Những khuôn mặt văn nghệ đi qa đời tôi
hồi ký : tạ tỵ - thằng mõ xuất bản, 1990.
những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi :
trước 1945, kháng chiến , tạm chiếm , nam việtnam, saigon đỏ
hồi ký : tạ tỵ
Lời dẫn :
H ồi ký văn chương của Tạ Tỵ, theo tôi, rất hay - đọc được một tác phẩm hay chẳng khác gì kẻ thất tình người nữ , bỗng tình cờ gặp được hồng nhan tri kỷ. Bèn nhớ tới Lỗ Tấn ( 1881-1936) ruồng rẫy nàng vợ đầu tiên Chu An , sau bám chặt hồng nhan tri kỷ Hứa Quảng Bình, làm nên sự nghiệp văn chương lẫy lừng.
Trở lại với họa sĩ cubisme ( lập thể) tài danh Tạ Tỵ *, tốt nghiệp khoá cuối cùng Trường Mỹ Thuật Đông Dương, từ 1945 đã triển lãm tại Salon Unique ở Hà Nội, rồi Saigon - và từ sau 1975, một số tranh của ông bị hạn chế không cho xuất cảnh, đã có bức phải ký tên họa sĩ khác, sau đó mới trả lại tên Tạ Tỵ. Tranh ông được bán đấu giá ở ngoại quốc, và hiện nay ( theo tôi ) bà Loan de Frontbrune ( người Pháp gốc việt sống ở Pháp từ nhỏ ) , tốt nghiệp ngành khảo cổ mua được nhiều tranh quý hiếm các họa sĩ tài danh Việtnam, như Nguyễn Phan Chánh ( bức Lên đồng) , và một số bức tranh qúy hiếm khác của Tạ Tỵ .vv... < Google / search / tạ tỵ >
24 /2/2004, Tạ Tỵ qua đời ở đường Phan văn Trị, quận 5, tp HCM, ngay trong tháng ấy, tôi viết một bài giới thiệu nhỏ đăng trên Newvietartcom , cùng cho đăng trích đoạn-hồi ký của ông. Có 1 đoạn :
"... Gần đến ngày 24/4/2004, thế là qua 5 năm Tạ Tỵ ra đi, ' ra đi không mang va li, quần áo tuột hết, chân không đi Ba ta' về chốn hư vô. Tôi gõ một trích đoạn tự-sự-kể của anh viết về đồng nghiệp. Có một điều , hồi ký kẻ này viết về kẻ kia, ít khi trung thực hoàn toàn - nhưng với tôi, một điều tin cậy nhất - ở đây, tác giả viết rất thành thực, dầu đúng, sai, vẫn là cảm nghỉ chân tình thực của tác giả nghĩ về người đó.
Nhớ lại, vào thập niên 1990, một nữ đọc giả hành nghề bán sách ở Hà Nội ( bà Miên) tự ý đem một tác phẩm Tạ Tỵ in ra bán, không xin phép tác giả. Tiếp, ngay sau đó, báo chí trong nước làm ồn ào, dư luận ầm ỹ, dư luận dấy lên rùm beng, sách bị tịch thu. Các đài thông tấn quốc nội, quốc ngoại lên tiếng, các đài ngoại quốc Ở Pháp, Mỹ như RFI, RFA phỏng vấn tác giả, Tạ Tỵ trả lời với giọng điệu đả kích rất ác ôn, lời lẽ y hết xưa kia đối phương dùng , nào : ' y, hắn, thằng, con, nó, va , ả thị' đầy giọng phách lối, khinh miệt . (ăn cướp tác phẩm tác giả, mạt sát luôn chế độ đã cấp phép in lậu, bán chui , quỵt bản quyền, luật rừng rú vv... và vv...) .
Tạ Tỵ còn gửi thư ngỏ khiếu nại gửi tới ông Bộ trưởng Bộ Thông tin nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việtnam ( khi ấy là Nguyễn Khoa Điềm ) yêu cầu trả lời, và thư này được đăng tải ở hải ngoại và phát trên sóng các hãng thông tấn ngoại quốc . Tôi không được đọc bài trả lời, mà chỉ thấy báo chí tấn công tác giả rất mãnh liệt, có báo đã dùng nguyên 1 trang lớn chỉ để đăng bài dả kích Tạ Tỵ .
Tưởng chừng như vậy, khó có ngày tác giả có thể trở về Việtnam ( sau khi phu nhân , bà Nguyễn thị Hòa qua đời ở Hoa Kỳ), anh lại can đảm mang xác thân bệnh tật trở về cố hương ( ở nhà cô con gái và vào nhà thương chữa bệnh.)
Và ngày 24/ 4 tháng 4 / 2004 ông qua đời tại căn nhà ở đường Phan văn Trị - căn nhà xây cất ba tầng lầu, tử nhuận bút Mười khuôn mặt hôm nay - được trả bản quyền hậu hĩnh, đâu đó vào khoảng 35 cây vàng. ( Nxb Lá Bối ) .
Anh Từ Vũ chỉ đăng được 3 kỳ- đến chương BỐN : những khuôn mặt văn nghệ Saigon Đỏ thì
' cúp' ngang xương , coi như không nhận được bài gửi tiếp.
Tuy vậy, lần này , biên tập xin lỗi tác giả, nếu có một số cbữ nào quá hằn học, hoặc không cần phải nói như thế mà vẩn cảm, hiểu được, thì biên tập xin tạm lược một số chữ , tất nhiên sẽ ghi ở phần chú thích rõ ràng.
P hải thừa nhận sự can đảm trang chủ Từ Vũ đã cho post được 3 kỳ . Thông cảm với anh Từ Vũ tại sao phải làm vậy - nhưng bây giờ, thì tôi mạnh dạn, cứ post lại 3/ 4 tác phẩm này, qua các thời kỳ văn nghệ :
kháng chiến, tạm chiếm, nam việtnam , và saigon đỏ . ( chỉ bỏ qua phần nó`i về' những khuôn mặt trước năm 1945)
bởi lẽ tư liệu hồi ký văn nghệ này rất tuyệt vời, hay tới chỗ tuyệt hay , kể cả giai đọan văn nghệ saigon đỏ - sau khi tác giả học tập cải tạo về, vượt biên, lại về lại quê nhà, gửi thân xác tại quận 5 thành phố Hồ Chi Minh. Không phải một cải tạo viên nào dễ làm được như vậy :
lá rụng về cội !
Nếu có chi tiết nào hơi bạo, nói về xã hội chủ nghĩa' , theo thiển ý vẫn cần phải tôn trọng cố tác giả, thì vẫn đăng nguyên văn, đó là ý tưởng ,thái độ tác giả đã nghĩ chân thành về điều mình suy tưởng, viết theo dòng cảm nghĩ thực . Giá trị thực ở tập hồi ký này, phải được đăng lên trung thực, như tác giả đã viết, mới giúp được đọc giả hiểu biết, và thỏa lòng được hưởng thụ một tác phẩm văn chương nguyên vẹn, đầy đủ . ( , theo tôi : cố- tác -giả đặt nặng phần văn chương hơn chính trị ).
M ong đọc giả hiểu cho như vậy.
[]
---
* - tiểu sử , mời xem tại Newvietart.com. ( France ) và đả có lời xin phép trưởng nam + gia đình , được phổ biến tác phẩm này trên mạng, để độc giả toàn cầu thưởng lãm.
- cảm ơn cố chủ bút tạp chí Bách Khoa ( Lê Ngộ Châu - 1923- 2006 ) đã cho mượn bản chính để copy bản này.
Đ.B.B.
đường bá bổn
Saigon ,17 May, 2012.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------tạ tỵ trang 53
hai
NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ
TRONG KHÁNG CHIẾN
Thủ đô Hà Nội chết cùng trong máu lửa . Cuộc giao tranh gay go ngay từ phú đầu giữa trung đoàn Thủ Đô, Tự vệ Thành và quân đội Pháp. Phần lớn dân chúng đã tản cư. Mọi nhà đều đục thông qua nhau, theo lệnh của chính phủ từ mấy tháng trước . Cuộc giao tranh nhỏ giữa Tự vệ Hàng Bún và quân nhảy dù Pháp cách đây mấy tuần như điềm báo trước chiến cuộc sẽ xảy ra, chưa biết giò phút nào. Những con đường có cây to được đốn ngã đang làm chướng ngại vật cản đường xe bọc sắt của Pháp. Không khí trước ngày chiến tranh thật nghẹt thở. Vợ con tôi đã theo ông bà nhạc tản cư về quê hương cả tháng nay. Gia đình phía tôi cũng vậy. Tôi ở nhà một mình vừa sáng tác vừa vẽ tranh cổ động. Tôi không được ai báo trước phải di tản vào lúc nào, nhưng tôi cũng không sợ vì chiếc ba lô đã sắp sẵn áo quần, lúc cần chỉ việc đeo lên vai là đi.
T ôi đóng hết mọi cửa , trên lầu cũng như dưới nhà, rồi khóa cổng cẩn thận trước khi đeo ba lô lên vai, chui qua bờ tường thứ nhất. Cũng may, nhà tôi không ở gần căn cứ quân sự nào, nó nằm sát phía nam thành phố. Tôi chỉ cần băng qua chừng vài khu là tới vùng ngoại ô, từ đó, tôi có thể an toàn muốn rẽ ngả nào cũng được. Tôi chọn lôi xuyên cửa ô cầu Dền, qua làng Hoàng Mai rồi men theo bờ ruộng ra đường số 1, con đường xuyên việt. Tôi chợt nghĩ đến Phạm Duy, không biết Duy ra khỏi Hà Nội bằng ngả nào ?
S au này, khi gặp lại nhau trong kháng chiến, Duy mới cho biết đã ra khỏi Hà Nội qua ngả Khâm Thiên, tức phường Dạ Lạc, Văn Cao có báo cho Duy biết nhưng Duy không tin.
K hi tôi nhìn thấy con đường nhựa, trời đã sáng . Tôi không ngờ với đoạn đường ngắn như vậy, phải đi mất gần một đêm. Tiếng súng cứ xa dần theo nhịp chân bước. Tôi đếm cột cây số để biết mình đi được bao xa. Tôi hỏi thăm mấy nông dân để biết đường về quê nội. Khi trước, tôi hay về quê nội qua Hà Đông, chứ không về qua ngả Phủ Lý. Quê nội thuộc vùng đồng chiêm, mỗi năm chỉ cầy cấy một mùa. Mùa mưa nước lụt có thể dùng thuyền đi tắt về quê, gần hơn đường bộ. Tôi hỏi thăm quanh co mãi, buổi chiều cũng về đến quê . Cả nhà chạy ra đón mừng, nhất là Mẹ tôi, cứ sợ tôi mắc kẹt không ra được. Lâu lắm tôi mới lại được sống cái không khí nhà quê với mái lá, đụn rơm, với mùi phân lợn, phân gà cũng nồng nặc. Ở quê, tôi không còn nghe tiếng súng và cái thanh bình hình như làm mọi người quên mất chiến tranh đang diễn ra ác liệt cách xa khoảng 50 cây số đường chim bay.
N hưng cuộc sống ở thôn quê khác trước nhiều. Mọi nhà đều phải khai hộ khẩu, phải gia nhập công tác phòng thủ; người lạ mặt đến làng phải co Chứng Minh Thư hoặc giấy tờ hợp pháp. Quê nội tôi nghèo nên ăn cơm độn khoai mỗi bữa, đồ ăn chỉ rau muối cho xong bữa. Những hôm có phiên chợ, mẹ tôi mới mua được miếng thịt nấu canh hoặc kho mặn. Ở nhà mãi cũng cuồng chân, thỉnh thoảng tôi đi thị trấn Vân Đình chơi vào ngày có phiên chợ. Vân Đình thuộc phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông. Tuy áo trấn thủ với cây súng ngắn, dài đi lại tấp nập. Vì không cách xa Hà Đông bao nhiêu nên đã được lệnh của địa phương phải tiêu thổ kháng chiến. Nhiều căn ngói đã bị sập phá, có những căn nhà phá dở dang. Người tản cư đi chợ lổn nhổn. Những chiêc áo Hà Nội pha trộn với màu áo quê mùa coi chừng như không thích hợp. Cũng nhờ ào khối người tản cư, nên việc mua bán của phien chợ thật tấp nập. Sau phiên chợ chỉ còn vài chiếc quán lẻ tẻ bán quà bánh nhà quê; nhưng người Hà Nội ăn vẫn ngon miệng vì lạ khẩu. Sau vài lần đi lại trong thị trấn Vân Đình, tôi quen một anh, tên Tuấn, con của ông chủ xe đò chạy đường Hà Đông - Vân Đình và ngược lại. Cho đến hôm nay, tôi cũng không nhớ rõ vì sao lại quen anh, ai giới thiệu ? Anh Tuấn không phải nghệ sĩ, anh chỉ là con nhà giàu, có thế thôi. Nhưng cái đó không phải điều quan trọng. Cái quan trọng, sau đó ít lâu, anh đã bỏ nhà cùng vợ con theo tôi
đi lang thang ít tháng.
T ôi ăn tết với gia đình rồi đến làng Bài Trượng thăm vợ con, trước khi lên đường đi Việt Bắc. Tôi rủ Tuân đi cho có bạn vì đúng ra, lúc ấy tôi không ở trong cơ quan nào. Mỗi người một xe đạp vượt qua bao nhiêu làng mạc, qua bao nhiêu bờ ruộng, vác xe leo qua bao nhiêu con đê, lội qua bao nhiêu bãi sông cạn. đi qua bao nhiêu con đường bị xẻ ngang xắt khúc nhằm ngăn bước tiến của quân Pháp mới đến Phú Thọ. Cuộc đi này làm tôi nhớ lại những ngày còn đạp xe đi vẽ cùng Mạnh Quỳnh, Lê Quốc Lộc; nhưng vất vả hơn nhiều . Chúng tôi, đói ăn, khát uống, tối ngủ nhờ nhà đồng bào, cũng may tôi có tấm Chứng Minh Thư của Cơ quan tuyên truyền cấp. Không có nó, mệt lắm, mỗi khi qua làng xin ngủ đỡ. Còn Tuấn cũng có một giấy của phủ Ứng Hòa chứng nhận. Cái giấy này không có giá trị bằng tờ Chứng Minh Thư, cứ nhìn con dấu đủ khớp rồi.
H ai đứa cứ đạp xe lang thang đó đây, chả kiếm được chỗ dung thân. Số tiến mang theo cứ cạn dần theo ngày đi. Tuân thấy nản, có lẽ vì nhớ vợ con nên ngỏ ý muốn quay về. Tôi đồng ý vì có Tuấn hay không cũng thế thôi . Thế là mỗi đứa một ngả. Từ phủ Đoan Hùng, tôi quay về Phú Thọ, mong gặp anh em quen biết có thể giới thiệu mình với một cơ quan nào đó. Người thì đông, anh em chằng tháy ai. Nản quá, tôi cũng đị quê nhà, bỗng gặp Phạm Duy từ trong một quán cà phê đi ra.
TẠ TỴ
( còn tiếp )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét