bài báo đăng trênThế giới nghệ sĩ - ( Mỹ / t. 8-1996:
vĩnh biệt nhạc sĩ dương thiệu tước
vĩnh biệt danh nhân âm nhạc dương thiệu tước *
( 1915 - 1995)
bài viết : hồ văn xuân nhị
nữ ca sĩ minh trang :
- " theo chủ quan của tôi, thì bản nhạc nào của nhà tôi [ không những ] hay [ mà còn ] giá trị ...
"... ít ai biết được những bài hát nói lên tinh thần giáo dục như bài ' ơn nghĩa sinh thành / dương thiệu tước ' ..
-... nghe tin văn cao mất, tôi rất buồn, bởi vì văn cao chẳng những là bạn với chúng tôi, mà là 1 nhạc sĩ thiếu may mắn ... tuy chỉ để lại vỏn vẹn hơn chục bản nhạc, song ảnh hưởng của văn cao sẽ không bao giờ phai nhạt đi trong lòng nguời .."
Lời dẫn:
Tạ Tỵ viết về nhạc sĩ Dương Thiệu Tước + Minh Trang trong hồi ký văn nghệ mà chúng tôi mới post trên < web tanmanvanchuong / thephong > . ngày 8-11-02 .
Sau 1975, nữ ca sĩ Minh Trang di tản sang Huê Kỳ, Dương Thiệu Tước ở lại Saigon , sồng bằng nghề dạy đàn , cuối đời ,chung sống với một cô học trò , sinh được 1 cháu trai và qua đời ở quận Bình Thạnh ( tp. HCM ) ngày 3 tháng 8 năm 1985, thọ 80 tuổi . Báo Thế giới nghệ sĩ ở hải ngoại, có ngay bài viết về người nhạc sĩ tiên phong trong làng tân nhạc Việtnam.
Chúng tôi xin phép tác giả, được đăng tải bài trên - và thực mà nói, bài này chỉ có giá trị - giá trị lớn nhất ở phần trích lời nữ ca sĩ Minh Trang ( phu nhân DTTước) . Đó chính là lời phát biểu rất thực lòng, rất sâu sát về người chồng, mà trên đời này , đã là vợ chồng thực thụ , không ai hiểu chồng hơn là người vợ đầu gối, tay ấp. Tư liệu rất giá trị kia sẽ giúp cho ai sau này muốn hiểu về nhân dạng , đời sống cá nhân nhạc sĩ tài ba Dương Thiệu Tước, một thiên tài âm nhạc, chỉ nên so sánh , ở vai vế công bằng cùng một Văn Cao mà thôi ( ý tôi ).
Bây giờ nhìn lại, Mai Thảo, Đỗ Ngọc Yến, Trầm Tử Thiêng, Thái Hằng, kể cả Minh Trang v. v. ... đã quẳng gánh ra đi, ở hỏa ngục ' lửa cháy bừng bừng ' hay ' thênh thang dạo trên đường lót châu báu ngọc ngà của thiên đàng rực rỡ ! ' ? ( theo Thánh kinh ).
ĐƯỜNG BÁ BỔN
Sáng thứ hai, ngày 6 tháng 8, Trần Quốc Bảo và tôi bàn chuyện về cuốn sách 1001 khuôn mặt thương yêu. Chúng tôi nói về những nghệ sĩ đã mất, như : Trần Văn Trạch, Phạm Đình Chương, Văn Cao, Thanh Nga, Nhật Minh, Jeannie Mai ... Anh em chúng tôi muốn dành riêng treng 1 cuốn sách số 1, có những bài về những tên tuổi lẫy lừng, nhưng không còn sống nữa, của thế giới nghệ thuật Việtnam [ trong ] 50 năm qua. Khi nói chuyện ở Nhà hàng Loan, chúng tôi hoàn toàn chưa biết tin nhạc sĩ Dương Thiệu Tước qua đời.
Tình cờ, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và nhà báo Lâm Tường Dũ bước vào. hai đàn anh hỏi chúng tôi có ghé dự lễ phát tang nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, sẽ [ được ] cử hành vào trưa nay không ?
Trần Quốc Bảo và tôi bàng hoàng, bất ngờ, nín lặng cả phút đồng hồ. Thật tình, là có những xúc động mạnh trong lòng. Có phải là ngẫu nhiên hay xui, khiến linh thiêng nào đó, khi vài phút trước, chúng tôi đang nói về những người đả nằm xuống, những thiên tài âm nhạc đất nước, dù mất đi, mà tác phẩm vẫn còn sống mãi. Rồi bây giờ nghe tin 1 danh nhân âm nhạc Việtnam mới nằm xuống, đó là nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, đã từng là 1 cái tên lớn lao và [ được ] mọi người Việtnam quý mến, nhất là [ đối ] với những người sinh họat trong làng văn nghệ.
Sau đó, cả 4 chúng tôi cùng đi đến chùa Liên Hoa, nơi làm lễ phát tang cho người nhạc sĩ tên tuổi đã 50 năm sống cho nghệ thuật, qua những tác phẩm lớn , như : Chiều, Đêm tàn bến Ngự, Ngọc Lan, Sóng lòng, Buồn xa vắng ... Những bài hát mà gần 50 năm qua , đã đi vào tiềm thức hàng triệu khán thính giả - đã trở thành một Dương Thiệu Tước bất tử, đã làm phong phú thêm nghệ thuật Việtnam.
Ở đây, chúng tôi thấy có đông những người trong giới văn nghệ và trruyền thông. Có Phạm Duy, Thái Hằng, Kiều Chinh, Mai Thảo, Quỳnh Giao và ông Lương Văn Tý và nhóm phóng viên Đài truyền hình truyền thanh văn nghệ Việtnam.
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước mất vào ngày 3 tháng 8 năm 1995, thọ 81 tuổi.[ âm lịch ] Ông ra đi, vì tuổi già, sức yếu và nhắm mắt rất an lành, không chịu đớn đau thể xác nào hết.
Chúng tôi đến làm lễ và chia buồn với tang quyến. Có bà Minh Trang ( phu nhân nhạc sĩ Dương Thiệu Tước ) . Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng xúc động thấy rõ, đôi mắt ướt sũng, không thể nói một lời nào, khi phóng viên Thanh Toàn tỏ ý muốn phỏng vấn.
Nhà báo Lâm Tường Dũ kể lại những kỷ niệm[ mà ] ông đã có ở Việtnam với nhạc sĩ họ Dương. [ Còn ]Trần Quốc Bảo , người đã sống trong trại tị nạn Laemsing ( Thái Lan ) và đã cùng tổ chức những buổi văn nghệ thật lớn trong trại tị nạn với gia đình bà Minh Trang, cùng nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương [ trong ] những ngày tháng đầu năm 1980. Trần Quốc Bảo nói rằng , nhạc sĩ Dương Thiệu Tước ra đi, là một sự mất mát to lớn và đau buồn của cả nước Việtnam, nói chung và làng văn nghệ việt, nói riêng.
Tôi nói cuốn sách 1001 khuôn mặt thương yêu mà[ Nxb ] Thế giới nghệ sĩ xuất bản sau, sẽ càng cần thiết và có giá trị hơn, khi mà tới lúc chúng ta cần có cuốn sách, như là 1 từ điển danh nhân văn nghệ Việtnam- cũng là để vinh danh những người có công lớn [ đối với ] nghệ thuật, như Dương Thiệu Tước, Văn Cao, Trần Văn Trạch, Hoài Linh, Anh Việt Thu ...
Tôi nói điều đó, và cảm thấy thật đúng hơn, khi về nhà, đọc một bản tin trên nhật báo Người Việt, nói về cái tin tang lễ nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Trong đó, đã ghi lại lời tâm tình mới nhất của bà Minh Trang :
"...Hôm qua tôi có việc ghé thăm Mai Thảo, có Đỗ Ngọc Yến đang ngồi chơi. Chúng tôi năng hỏi thăm lẫn nhau, vì chúng tôi đều đã già, đều đã trện' thất thập cổ lai hi ' cả rồi . Trong câu chuyện anh Yến và Mai Thảo có nhắc đến nhà tôi . Tôi cho Mai Thảo và Đổ Ngọc Yến biết, sức khỏe của nhà tôi rất khả quan ; măc dầu cách đây hơn 1 tuần , nhà tôi sau khi đã nhận thơ [ thư ] của các cháu gửi về, đã fax sang đây một lá thư, cho biết sức khỏe có hơi sa sút. Nhà tôi cho biết, dạo này biếng ăn, biếng ngủ và 2 cái chân bắt đầu run. Nhà tôi vẫn được chích thuốc bổ, và nước biển, mỗi khi cần. Tuy nhiên ,trong lá thư này, nhà tôi cho biết, sức khỏe không đến nỗi nào ! Nghe xong, anh Đỗ Ngọc Yến khuyên tôi, nên về thăm nhà. Khi ra khỏi nhà Mai Thảo, tôi không về ngay nhà tôi, tôi cảm thấy hơi nóng ruột; do đó, tôi nghe lời anh Yến, đi mua vé máy bay, và chọn ngày về thăm nhà tôi là ngày 2 3 tháng 8 này .
Sở dĩ, tôi chọn ngày 23 tháng 8, vì chỉ còn vài ngày nữa, là sinh nhật tôi - và hàng năm - các con tôi tụ tập vào ngày này. Các con tôi ở rải rắc khắp nơi; đứa thì ở Đức, đứa thì ở miền Đông [ Mỹ ] - do đó, hàng năm, anh chị em thường gặp nhau đầy đủ trong ngày sinh nhật của tôi. Năm nay cũng thế, tôi định bụng sẽ về thăm nhà tôi ngay lập tức, sau khi các con tôi , ai về nhà nấy. Vé đã mua, phải chờ visa cũng phải 2 tuần, tôi yên tâm , thế nào cũng gặp lại nhà tôi trong 1 tháng trời gần gũi mà thôi.
Sáng nay, Phạm Duy gọi tời, cho tôi biết tin, nhà tôi đã mất. Tôi tưởng như trời đất đã sụp xuống trước mặt tôi. Nhà tôi sinh ngày 14-1- 1915, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Giáp dần. Tuổi ta nhà tôi đã 81 , suốt hơn nửa thế kỷ sống trong âm nhạc, nhà tôi để lai 1 số khá nhiều sáng tác. Tất nhiên, theo chủ quan của tôi, thì bản nhạc nào của nhà tôi [ không những] đã hay [mà còn ] có giá trị. Nhưng nhà tôi là 1 người thích sống 1 đời sống êm ả. Ông thích trầm tư trong cuộc sống nội tâm, hơn là phô trương những công việc ông làm, do đó, nhạc của Ông tuy được rất nhiều người trình diễn, song hầu hết như khán thính giả ít người biêt đến nhân dạng nhà tôi.
Khi sáng tác, nhà tôi hoàn toàn vì yêu thích âm nhạc, coi âm nhạc là 1 lẽ sống; thành thử, ông không sáng átc vì bất cứ mục đích nào, ngoại trừ lòng yêu âm nhạc. Đối với nhiều người , khi nhắc tới Dương Thiệu Tước là nghĩ ngay đến Đêm tàn bến Ngự, Tiếng Xưa, Ngọc lan, Chiều ... Ít ai biết được những bài nói lên tinh thần đạo đức Việtnam như bài Ơn nghĩa Sinh Thành , hoặc giả, những bài nhạc nói lên những rung động giữa con người với con người, con người và thiên nhiên ...
Cách đây không đầy 3 tuần lễ, khi nghe tin Văn Cao mất, tôi rất buồn , tôi rất buồn, bởi vì Văn Cao chẳng những là bạn, mà còn là 1 nhạc sĩ thiếu may mắn . Sau 1954, Văn Cao không để lại 1 sáng tác nào. Tuy chỉ để lại vỏn vẹn trên chục bản nhạc, song ảnhh ưởng của Văn Cao không bao giờ phai đi trong lòng người Việtnam.
Nhà tôi có may mắn hơn Văn Cao, ông để lại 1 số lượng sáng tác dồi dào hơn, song với đà sống như hiện nay , tôi e rằng chẳng bao nhiêu lâu nữa, người đời sẽ quên những danh tính như Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Phạm Đình Chương... hay bất cứ danh tiếng nào ... Do đó, tôi nghĩ những người còn sống, đặc biệt là những sinh hoạt trong lãnh vực văn chương, thi phú, âm nhạc ... phải làm một cái gì đó cho những người nằm xuống.
Không phải chỉ gìn giữ những gia tài văn hóa không mà thôi, phải giữ được những hình ảnh của họ lúc sinh thời, để cho thế hệ sau biết tới danh tính, vó c dáng, tính tình của họ khi còn sống ... " [ buổi đường thời ].
Trần Quốc Bảo , Hồ Văn Xuân Nhị, và toàn nhóm chủ trương biên tập Thế giời nghệ sĩ , xin phép phân ưu cùng bà Minh Trang, chị Quỳnh Giao [ nữ ca sĩ ] và toàn thể gia đình, trong niềm thương mến và luyến tiếc vô cùng đối với nhạc sĩ [ Dương Thiệu Tước ] . []
HỒ VĂN XUÂN NHỊ
------
* tựa chính bài viết: VĨNH BIỆT NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC.
- kèm 1 chân dung ảnh : DƯƠNG THIỆU TƯỚC + MINH TRANG
( ảnh chụp 1956 tại Saiggon ) + nhạc phẩm TIẾNG XƯA .
( Biên tập chú thích ).
------------------------
nguồn: báo THẾ GIỚI NGHỆ SĨ ( USA ) - tr. 8, 9 / August 1995.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét