đoàn chuẩn ( 15-6-1924 / 15-11-2001 - Hà Nội ) .
đ o à n c h u ẩ n :
gửi gió cho mây ngàn bay ...
bài : lê hoàng long
----------- "... điệu nhạc ghi xong trọn vẹn , Đòan Chuẩn đặt tựa đề cho ca khúc này là
Gửi gió cho mây ngàn bay .
Rồi hát lại, thấy ưng ý, Đoàn Chuẩn chép ca khúc trên tờ giấy hoa tuyệt đẹp, phun nước hoa; rồi cho vào phong bì, gửi ngay cho vào Sài Gòn cho M.L ... "Ở trong nam, M.L nhận được thư, tưởng Đoàn Chuẩn sẽ viết dài cho cô - vội vã bóc ra, cô chỉ thấy có một tờ
giấy hoa, thơm phức, chép thật cẩn trọng bài nhạc Gửi gió cho mây ngàn bay , với lời đề tặng M.L
C uối năm 1953, tôi đưa một số ca nhạc sĩ từ Hà Nội xuống Hải Phòng để tổ chức 3 buổi ca nhạc tạp rạp hát Lido. Được quảng cáo khá rầm rộ từ mươi ngày trước, nên ngay buổi đầu, toàn ban Lửa Hồng - ban ca nhạc duy nhất thành phố Cảng - gồm : các nhạc sĩ Phó Quốc Thăng, Huyền Linh, Hoài An, nữ ca sĩ Ánh Tuyết * đã có mặt đông đủ trên hàng ghế đầu khán giả. Anh chị em ca nhạc sĩ thành phố Cảng với chúng tôi giao lưu tốt đẹp ngay từ phút hội ngộ ấy. Tỉnh cảm ấy được giữ mãi cho đến sau này.
N gay ngày hôm sau , tôi đến thăm nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, trrong lần sơ giao này, tôi cũng được gặp cả Từ Linh , người chuyên viết lời ca cho nhạc của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Khi ấy, Đoàn Chuẩn còn là giám đốc hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng của miền bắc, tỷ phú Hải Phòng . Lúc ấy, xe hơi Hoa Kỳ, hiệu Buick ở miền bắc mới có 2 chiếc : ông Thủ hiến Bắc Việt Nguyễn Hữu Trí có một chiếc, và Đoàn Chuẩn một chiếc .
N gay phút gặp gỡ đầu tiên, Đoàn Chuẩn tỏ ra rất vui và tếu như tôi, nên chuyện nổ như bắp rang. ngay cả sở thích của hai chúng tôi cũng giống nhau : chỉ thích mỹ nhân . Chính vì thế mà hướng
sáng tác của Đoàn Chuẩn và tôi đều là nhạc trữ tình, mà nhạc hứng được gợi mở từ mớ tóc dài và hai tà áo .
C uộc sống tình cảm của Đoàn Chuẩn thật phong phú, đầy thi vị; nhưng cũng rất nghệ sĩ tính. Đối với Đoàn Chuẩn chẳng có gì đáng gọi là quan trọng, nên cuộc giao du của anh rất sởi lởi, không chấp nhất, dễ bỏ qua mọi chuyện . Nhạc của Đoàn Chuẩn được gợi hứng từ những tà áo xanh để có những lá thư dù không tránh khỏi dang dở - nhưng cũng không ngại phiêu lưu trong tình ái, để rồi
gửi gió cho mây ngàn bay .
T a còn nhớ trên trang bìa cứng cuốn từ điển Larousse của Pháp, vẽ một người phụ nữ đang gieo trước gió với câu phụ đề : Je sème à tout vent ( tạm dịch : tôi gieo khắp nơi trước làn gió - thì Đoàn Chuẩn là người gieo tình cảm khắp mọi nơi ! Thật vậy, chỉ ngay ở thành phố Cảng thôi, mà Đoàn Chuẩn đã có rất nhiều mối tình với nhiều thiếu nữ xinh đẹp, duyên dáng ! Theo Đoàn Chuẩn đã kể với tôi trong những lần đối ẩm, trước sau, tính ra mỗi phố, anh đều có một người yêu. Vì thế, với Đoàn Chuẩn, thì ở Hải Phòng có rất nhiều đường ... bị cấm . Lúc đầu mới nghe qua , tôi hơi ngạc nhiên, sau được giải thích, tôi mới biết rằng khi đi chơi với cô mới sau , anh không dám rước đèn qua đường nhà có cô cũ ngày xưa. Phải chăng Đoàn Chuẩn mới chỉ yêu để mà yêu, tình yêu tuổi trẻ, khi chưa tìm được người yêu lý tưởng, nên anh đã lộ rõ được ý nghĩ thầm kín của mình bằng lời ca bài ' Tình nghệ sĩ ' là duyên hờ ? Thư gửi cho tôi anh viết vậy, nhưng tôi nghĩ rằng; nói không biết có nghĩa lả biết và thậm chí biết rất rõ là khác !
T rong cuộc đời tình ái của nhạc sĩ trữ tình Đoàn Chuẩn, tuy có khá nhiều kỷ niệm đáng ghi trong tim, trong óc và mỗi nhạc phẩm là bóng dáng một người đàn bà, mối tình đẹp nhất, nghệ sĩ nhất, lưu lại cho anh một dấu son đậm nét nhất, vẫn là mối tình bắc nam : Châu về Hiệp phố .
V ào đầu thập niên 60, trong số nữ ca sĩ nổi tiếng khắp ba miền trung, nam,. bắc - Đoàn Chuẩn đã đem lòng yêu mến một cô ca sĩ người bắc sống tại Sài Gòn. Vô ca sĩ này vừa có sắc lại có hương; khi còn ở cố đô Huế, cô đã nổi danh và được mọi người mến mộ.
Tôi còn nhớ thời ấy, bài Đi chơi chùa Hương, thơ Nguyễn Nhược Pháp, được Trấn Văn Khê phổ nhạc vừa được xuất bản . Bài thơ khá dài lại khó hát hay được, nên rất ít ca sĩ muốn chọn ca khúc này trình bày trên đài phát thanh, cũng như trên sân khấu, phu diễn tân nhạc . Vì thế, bài hát này không được phổ biến rộng rãi, ít người biết . Nhà xuất bản nhạc Tinh Hoa đã tổ chức một đêm ca nhạc tại Gia Hội hí viện ở Huế- cốt để giới thiệu những nhạc phẩm hay được nhà này phát hành. Trong đêm ấy , cô ca sĩ này có mỹ danh Mộc .Lan đã ra sân khấu hát bài Đi chơi chùa Hương được mọi người tán thưởng , và từ đấy người ta mới biết đến bài hát này. Bài dài, hát mất khoảng 15 phút, được giọng ca ấm áp, truyền cảm của M.L. trình bày , khán phòng im lặng thưởng thức, thấm từng lời ca quyện tròn với điệu nhạc. Từ đêm ấy, M.L. đã nổi danh, lại càng nổi danh hơn, như diều găp gió. Cho đến khi M.L ra trình diễn ở Nhà Hát lớn Hà Nội, Đoàn Chuẩn có đi nghe cô hát, ra về Đoàn Chuẩn đem lòng thẩm yêu, trộm nhớ. Sau hơn 10 ngày bắc du, cô ca sĩ kia trờ lại Sài Gòn , được tin cô đã vô nam , Đoàn Chuẩn lên Hà Nội, rồi đáp máy bay vào Sài Gòn. Phải mất ít ngày thăm dò, Đoàn Chuẩn biết được địa chỉ nhà riêng ca sĩ M.L. đầy hương sắc này; Đoàn Chuẩn biết được cô đã thôi chồng; nhưng nhạc sĩ đa tình không vội tới nhà ngay . Đoàn Chuẩn ra đại lộ Charner ( nay là đường Nguyễn Huệ ) vào một ki- ốt bán hoa tươi . Gặp chủ nhân, Đoàn Chuẩn ngỏ ý muốn đặt tiền trước cả tháng, để mỗi buổi sáng, tiệm cho người mang đến địa chỉ cô M.L. ( ở đường Espagne, nay , đường Lý Chính Thắng, quận 3 ) một bó hoa hồng đỏ tươi thắm. Khi đưa hoa, không được nói tên ai gửi tặng. Đoàn Chuẩn cũng không quên ghi địa chỉ ờ Hải Phòng, để có gì cần liên lạc với anh. Chồng cũ của M.L. , Đoàn Chuẩn biết rất rõ, một nhạc sĩ mà cũng là một ca sĩ . Vợ chồng cô M.L là một cặp nghệ sĩ hát chung trên sân khấu, được khán ghỉa ái mộ. Đoàn Chuẩn còn biết mặt, khi cặp này ra biểu diễn tại Hà Nội, và ngay cả tôi đã đi nghe rồi viết bài phê bình vể tài năng của họ trên nhật báo Giang sơn ở Hà Nội.
Đ úng như lời dự đoán của Đoàn Chuẩn, qua 1 tuần lễ đầu; cô hỏi ai tặng, thì người đưa hoa chỉ trả lời vắn tắt, không biết rõ danh tánh người gửi tặng - anh ta chỉ làm theo lệnh của chủ . Tuần tiếp, một tuần nữa tiếp theo, cô ca sĩ đẹp gái không còn chịu đựng được nữa, nên khước từ không nhận hoa nữa; nếu không được biết tên danh tánh người tặng hoa. Người đưa hoa cũng kính xin được về hỏi ý kiến chủ và hẹn xin trả lời sau .
C ô ca sĩ hoa khôi kia đành phải bằng lòng và nhận hoa hàng ngày như trước.
Về tiệm, người đưa hoa kể, trình lại cho chủ câu chuyện. Ông chủ vội vàng đánh điện tín ra bắc để xin ý kiến của Đoàn Chuẩn. Nhạc sĩ thấy thời gian tặng hoa đã kéo dài cả 3 tuần lễ, nên bẳng lòng cho nói tên và địa chỉ.
Đ ược lệnh chủ, vào một buồi sáng như thường lệ, người đưa hoa trao hoa và gặp cô ca sĩ, mặt vui tươi, hớn hở nói:
- Tôi đã được phép thưa để cô rõ danh tánh người tặng hoa là nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.
S au phút bàng hoàng, sự ngạc nhiên tột độ hiện rõ trên nét mặt, cô hỏi thêm về địa chỉ của
Đoàn Chuẩn. Với sự bén nhậy , lém lỉnh; người đưa hoa trả lời địa chỉ thì không biết, xin để về hỏi chủ và sẽ trả lời cô sau. Vài ngày sau, người đưa hoa mới trao cho cô một tờ giấy ghi rõ địa chỉ chàng nhạc sĩ hào hoa, đa tình họ Đoàn ấy. Cô M.L rất lịch thiệp, ngỏ lời cảm ơn, và còn tặng người đưa hoa tiền uống cà phê .
N gười đưa hoa vừa ra về, M.L vội đi vào bàn, lấy giấy ra viết thư cảm ơn nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, ngỏ ý hy vọng sẽ có ngày hội ngộ rất gần. Trong khoảng thời gian này ở Hải Phỏng, Đoàn Chuẩn rất nóng lòng chờ xem thái độ người đẹp ra sau; sau khi nhận thư chủ tiệm hoa tường trình ; Đoàn Chuẩn vội ra bưu điện gửi chi phiếu điện tín ( mandat télégraphique ) cho tiệm hoa , để họ tiếp tục đưa tặng hoa vào mỗi sáng trong 2 tháng kế tiếp.
Đ ang bồn chồn ngóng tin thì đùng vào một sáng, Đoàn Chuẩn nhận được thư của M.L ; bóc vội ra xem, đọc đi rồi đọc lại với trăm ngàn ý nghĩ trong đầu.
B uổi trưa hôm ấy, khác hẳn mọi ngày, Đoàn Chuẩn trằn trọc không sao chợp nổi mắt- một lúc sau, tiếng chuông đồng hồ treo trên tường vang lên một tiếng cụt lủn. Đoàn Chuẩn vụt ngồi dậy, ghi dòng nhạc chảy từ con tim, lai láng, tràn trề, như dòng suối trong vắt cũng vẫn có đôi lúc ngập ngừng, vì ghềnh đá ngăn dòng chảy. Điệu nhạc được ghi xong trọn vẹn, Đoàn Chuẩn đặt tựa đề cho ca khúc này
Gửi gió cho mây ngàn bay . Rồi hát lại thấy ưng ý, Đoàn Chuẩn chép ca khúc trên tờ giấy hoa tuyệt đẹp, phun nước hoa, cho vào phong bì gửi ngay vào Sài Gòn cho M.L.
Ở trong nam, M.L nhận được thư, tưởng Đoàn Chuẩn sẽ viết dài cho cô - vội bóc ra cô chỉ thấy có một tờ giấy hoa, thơm phức, chép thật cẩn trọng một bài nhạc Gửi gió cho mây ngàn bay, với lời đề tặng M.L thật thiết tham trìu mến ! Cùng là nghệ sĩ với nhau , M.L thừa biết, chỉ một bài nhạc, với lời ca cô đọng; dù ngắn cũng đã nói quá đủ , hơn cả chục trang thư viết dài dòng.
M.L còn thấy sung sướng, cảm động hơn; thấy rõ bài nhạc này ghi rõ: ngày, tháng, giờ sáng tác, biết hơn ai hết là tác giả đã sáng átc được là vì mình, và cho riêng mình !
M.L cảm động vô cùng.
K hi in bài này, tôi thấy Đoàn Chuẩn không ghi : tặng M.L ; tôi thắc mắc hỏi Đoàn Chuẩn tại sao ? Đoàn Chuẩn cười, trả lời ngay :
- Mình viết vì một người, cho riêng một người, chỉ cần một người đó biết là quá đủ. Lẽ ra, thầm nói, để người ấy hiểu, nói ra đã là mất qúy đi một phần rồi; nay khua chuông, gióng mõ để cả nước biết thì mất thiêng đi ! Vì nghĩ thế, mà mình không đề tặng trên bài in ra !
T ôi vôi nói rõ ý tôi khác hẳn, nên đề tặng, in hẳn lên bài nhạc mà đã đề là đề rõ tên, không viết tắt. làm như vậy là thức với lòng mình, có gì mà phải che giấu, viò chính người được tặng cũng hãnh diện với bạn bè, có ai dám chê cười đâu mà ngại ngùng ?!
N ghe xong, Đoàn Chuẩn cười lớn , đáp lễ ngay :
- Thôi ông ơi ! ở đời 9 người 10 ý mà ! Chúng ta đều có lý cả. Thôi thì lòng mình nghĩ sao thì làm vậy, ai cười thì hở 10 cái răng ra, kẻ nào tức thì hãy đấm ngực mà chết !
C húng tôi cùng cười thoải mái .
S au lá thư đầu tiên và bài nhạc đã nói hết lòng , tình trong như đã, mặt ngoài còn e -
Đoàn Chuẩn và nàng ca sĩ hoa khôi kia tiếp tục thư từ cho nhau liên tục như thoi đưa.
T hế rồi, cô lên đường ra bắc. Nhận được điện tín báo tin đúng ngày, Đoàn Chuẩn đã đích thân ra tận phi trường Gia Lâm đón người đẹp. Đoàn Chuẩn đưa M.L về khách sạn lớn nhất Hà Nội, một khách sạn sang trọng, đắt tiền, mà chỉ những người ngoại quốc, hoặc người giàu có, quyền thế mới dám mướn mà thôi. Đó là Hôtel Métropole ở giữa đại lộ Tràng Tiền, gần Nhà Hát lớn thành phố. Thời ấy, tôi được biết, riêng tiền hoa tươi thay 1 ngày 3 lần, cũng đủ để 1 gia đình lo được 3 bữa ăn khá thịnh soạn.
D ịp ra Hà thành nảy của hoa khôi M.L lại đúng vào mùa Thu nên thơ nhất trong 4 mùa. Vào Thu, là có gió heo may lướt thướt về, có lá vàng lác đác rụng phủ lưa thưa trên các đại lộ, có Hồ Gươm như mơ màng, lúc ẩn lúc hiện sau màn sương; trầm buồn với hàng liễu rủ ven hồ. Cảnh vật, không khí lành mạnh dưới mắt mọi người đã nên thơ , đáng yêu, đáng mến; với văn nghệ sĩ , thì càng nên thơ hơn để dễ dàng có cảm hứng tạo ra được những tác phẩm tuyệt vời.
Đoàn Chuẩn và M.L , một cặp uyên ương nghệ sĩ ngụp lặn trong cuộc tình thật thơ mộng, mà chắc chắn rằng dù thời gian không lâu dài, từ năm này sang năm khác - những kỷ niệm của tình nghệ sĩ sẽ không bao giờ phai nhạt mà còn sống mãi, sáng mãi trong tim, trí nhớ cho đến cuối cuộc đời.
N goài mối tình viễn phương tươi đẹp này, Đoàn Chuẩn còn tâm sự với tôi nhiều điều thú vị. Những tác phẩm của anh như : Lá thư, Lá đổ muôn chiều, Tà áo xanh, Tình nghệ sĩ ... mỗi bài là một kỷ niệm trong cuộc tình tác giả. Tuy nhiên mối tình nam, bắc xa xôi ngàn dặm của anh và M.L đã là ngọn lửa bùng thiêu cháy tim anh, để anh có được tác phẩm Gửi gió cho mây ngàn bay - để rồi từ đó có đà cho anh sáng tác được nhiều nhạc phẩm sau này .
B ây giờ Đoàn Chuẩn không còn sống ở thành phố Cảng Hải Phòng mà về sống ở Hà Nội, ... phố Cao Bá Quát .
Sau 30 tháng 4, 1975, Đoàn Chuẩn vào Nam, biểu diễn độc tấu Hạ uy cầm ( guitare Hawienne ) tại Nhà Hát thành phố; tôi rất tiếc không được gặp anh, vì khui hay tin, thì anh đã trở về Hà Nội.
C hắc chắn có những đêm dài , Đoàn Chuẩn không thể không hồi tưởng thời son trẻ với những mối tình đã qua đi đời nghệ sĩ của anh.
T ừ ngày đất nước thống nhất, Đoàn Chuẩn và tôi vẫn thường có thư từ . Thư của chúng tôi với nội dung vui vẻ và tếu như thuở nào ? Có một điều tôi thắc mắc và lại rất phục chị Đoàn Chuẩn làm vợ một nhạc sĩ còn al2 nah2 kinh doanh tỷ phú, lại đa tình, không thể nào nói al2 không biết chuyện chồng mình vi vút tình ái mà lại không ghen tuông ? Chị là người bặt thiệp, chiều chồng thương con, lại hiếu khách. Phải chăng Đoàn Chuẩn đã là một Tô Tần , thuyết phục được vợ dễ thông cảm cho cuộc sống tình cảm , một nghệ sĩ thả lỏng, với ý nghĩ ' lá rụng bao giờ cũng rơi về cội' - vợ chính, con cột có gì phải lo ? Ngoài ra, chắc chị cũng phải chấp nhận luật của tạo hoá an bài :' người đàn bà rất hãnh diện và cũng rất dễ bị đau khổ, nếu lấy chồng là nghệ sĩ ? Khi đã chấp nhận, thì chẳng còn gì để buồn phiền lâu, phải vậy không chị Đoàn Chuẩn ?'
Tết Con Rắn ( Kỷ tỵ ) , Đoàn Chuẩn gửi tôi một bức hình chụp : anh đang nâng ly rượu trong bàn tiệc, mặt sau viết :
Long,
Tao mời mày chén rượu đầu Xuân Con Rắn và ngẫm :
" Em ơi ! Lá úa ngoài muôn ngả
thì chung quy cũng vì đất thân yêu
anh phong sương, mưa nắng đã hoen nhiều
đời nhạc sĩ có gì vui đâu, em hỡi !
anh ra đi, em cũng đừng chờ đợi
mai anh về, kia nữa ; hoặc ... chẳng bao giờ .
( thư đề ngày 30 - 1- 1989
ĐOÀN CHUẨN )
( ký tên )
Đ ọc xong vần thơ trữ tình của Đoàn Chuẩn, tôi cười, rất hài lòng khi thấy Đoàn Chuẩn đã bước vào ngưỡng cửa thất thập cổ lai hy, nhưng tim anh vẫn còn rung động, sống và nhìn đời với cặp mắt yêu đời, yêu người, yêu mình như thời hào hoa son trẻ độ nào ! Đúng là với con người nghệ sĩ, không bao giờ tính tuổi, đầu tuy bạc lòng vẫn còn xanh.
T háng 12- 1994, tôi lại nhận được thư Đoàn Chuẩn và biết được, anh vừa trải qua cơn bệnh nặng, kéo dài tới 8 tháng . Nét chữ đã run run, nhưng chất hài hươc vẫn còn đậm nét. Có một đoạn
trong thư :
" ... còn về tình yêu thì cầm bằng như không biết mà thôi ...
S au này , tôi còn được Vũ-Đức-Sao-Biển cho xem thư của Đoàn Chuẩn viết cho anh ấy - thư đề 5- 1- 1995 :
"... các nhạc sĩ gặp mình đều phải hát theo yâu cầu của mình là một tình khúc. Nếu không thế, không thèm nghe ..." !
V ới tôi, tôi vẫn xếp Đoàn Chuẩn là vua Slow , xếp nhạc sĩ Hoàng Trọng là vua Tango của làng nhạc việt.
T rong âm nhạc của Đàon Chuẩn, tất cả vẫn là tinh yêu say đắm. Tên tuổi anh mãi mãi gắn liền với tình yêu, dù phải dang dở, chuyển bến, vì tình nghệ sĩ cho nên gửi gió cho mây ngàn bay !
[]
----
* xin đừng nhầm với nữ ca sĩ Ánh Tuyết sau này. ( Biên tập chú thích ).
LÊ HOÀNG LONG
( trích CHUYỆN TÌNH CÁC NHẠC SỈ TIỀN CHIẾN / LÊ HOÀNG LONG
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội , 1996 - tr : 21 - 33)
Lời dẫn :
Tên thật Hoàng Đức Luận. Sinh 1930 ở Bắc Ninh, nguyên quán Sơn Tây
( Bắc phần). Học qua các trường tiểu học Phủ Lạng Thương, trung học Ngô Sĩ Liên, chuyên khoa Hàn Thuyên ( Bắc Ninh ). Từ 10 tuổi, học đàn violin với các nhạc sĩ : La Hữu Quỳnh, Nguyễn Văn Giệp, Lương Ngọc Châu - riêng hòa âm là Tạ Phước.
1951 bắt đầu dạy đàn ở Âm Nhạc Học Xá ( Hà Nội ) , viết phê bình âm nhạc trên nhật báo Giang sơn ( Hoàng Cơ Bình chủ nhiệm) , Quê hương, Nói thật .. ( Hà Nội ).
1953,nhạc trưởng Đài Con Nhạn ( Radio Hirondelle) ở Hà Nội ( phần việt ngữ ).
1955 sáng tác Gợi giấc mơ xưa , bản nhạc trữ tình mà dư âm còn vang vọng đến nay.
1960 xuất bản Nhạc sĩ danh tiếng hiện đại ( Cơ sở Tự do Saigon 1960 )
1994, nhạc sĩ Vũ -Đức- Sao- Biển phụ trách mảng văn học nguyệt san Thanh Niên mời viết bài về âm nhạc - và một số trong những bài này đóng góp hình thành cuốn' Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến ' do một số bạn văn như Thế Phong, Thanh Chương ... liên kết cùng nhà xuất bản
Văn hóa thông tin cấp phép, phát hành vào năm 1996.
Tập hồi ức này đã gây sóng gió văn chương, cuốn sách đầu tiên đề cập chuyện tình nhạc sĩ tiền chiến , hậu chiến từng vang vọng một thời , như: Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Tô Vũ, Dương Thiệu Tước, Phạm Đình Chương, Ưng Lang, Đặng Thế Phong, Hoàng Quý, Hoàng Trọng, Châu Kỳ và
Nguyễn Văn Khánh .
( trích từ CHUYỆN TÌNH CÁC NHẠC SĨ TIỀN CHIẾN )
đường bá bổn .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét