Thanh giữ và bảo :

"... Hoàng  không còn sống được mấy ngày nữa đâu, đây là 12 bài thơ cuối cùng của Hoàng, vì một lý do riêng, không giao cho vợ con giữ được, nhờ bạn Văn Thanh  giữ hộ.   Nếu vì lý do gì mà Văn Thanh không giữ được thì xin trao cho
Hoàng Hương Trang giữ ..."

S au khi họ Vũ mất  được ít lâu, thì họa sĩ Văn Thanh cũng bị bệnh  cao huyết áp ngày càng nặng, biết mình sẽ bị tai biến mạch máu não bất ngờ, hoặc nhồi máu cơ tim đột ngột, Văn Thanh đã giao cho tôi, ngậm ngùi đọc lại câu thơ của Vũ Hoàng Chương tặng tôi :

                              Biết đâu Hoàng lại gặp lại Hoàng chiều nay 
                              ( cảm đề  bài Túy ca của Hoàng Hương Trang năm 1972 ). 

Từ đó 12 bài di cảo ấy được nằm trong tư liệu văn học của tôi chưa hề công bố, chưa cho ai in ấn, sao chép; vậy làm sao ông Hoàng Tấn có được ?    Rõ ràng có một sự dối trá lừa gạt người đọc, do ông Thế Phong ngây thơ cả tin hay cùng ý đó đánh lừa mọi người mà cho in vào cuốn Chiêu niệm 4 nhà văn Sài Gòn  ( Nxb Đồng Nai,  1999). **

 H ai ông tung  ra  một bài thơ lắp ghép vớ vẩn để đánh tráo vàng thau.   Ngoài 12 bài thơ trên , họ Vũ còn có một bài khác mang tựa đề Nước chảy qua cầu.   Bài này gồm 12 câu , Vũ Hoàng Chương viết thành  6 lần, mỗi lần 2 câu trên một mảnh giấy vò nát, dùng để gói quà thăm nuôi của người nhà gửi vào trại tập trung và họ Vũ trả giỏ ra, sau này bà  Vũ Hoàng Chương đã ghép những mảnh giấy rời đó thành một bài thơ nguyên vẹn.   Như vậy là có 13 bài, nếu cộng    cả bài Vịnh tranh gà lợn là bài thơ  dự chi tiết cuối cùng, trước khi vào trại học tập; tổng cộng thành 14 bài di cảo của họ Vũ chưa hề công bố, in ấn, tính cho đến nay  .

N hư thế, rõ ràng ông Hoàng Tấn dối trá , còn ông Thế Phong biên khảo một cách  tùy tiện, bừa bãi.    Cả hai ông đã đánh lừa người đọc .   Những người đương thời còn biết rõ Vũ Hoàng Chương, còn nhận ra đâu là đúng, sai; thử hỏi những thế hệ  sau, nếu họ tin vào tài liệu của 2 ông, sẽ sai lạc tai hại chừng nào ?   Rõ ràng 2 ông  không trung
thực, không tự trọng, không tôn trọng người khác. Đây là một tội lớn với văn học ! Cái đà huyênh hoang lừa dối không biết ngượng đã đẩy ông Hoàng Tấn làm nhiều việc hết sức sai trái.

T ôi nhớ  trong một buổi họp thơ ở nhà  bác sĩ  Tuấn ở phường 25 quận Bình Thạnh, cách đây 15 năm, ông Hoàng Tấn  đã từng hoa ( sic)  tay, cao giọng  đọc một bài thơ của Đồ Phồn   ( bài ' Cái bánh bao' , Đồ Phồn ghẹo Xuân Diệu) mà ông khoe của chính ông.   Sau này người viết có dịp gặp nhiều người  văn nghệ sĩ ở Hà Nội mới biết rõ sự thật.   Cũng như thế, trong cuốn hồi ký văn học của ông mới cho in ít lâu nay,
 Nguyễn Bính, một vì sao sáng  ( Nxb Đồng  Nai, 1999,  do Thế Phong bao thầu in ấn ) .

 Đ ọc cuốn này cũng thấy đầy dẫy những khoa trương rất kệch cỡm, ông dùng
Nguyễn Bính  làm bàn đạp để khoe cái ta sánh ngang bằng với nhà thơ này  (!). Trích thơ Nguyễn Bính   sai lung tung, thậm chí còn sửa cả thơ của nhà thơ này và vo tròn bóp méo sự thật những  giai thoại về Nguyễn Bính mà ai nấy đều biết.   Điển hình 4 câu thơ của Nguyễn Bính :

                              Trọc phú  ti toe bàn thế sự
                              Đĩ già tập tễnh nói văn chương
                              Đã coi đồng bạc to hơn núi
                              Lại học đòi theo thói Mạnh Thường .

N ếu có dịp  đọc những bài biên khảo của Nhóm Nghiên cứu Văn học Nam Hà ,  quê hương của Nguyễn Bính , sẽ thấy Nguyễn Bính muốn ám chỉ ai ? Ở đâu ? Thời điểm nào ?   Có gốc có ngọn, có sự việc hẳn hoi, chứ không phải Nguyễn Bính  muốn đề cập đến ( sic )  một người vô danh tiểu tốt nào như Hoàng Tấn đã viết.   

T rong một đoạn khác ông Hoàng Tấn viết về ca sĩ  Quốc Hương, chi vì ca   sĩ này đã từng hát bài Tiểu đoàn 307, một bản nhạc phổ từ thơ Nguyễn Bính rất thành công , mọi người đều nhớ.   Ông Hoàng Tấn cao hứng quá đà,  kể lể rằng Quốc  Hương  ốm nặng, gần mất, nằm ở Bệnh viện Thống Nhất Sài Gòn, ông HoàngTấn vào thăm; Quốc Hương cao hứng và quí (!) ông quá đỗi, nên đã hát bài rất hào hùng, lớn tiếng bằng thứ giọng ô-pê-ra bài Tiểu đoàn 307 để riêng tặng cho ông.    Quốc Hương hát cao giọng  quá đỗi , đến nỗi caả bệnh viện  vang lên lời ca khiến mọi người, kể cả bác sĩ, y tá đều ùa ào phòng Quốc Hương để nghe.   (  sđd, tr. 103)  .  Ôi ! đáng thương  cho cái tật dối trá và cường điệu.  Sự thật ca sĩ Quốc Hương bị ung thư cuống họng, không nói năng, ăn uống được, phải thở bằng bình dưỡng khí, dùng ống cao-su chuyển thức ăn uống vào lòng dạ dày.   Việc này mọi người đều biết qua báo chí , đặc  biệt tờ Điểm Phim , cơ quan ngôn luận  của bà Thu An là vợ Quốc Hương, thế mà ông Hoàng Tấn đang tâm bắt Quốc Hương hiện ốm nặng như thế phải hát ô-pê-ra cho ông nghe !   Thật là một sự cường điệu sẽ đáng ghi vào sách ghi-nét thế giới !   Nhắc đến chuyện  cường điệu và  lừa dối thì không thể không nhắc tới tuyển tập Thơ tình chọn lọc VN và thế giới  ông Khai Trí  biên soạn.  Ông Hoàng Tấn  đánh lừa ông Khai Trí, đưa vào một bài thơ  Ngân Hà ơi ! . Ông Khai Trí đinh ninh  dây là một cô, một bà Ngân Hà  nào đó mà ông yêu đương hết mực, ai dè đâu đó là họa sĩ Ngân Hà , bạn của Thy Thy Tống Ngọc .   Khi thấy ra sự thật,  ông Khai Trí chỉ còn lắc đầu ngao ngán, mất một cuốn sách tặng dày 1500 trang, gái 150.000 VN đồng, vì một tình yêu dỏm . 

T ôi nhớ có một bài ông cho in trên báo Văn khoảng năm 1989  mang tựa đề
 ' Thăm lại ngôi nhà xưa của kịch tác gia Vi Huyền Đắc' , ông đã lấy bài thơ' Uống rượu bên mồ' .  Thực ra bài này của tôi viết bên mộ Nhất Linh ở Nghĩa trang Gò Vấp năm 1965 , đã in trên nhiều tờ báo xuất bản ở Sài Gòn.   Nó còn có mặt trong tuyển tập' Thơ Đông phương' ( Kim Lai, 1967).   Không rõ ông Hoàng Tấn  vì lẽ gì lại viết là
 ' Uống rượu bên  mồ Vi Huyền Đắc' .   Vi Huyền Đắc mãi tới 1976 mới mất ở Hà Nội làm sao ông lầm lẫn thế được ?

 Trở  lại cuộc sống của vợ chồng họ Vũ , người ta còn thấy một chi tiết bịa đặt trong sách của Thế Phong, khi xa xưa 2 người mới thành hôn ở Hà Nội.   Bà VHChương khi đọc xong sách đó, đã tâm sự với tôi cho đỡ buồn; vì không biết nói với ai. Bà nói :

".. Thuở  ấy  ông Chương la con quan,  mẹ có cửa hàng gạo ở Nam Định.   Nhà khá gải  mới có `thể cho con  học tới Tú tài Pháp chứ ! Bản thân ông Chương cũng đi dạy học, có lương bổng đàng hoàng.  Gia đình tôi cũng con ông Phán, đâu đến nỗi tệ hại, thê thảm, rách rưới như ông Thế Phong viết.   Cho đến lúc vào Nam, ông Chương dạy ở trường Chu Văn An,  và trường Văn Lang, dù ông có hút tốn kém đấy, nhưng thuở ấy tiền thuốc rẻ lắm, chẳng hiểu  ông Thế Phong viết bêu riếu thế để làm gì ? Dẫu rằng nghèo cũng không phải là cái gì đáng xấu hổ, nhưng viết thế không đúng sự thật ..."
 ( trích ' Buổi  chuyện trò với bà Đinh Thị Thục Oanh'  tại tư gia, hẻm 60 đường Xô Viết-Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, Sài Gòn ).

... Và vì muốn những thế hệ sau không đánh giá lầm lẫn, khi đọc những cuốn sách như của 2 ông Thế Phong và Hoàng Tấn, dù biết đôi điều trao đổi này không tránh khỏi mất lòng   2 ông, xin được có lời xin lỗi trước và mong 2 ông hỷ xả.  Chỉ mong sau này sẽ được đọc những tác phẩm tiếp theo của 2 ông trung thực hơn.   Thời đại ta đang sống đã đầy dẫy hàng gian hàng giả, kể cả chốn văn chương cũng đạo tặc, mà cái tuổi của ta sắp sửa về thiên cổ, của dỏm ta không thể mang theo, còn của thật thì  dùng làm tài sản cho thế hệ con cháu, chắc lớp già ta hiểu điều này hơn ai hết . [] 

HOÀNG HƯƠNG TRANG

---
 (1) Vấn đề thẩm định TTKh. Nàng là ai ? của Ngô Đình Chương, Đất Đứng số 7 .
(  Chú thích: N.T.)   

 * tựa bài  viết  HHTrang :  Người và việcĐôi điều trao đổi cùng  2 nhà văn Hoàng Tấn và Thế Phong .  Tiện dịp, cảm ơn nhà văn T.T.H gửi , ghi chú : " tạp chí đất đứng  số 69. ( phát hành ở SACTO, CALI / USA ).


**     Khi giao cho  Cty Minh Thành  tại tp HCM ( Nhà sách Thăng Long) độc quyền phát hành CHIÊU NIỆM 4 NHÀ VĂN SAIGON  / THÉ PHONG  vào  khoảng cuối tháng 7 năm 1999 -  tác giả  đã   dán  tờ  Đính chính ở trang 2  :


                                           ĐÍNH CHÍNH

Trong sách Chiêu niệm 4 nhà văn  Saigon , có một số chữ , ở bài: " Một trong 12 bài di cảo của Vũ Hoàng Chương"  ( tr. 17) " đã được bà  Đinh Thị Thục Oanh ( vợ VHC)  đính chính  vào ngày 17 / 7 / 1999

 Buổi ấy, tôi cùng nhà thơ nữ  Ý Nhi đem sách tặng và thăm vợ nhà thơ quá cố Vũ Hoàng Chương. .
 Chữ  in đậm ( bold) là  nguyên văn  ' di cảo  thơ Vũ Hòang Chương'  .( theo vợ của VHC) .



                          CHÚNG TA MẤT HẾT CHỈ CÒN NHAU



                            Sáng chưa tối hẳn tối chưa đành
                            Gà lợn om sò cả bức tranh
                            Rằng vách có tai thơ có họa
                            Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh 

                            Dấu hỏi xoay quanh trọn kiếp người 
                            Sên bò   nát óc máu thắm rơi
                            Chiều nay một dấu than buông dứt
                            Đanh đóng vào  xăng tiếng trả lời 

                             Chúng ta mất hết cả rồi sao ?
                             Cả đến âm thanh một  huở nào
                             Da trống tơ đàn ôi trúc phách
                             Đều khổ như khúc hát gầy hao

                             Đàn mang tiếng đáy mà không đáy
                             Mất hết rồi sao sợi nhớ thương
                             Tay phách từ lâu nay lạc phách
                             Không còn đựng mãi bến Tầm Dương 

                             VŨ HOÀNG CHƯƠNG 



  Related Contents :

 - ThếPhong - vănhọc&nghệ thuật
     www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action

-  VŨ HOÀNG CHƯƠNG- ' ... thơ ta chẳng viết cho đời ...'
    www.bichkhe.org/home.php?cat_id=147&id=1547

-  CHIÊU NIỆM 4 NHÀ VĂN SÀI GÒN - Thế Phong- Google B ...
    books.google.com/books/.../Chiêu_niệm_4_nhà_văn_Sài-Gòn.html?i  ...

NGUYỄN BÍNH,  MỘT VÌ SAO SÁNG :   hồi ký văn học - HOÀNG
    books.google.com/books/.../ Nguyễn_Bính_một_vì_sao_sáng.html?id