báo thể thao văn hoá (VNTTX) số ( 1575) / 13/8/04
ẩn hiện ngôi sao nguyễn đình thi
bài : nguyễn quyến
Lời dẫn:
Văn sĩ Nguyễn Đình Thi ( 1924 - 2003) lắm tài, chẳng kém Văn Cao. Nào : văn, thơ, kịch, biên luận, nhạc , xem ra tài năng bộ môn nào cũng sắc cạnh - mấy chục năm xưa , cậu bé sinh trưởng ờ Lào, lớn lên , trưởng thành tại quê nhà, lấy vợ sớm , lại nhiều vợ, lô lốc người tình văn chương, việt có, cả đầm không thiếu - nữ văn sĩ nhà báo Madeleine Riffaud, tác giả Dans le maquis de Viêtcộng , dan díu từ 1951 ờ Helsinki, bền bỉ tới sau 1975, đúng hơn cho tới năm 2003 và hiện nay bà còn sống ở Paris . Chiếc xe gắn máy Peugeot của nàng từ trời tây gửi tặng , chàng vẫn ngổi trên yên xe, dạo chơi khắp phố phường Saigon - mà tôi gặp nhiều nhất ở báo Văn Nghệ tp HCM ( 462 Nguyễn thị Minh Khai, quận 3) - cà- phê , cà-pháo - và khi ấy, ' nhà thơ đầu nậu' Trần Nhật Thu đặt hàng T.T.KH., Nàng là ai? ' ( 1994). Tôi viết xong trong vòng 3 bữa , in xong 7 ngày ; sách ra làm xôn sao dư luận, trong, ngoài nước, đâu đó gần 70 bài điếm sách, khen, chê rối mù - và chính văn sĩ N.Đ.T nể tình T.N.T đi phó hội văn chương ở thủ đô, cầm theo 30 cuốn T.T.KH..., trao tận tay giám đốc Quang Huy để nộp bản .
Sở dĩ N.Đ.T nhận lời, vì nể tình Trần Nhật Thu năn nỉ , hơn nữa khi ấy, có một bài báo ở một địa phương, ( Bà Rịa-Vũng Tàu) áp đặt cuốn này in lậu không giấy phép. Vậy mà ai có ngờ, sách bán chạy quá trời - chủ đầu nậu qua đời rồi - cũng không thể biết mười mấy năm sau , cuốn best--seller kia , bị Amazon.com phổ biến lậu , không xin phép , không trả bản quyền. Chú Sam láu cá, hỗn sược, đã không chỉ phổ biến trên mạng Kindle Direct Publishing sách T.T.KH., Nàng là ải ( bản tiếng việt đầu tiên ) còn bị COPY bán chui trên mạng - I used from $,30,00 / copy - khinh nhờn , cố ý không xin phép, trả bản quyền , coi như không có Hiệp định giữa Chính phủ Nước Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Chính Phủ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ về Bản quyền tác giả - hiệu lực từ ngày 26 tháng 12 năm 1998. ( Cục bản quyền Tác giả, Hà Nội xuất bản 1998).
Thư ngỏ gửi CEO Jeef Bezos, tôi đòi bản quyền, đã đăng trên báo Calitoday.com ( San Jose, USA ) ngày 20 tháng 6 năm 2011 - cã bản anh ngữ - tới nay , không nhận được hồi âm, mà nạn Piracy -Copyright infingement tiếp tục âm thầm diễn biến .
Một thí dụ điển hình , cuốn T.T.KH., Nàng là ai? ( bản tiếng việt do Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội in 1994 ) bị Amazon.com đưa lên mạng như trên đã đề cập.
Vậy là , thên một lần nữa, cảm ơn ông Nguyễn Đình Thi , nhất là, nữ diễn viên Tuệ Minh phu nhân ông - đã rất niềm nở tán tụng, đặt trước mua 05 cuốn, khi Trần Nhật Thu đưa tới thăm, trước khi phát hành sách .
Tôi ngắm ảnh Nguyễn Đình Thi ( kèm trong bài báo ), chàng văn sĩ đa tài, đa tình, cũng rất phong tình, lãng mạn ,. ve gái đứng hàng số 1 La Mã , chẳng thua Đoàn Chuẩn, dáng người cao, đẹp trai, ăn nói rất bặt thiệp, lịch lãm .
Có lẽ vậy, thi sĩ Nguyễn Quyến đã viết về một số người nữ đã đi qua đời Nguyễn Đình Thi : chóng vánh thì thật chóng vánh, dài không thật quá dài, lâu cũng chẳng quá lâu - trong đó có một nhà thơ nữ tài danh - người nữ ẩn tình ấy - có đôi chút bực mình :
"... nó trẻ, mới nổi đây, biết gì mà nói ?.."
đướng bá bổn .
Nguyễn Đình Thi quê gốc ở Sơn Tây nhưng hầu như chưa bao giờ ông nhắc đến điếu đó và có ý định về nhận quê. Năm 17 tuổi, nhà thơ đã lớn vổng lên, đẹp trai, hát hay, học giỏi, nên nhiều người mê . Gia đình sợ ông ta sa đà vào chuyện ái tình mà lơi là chuyện học, nên đã quyết định lấy vợ cho nhà thơ ngay lúc ông tròn 17 tuổi. Gia đình khi đó buôn bán phát đạt, có của ăn của để, nên có nhiều quan hệ trong xã hội. Họ đính duyên nhà thơ với bà Bùi-Nữ-Trâm-Nguyệt Nga, cháu gái quan tuần phủ lúc bấy giờ. Lấy vợ xong, nhà thơ vẫn mang sách đi học bình thường. Trong trường, có tiếng học giỏi về triết học, thơ ca, luật pháp. Những năm sau này, lớp trẻ cầm bút nhắc đến thời thanh niên của ông đều tâm phục, khẩu phục. Làm sao không phục, khi mới 18 tuổi, ông đã viết sách triết học về Kant, Schopenhauer, Nietzsche * ...
Một lần, nhà văn Nguyễn Đính Chính, con trai nhà thơ , có hỏi cha về điều này. Nhà thơ liến lấy những bản in hồi đó cho con trai xem và nói rằng mình không phải là nhà triết học. Danh hiệu nhà triết học chỉ xứng với Trần Đức Thảo.
Để tự lập, nhà thơ cùng người vợ trẻ đi thuê nhà riêng ở, dù khi đó đằng nội, đằng ngoại có nhiều * căn nhà ở Hà Nội. Hai người thuê một căn ở chợ Hôm để lảm nơi bán sách luôn thể. Lúc đó, phong trào sinh viên bãi khóa, biểu tình phản đối chính sách của quân Pháp, Nhật ở Việtnam tăng mạnh. Quân Nhật đã bắt bớ bố vợ ông *, là ông Bùi Kính Tri và đánh đánh chết ông. Nhà thơ cũng bị bắt. Gia đình phải bỏ một khoản tiến lớn ra để chạy vạy. Trước khi thả nhà thơ, chúng nói:
" Cậu học giỏi, nhà giàu thì đi theo Cộng sản làm gì ? ..."
Toàn quốc kháng chiến, gia đình phải tản cư lên cùng Tuyên Quang. Vợ ông* chết vì bệnh lao vào đúng giao thừa 1951. Mấy đứa con phải nhờ một tay bà ngoại chăm sóc. Ông cũng bi bệnh lao và được chính phủ cho đi chữa bệnh ở Trung quốc. Tại đây, Nguyễn Đình Thi gặp người vợ thứ 2. Bà là Phạm Thị Trường, cán bộ địch vận , người Hải Dương, sau trở thành bác sĩ, viện trưởng bệnh viện Việt-Xô. Hai người lấy nhau .
Khi về tiếp quản thủ đô năm 1954 * họ được phân một căn nhà rất rộng. Bà Trường ốm đau nhiều, nên vô sinh, đi Liên Xô, đi Trung quốc chữa mãi mà bệnh vẫn không thuyên gỉam. Thời gian đó, nhà thơ bỗng dưng rất mê một diễn viên sân khấu khá nổi tiếng. Đó là bà Tuệ Minh. Quan hệ một thời gian, nhà thơ đề nghị với vợ là ly dị để ông được chung sống với bà Tuệ Minh hợp pháp. Sau nhiều lần níu kéo không thành, bà Trường đồng ý ly dị. Tòa mở ra, nhà thơ chờ vợ đến để ly biệt. Mười phút sau, bà Trường đến thật. Nhưng bà nằm trên cáng và 2 cô y tá khiêng đến giữa tòa. Nhà thơ mất vía. Tòa tan, không xưa nữa. Tình yêu khó xử.
Bà Tuệ Minh liền đi Sài Gòn . Thời gian ngắn sau, thì bà Trường mất. Nhà thơ cũng choáng váng một thời gian. Ông mang quần áo của mình ( thời còn chung sống với vợ thứ hai, để ném xuống sông Hồng ). Nhưng đi đến cầu Long Biên, thì quay lại, về nhà con trai nhờ ném hộ. Nguyễn Đình Chính thấy quần áo của cha còn tốt, thế là cùng bạn bè chia nhau, mỗi người mặc một bộ. Hôm sau, nhà thơ thấy con trai mặc, như thế, thi chỉ còn thở dài, thoáng buồn.
Nguyễn Đình Thi , người nhẫn nhịn và cả nể với phụ nữ lắm. Ông chiều chuộng họ và nhường nhịn họ mọi điều có thể. Sau này , nhà thơ có một mối tình lớn với một nữ thi sĩ nổi tiếng. Hai người có 2 tính cách quyết liệt và khác hẳn nhau. Nữ thi sĩ nồng nàn mãnh liệt và sẵn sàng làm bất cứ điều gì vì tình yêu của mình. Mà tình cảm đôi khi cũng không khớp nhau chứ. Hồi đó, nhà thơ đang làm tổng thư ký hội Nhà văn Việtnam. Do mâu thuẫn điều gì đó, nữ thi sĩ đã tát tai nhà thơ giữa văn phòng hội Nhà văn và từ ông luôn.
Cưối đời , Nguyễn Đình Thi thú nhận rằng mối tình lớn nhất của ông lại là mối tình với một nhà văn * cộng sản Pháp, Madeleine Riffaud . Hai người gặp nhau năm 1951 ở Ba Lan, trong Đại hội Thanh niên Sinh viên thế giới. Ba ta từng sang Việtnam và đi vào chiến trường sống cùng bộ đội để viết cuốn Ba tháng trong căn cứ rừng rậm * * về đời sống quân Giải phóng. Bà được gọi với cái tên Việtnam trìu mến là
Chị Tám và làm em kết nghĩa của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Nhà thơ ( NĐT)* đã viết nhiều thơ tặng bà, trong đó có những câu thơ rất lấp lánh :
Ngôi thơ nhớ ai àm sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sĩ giữa đường mây
Ngọn lửa nhớ ai àm hồng đêm lánh
Sưởi ấm lòng chiến sĩ giữa ngàn cây .
Hai người trao đổi cà trăm bức thư cho nhau . Trong di cảo của nhà thơ, chỉ có bản thảo và những bức thư của mối tình ấy. mặc dù yêu nhau vậy, nhưng nhà thơ chỉ có 3 người con với người vợ đầu tiên. Có lần nhà thơ đã thắp hương trước ban thờ vợ khấn rằng : ' Bà ghê lắm không cho tôi thêm một đứa con nào cả " .
Một thời, trong làng văn chương hay đùa nhau : cứ ai có lông mày rậm, mắt đen thì đích thị là con (của)* Nguyễn Đình Thi .
Trước khi chết, nhà thơ mời luật sư đến, viết di chúc, khẳng định rằng : ông chỉ có 3 người con với người vợ đầu tiên.
Nguyễn Đình Thi nhận mình viết văn chỉ đủ' quang' thôi , không 'rậm rạp'; chứ có thể ông đã đi lầm con tàu văn xuôi. Điều ông tâm đắc nhất đó là những bài thơ . Ông không viết hồi ký, và nếu viết, thì sẽ không hay ; bởi nhà thơ sẽ né tránh hết những điều ông gặp trong đời. Chỉ có hằng đêm, vẫn có nhưng ngôi sao, không biết đang thương nhớ ai, mà lấp lánh trên bầu trời .
[]
------------------
* chữ của Biên tập .
* * đó là Dans le maquis de Việt Cộng . ( Biên Tập chú thích )
NGUYỄN QUYẾN
nguồn: báo thể thao văn hoá , số 65 ( 1575) VNTTX/ VN - tr. 40)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét