Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

những khuôn mặt văn nghê đã đi qua đời tôi - tạ tỵ - kỳ 21


                     NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI -   kỳ thứ  21
                                                 hồi ký văn học  :   tạ tỵ

- nhà văn   Nguyễn Tuân ,Hồ Dzếnh,  Thế Uyên,  Túy Hồng , Nguyễn Mộng Giác,  Duy Lam,  ca sĩ  Minh Trang,  Hà Thanh , Kim Tước,  Thái Thanh , Băng Tâm , nhạc sĩ Thẩm Oánh,  Phạm Duy, Vũ Thành, Dương Thiệu Tước, Đỗ Thế Phiệt,  cựu  thủ hiến Nguyễn Hữu Trí, Thẩm Hoàng Tín,  nguyên  thẩm phán  kiêm thi sĩ Đào Minh Lượng, kịch sĩ Năm Châu,
Sỹ Tiến, Lãng  Nhân, nhà báo  Hoàng Tích ChuHiếu Chân , Trần Phong Giao , cựu tổng thống Ngô Đình Diệm,  thi sĩ Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Vỹ , nhà văn Mai Thảo Thanh Nam ...


         Một buổi tôi đến thăm Trần Phong Giao  ở tòa soạn  Văn , Giao hỏi tôi có biết Thế Uyên , tác giả 10 ngày phép của người lính không ?   Tôi bảo, có đọc tập sách mỏng đó , nhưng chưa quen tác giả :
  ' Cuốn đó viết được lắm, ông nên mời viết cho báo Văn ".  Thói quen Trần Phong Giao là vừa làm việc vừa nói chuyện, nên câu chuyện tuy nói mà không hứng thú bao nhiêu !   Giao cho tôi biết hiện Thế Uyên  mang cấp bậc thiếu úy và được biệt phái làm việc tại  Nha Công tác xã hội miền Thượng. ' Cơ sở này ỏ vùng Ngã Bảy, nêu ông muốn gặp, lại đấy mà tìm '.  Tuy biết vậy, tôi cũng chưa có ý tìm gặp nhà văn trẻ, có lối viết khá bạo, nghiêng về dục tính và có thái độ bất chấp cuộc đời này !
           Nhưng có lẽ do duyên nghiệp đẩy đưa, một buổi , vì công vụ, tôi đến Nha Công tác xã hội miền Thượng.   Sau khi  nói chuyện với phó giám đốc, bạn thân, tôi ngỏ ý muốn gặp Thế Uyên .   Anh mở to mắt ngạc nhiên, nhìn tôi hỏi :
           " Thế Uyên là ai, ở đây làm gì có Thế Uyên ?"
           Tôi nó, Thế Uyên mang cấp bậc thiếu úy mới được biệt phái về đây mà !  Anh bạn cười, có phải là thiếu úy Nguyễn Kim Dũng không ?   Tôi nói, không biết rõ lắm, nhưng cứ đưa tôi gặp.   Anh bạn tôi đưa tới một căn phòng, rồi chỉ , tôi nhìn thấy 1  con người nhỏ bé, nước da xạm đen, trông lạnh lùng, đang ngồi khiêm nhượng trong một góc.   Trên mặt bàn trống trải, một xấp giấy tờ công vụ.   Tôi tiến đến.  Anh thiếu úy đứng dậy chào, vì nhìn thấy cấp bậc tôi mang trên cổ áo.   Tôi chào lại, rồi hoà nhã, đưa tay ra bắt tay anh hỏi bút hiệu Thế Uyên có phải anh không ?    Anh nhìn bảng tên tôi mang trên nắp túi áo treillis, rồi ngập ngừng trả lời :
             - Phải !
            Tôi kéo chiếc ghế bỏ trống ở bàn kế bên, ngồi xuống, mở đầu câu chuyện - bằng cách khen ngợi cuốn  10   ngày phép của  người lính.    Anh cảm on [ ] những lời khen   , nét mặt không hề thay đổi, vẫn [ rất ] lạnh lùng.   Lúc ấy, tôi chưa biết Thế Uyên là em ruột  Duy Lam ( Nguyễn Kim Tuấn ) .   Nếu biết, tôi nói ngay và do đấy, câu chuyện đầu tiên còn thể cởi mở dễ dàng hơn.  Sau chừng 5 phút, tôi thấy có ít cảm tình với nhà văn trẻ này, dù tôi yêu lối văn sâu sắc, táo bạo của anh đến đâu đi nữa !
  
              Ít lâu sau, tôi và Thế Uyên có [ cơ hội ]  gặp nhau ở môi trường khác, làm chúng tôi trở nên thân và quý mến nhau qua tải năng cùng tư cách.   Nhưng Thế Uyên không phải mới bước chân thứ nhất vào khu vườn văn học, đã  nổi tiếng ngay đâu, mà còn phải kinh qua 1 thời gian thử thách.    Thế Uyên thực sự được nhiều người biết đến, [ được] yêu mến qua truyện Tiền đồn đăng trên tạp chí Bách Khoa.

            Tờ tạp chí này   đã có công tìm ra  Thế  Uyên , Túy Hồng , cũng như Nguyễn Mộng  Giác.
            Thế Uyên  viết khá nhiều, dịch sách nữa.   Chủ trương nhà xuát bản Thái độ, và cũng là linh hồn của nhóm. Càng giao du  nhiều với  Thế Uyên, càng biết rõ Thế Uyên, có tinh thần chống  đối nhà Ngô, cũng như chống đối những bất công trong xã hội.   Thế Uyên không hay khoe khoang, nhưng giọng nói có chút kiêu bạc.    Đặc biệt,  đôi  mắt Thế Uyên  rất sáng, biểu lộ sự thông minh, chứ nhìn thoáng qua, vóc dáng anh bình thường, không có gì đặc biệt hơn người .  Tuy  là anh em ruột, cùng chịu ảnh hưởng của Nhất Linh, nhưng cung cách viết của Thế Uyên  khác xa, đối với lối viết Duy Lam.  Mỗi người có  nét riêng của họ.   Không trộn lẫn, [ cũng] không thể hòa tan !

             Cùng thời với Thế Uyên, còn nhà văn nữ cũng bất ngờ nổi tiếng qua truyện ngắn Thở dài. , [ cũng đăng tải đầu tiên ] trên Bách khoa, đó là Túy Hồng.   Túy Hồng viết cũng bạo lắm , không ngại ngần  gì khi đề cấp vấn đề dục tính trong văn chương.   Tôi nhớ, gặp Túy Hồng tại thành  phố Huế, trong 1 đêm mưa rả rích làm cho Huế đã buồn lại buồn thêm !   Nhân chuyến công tác ra miền Trung, tôi và Phạm Duy, trước khi ra Quảng Trị , chúng tôi dừng chân thăm lại Huế [ Giáo sư ] Lê Văn  Hảo ]  và   Xuân , sinh  viên ở chung, mời chúng tôi  ở lại ăn cơm tới.   Lê văn Hảo, người  dong dỏng cao, mặt mày thanh nhã, đúng là 1 trí thức.   Anh  thích những ca khúc Tâm ca của Phạm Duy lắm.  Lê Văn Hảo được mời từ Pháp về để dạy triết tại Đại học Huế.   Có lẽ bị nhồi sọ từ Paris, nên Lê Văn Hảo có tinh thần thân Cộng , lại phản chiến.   là giáo sư trẻ, chưa vợ con, nên Lê văn Hảo được nhiều cô gái Huế mơ làm mệnh phụ !  Người ta nói nhiều lắm , nhưng riêng tôi chỉ biết có[ ca sĩHà Thanh, con họa mi xứ Huế và Túy Hồng, lúc ấy cũng là  giáo sư dạy trường trung học.
                Khi bữa cơm gần xong, có tiếng gõ cửa, Xuân  ra mở, Hà Thanh tới.   Tôi đã nghe tiếng hát của Hà Thanh qua làn sóng điện.   Hà Thanh có giọng hát rất trầm ấm, dịu dàng, làm say mê giới một điệu.   Hà Thanh trông dịu hiền, cách ăn mặc cũng bình dị, chứ không se xua như nữ ca sĩ Saigon.   Dưới ánh đèn, Hà Thanh càng đẹp, nét đẹp thuần hậu của người con gái đất Huế.   Nhưng đó là bề ngoài, còn bề trong của hà Thanh ra sao , tôi hoàn toàn không biết.   Khi chúng tôi ăn  cơm xong,  Phạm Duy vừa ôm cây đàn vừa hát, lại có tiếng gõ cửa, Xuân lại ra mở và reo to :
               - À chị Túy Hồng tới chơi.
               Tôi liếc nhìn Hà Thanh, thấy đôi mày nàng hơi cau lại.   Vào trong nhà, Túy Hồng cởi chiếc áo mưa đen tuyền, vất lện thành ghế, ngồi xuống, chẳng chào ai.   Lê Văn Hảo hơi luống cuống, vụng về - vì 1 lúc phải tiếp bọn tôi và 2 người đàn bà đến đây không phài là vô cớ.   Một vài câu xã giao đưa đà, không làm cho không khí thay đổi.
                Hà Thanh và Túy Hồng thỉnh thoảng liếc ngang như 2 con thú tranh mồi.   Để tránh cái không khí khó thở đó, tôi bảo Phạm Duy hát cho anh em nghe những bài Tâm ca .  Phạm Duy  cũng cảm thấy như tôi, nên bật dây  nâng giọng hát.   Duy hát liên tục mấy bài, không khí vẫn không thay đổi.   Lê Văn Hảo vẫn lúng túng, như thợ vụng mất kim, không giải quyết được gì ?  Chán quá, tôi bảo Phạm Duy, nên đi về ngủ sớm mai còn đi Quảng Trị.   Duy hiểu ý, cáo từ.   Nói cho đúng, Phạm Duy quen Lê Văn Hảo, Hà Thanh, Túy Hồng, do 1 người bạn ở Huế cho biết vậy.

                Nhưng cuối cùng cũng chẳng ái được, ai thua, khi Lê Văn Hảo đi theo CS vào dịp tết Mậu thân, làm chủ tịch thành phố Huế được ít giờ, cưối củng rút lui theo CS ra miền Bắc.

                Túy Hồng, tuy không phải là giai nhân, sắc nước hương trời- nhưng có cái đẹp sắc sảo, và nhiệt
tình trong mỗi dáng điệu.   Câu chuyện trên đối với riêng tôi , nó cũng thường tình- vì họ là trai chưa vợ, gái chưa chồng cả- nếu không duyên dố, dù có đi suốt cuộc đời cũng chẳng thể gặp nhau.   Điều làm tôi ngạc nhiên, mấy năm sau , Túy Hồng lại là bạn đời của Thanh Nam.  Do đó mới có tác phẩm Tôi nhìn tôi trên  vách,  Túy Hồng viết rất nhiều  - nhưng theo y riêng- tác phẩm Những sợi sắc không là tuyệt phẩm. Túy Hồng viết rất bạo, nhưng cái bạo   được trình bày qua văn chương, không thấm thía gì, so với cái bạo gtrong những bức thư viết cho 1 bạn văn, trước khi Túy Hồng xuất hiện chính thức trên mặt trận chữ nghĩa !

                 Tôi có rất nhiều bằng hữu làm tại Đài Phát thanh Saigon, đôi khi rảnh, tôi hay đến phòng thu thanh để xem, nghe hát - cũng như ngồi quán uống la- de vậy.

                  Ở đây ,tôi gặp   nhạc sĩ Thẩm Oánh, em ruột  được sĩ Thẩm Hoàng Tín,  có một dạo từng là thị trưởng thành phố Hànội, dưới thời  thủ hiến Nguyễn Hữu Trí.   Thẩm  Oánh là chồng bà Đào, nhà nữ dương cầm, - khi [ tôi ] còn nhỏ - cũng đã biết tiếng.   Nhạc sĩ Thẩm Oánh , tuy sáng tác nhiều ca khúc,  nhưng bài Ôi mê ly   được nhiều người ái mộ.   Trông bề ngoài, Thẩm Oánh , bao giờ cũng chải chuốt, đỏm dáng, như vừa ở tiệm hớt tóc  hay tiệm thợ may ra.   Dáng điệu đi đứng cứng nhắc, nom như người gỗ.   Vì có nợ  với  Phù Dung tiên nữ, nên trước khi ra cửa,  anh phải đánh phấn, thoa son, để tự đánh lừa mình cũng như  người xung quanh.   Nhưng  Thẩm Oánh, con người rất lịch sự, ăn nói dịu dàng, nhã nhặn,  chứ không kiêu căng, lố bích, như một vài người xuất thân trong gia đình danh giá!  Anh luôn luôn giữ nụ cười [ trên môi ] , dủ là xã giao  để làm vui lòng người đối thoại.   Nói cho đúng, tình cảm giữa tôi và nhạc sĩ Thẩm Oánh ở mức độ chung chung, gặp nhau là cười nói; nếu không gặp cũng thế thôi - chẳng có gì mất mát với nhau cả.

                Còn 1 người nữa,  tôi cũng hay gặp  là nhạc sĩ Vũ Thành , anh cũng ở trong quân đội như tôi- thuộc ban Quân nhạc- nhưng anh được biệt phái qua đài Phát thanh Saigon, với tư cách chuyên viên.   Tôi mến nhạc sĩ Vũ Thành lắm, qua các sáng tác của anh.   bài  Giấc mơ hồi hương, qua giọng hát Kim Tước, hoặc Thái Thanh, đã làm nhiều người mê cảm ! Anh rất giỏi về nhạc lý, do đó, nhiều ca khúc anh viết, đều nghiêng về lối cấu tạo tiết điệu bán cổ điển tây phương - rất khó hát, nếu ca sĩ không có hơi bụng.    Vũ Thành, dáng người tầm thước, để ria mép, làm cho  nét cười thêm duyên dáng.   Tuy là sĩ quan, nhưng anh ít khi mặc quân phục.  Đi làm bằng xe riêng, chứ không dùng xe Jeep.   Do vậy, ít người biết anh là quân nhân .  Điều đặc biệt, tuy rất yêu Vũ Thành, nhưng chưa 1 lần, tôi đi chơi riêng  với anh , ở bất cứ nơi nào, như đối với các anh em khác.    Còn 1 điều nữa, tôi quý mến Vũ Thành, anh không bao giờ nịnh bợ, luồn cúi [ ai để được đeo thêm nhánh hoa trên cổ áo . *  Cái khí tiết  người nghệ sĩ phải như vậy !   Nhưng hôm nay, Vũ Thành không còn nữa, song nhạc phẩm của anh sẽ tồn tại mãi cùng thời gian vĩnh cửu !
-----
*     tác giả nói không luồn cúi, nịnh bợ để lên lon .  ( TP  )

                                                                                    ***

         Một  lần tôi đang nói chuyện với anh Hoàng Cao Tăng *  ở bực cửa Đài Phát thanh, bỗng Dương Thiệu Tước , tư ngoài đi  lên.   Nhìn thấy tôi, Dương Thiệu Tước cưòi, nói :
         - A lâu lắm không gặp anh Tạ Tỵ    Từ ngày vô Nam, sao anh không lại chơi ?
          -Biết anh ở đâu mà tìm ?
         Anh Tước cho tôi ngay địa chỉ và mời tôi, lúc nào đến cũng được.   Sự thực, tôi  quen Dương Thiệu Tước từ ngày còn ở Hànội, đâu đó vào cuối 1950, sau khi dinh tê vào thành .   Dạo ấy, tôi  còn có cây violon, tuy bỏ đàn từ lâu,  vì không có năng khiếu - nhưng thỉnh thoảng, tôi vẫn kéo chơi, để nhớ lại những ngày mê nhạc
-------
* Hoàng Cao Tăng từng là giám đốc Đài Phát thanh Pháp Á ở  Saigon.  Ba của  nữ ca sĩ nổi tiếng Băng Tâm ,  bố vợ   nguyên chánh án tòa án Thiếu nhi Saigon + thi sĩ tài tử Đào Minh Lượng.     Đào Minh Luợng hiện ở  San Diego , viết 1 tập truyện ngắn viết bằng anh ngữ đăng tải trên web  Newvietart.com ( Pháp ).  -  TP. 
----------
        Tôi  đến tiệm đàn của Dương Thiệu Tước để mua dây đàn và sách nhạc.  Khi ấy , Dương Thiệu Tước còn trẻ lắm, chuyên chơi guitare hawaienne .  Anh đánh đàn rất hay, nên tôi mê và làm quen  bằng cách đến mua dây đàn, tuy ở nhà còn cả mấy chục sợi.   Dương Thiệu Tước thuộc dòng họ Dương Khuê ở Vân Đình ( Hà Đông), một dòng họ khoa bảng  . Anh trông hiền hậu, dáng người lịch sự, tuy hơi lạnh lùng một chút.   Tiệm đàn của Dương Thiệu Tước nhỏ, nằm thấp hơn lề đường; nhưng người yêu nhạc thường có mặt tại đây để mua dây đàn và sách nhạc.   Tôi nhớ, có nói với thật với Dương Thiệu Tước, mình đã bỏ nhạc, nhưng một hôm qua đây, vô tình được nghe tiếng đàn của anh, cơn mê nhạc nổi lên- cũng như mỗi lần đi qua nhà Đỗ Thế Phiệt,  nghe tiếng đàn violon từ lầu cáo réo rắt vọng xuống mặt đường, trong lòng lại dấy lên nỗi nhớ !  Nhưng vì bận đi làm, nên dần dần, tôi cũng ít đến tiệm đàn Dương Thiệu Tước.  và sau đó đóng cửa 1 thời gian, rồi Dương Thiệu Tước vô Nam, theo tiếng gọi của Thần Tình Ái.   Cũng nên nói thêm,  Dương Thiệu Tước rất mê giọng hát trên làn sóng điện của  Đài Pháp Á.

         Một lần, Minh Trang được thủ hiến Nguyễn Hữu Trí mời ra Hànội trình diễn, Dương Thiệu Tước đã nhìn thấy người nữ mình mê, nên quyết tâm vô Nam để xây dựng cuộc tình.   Trường hợp này cũng tương tự như Bá Nhỡ tìm cô Tơ trong Chùa Đàn của Nguyễn Tuân  vậy !   Chỉ khác,  Bá Nhỡ tìm cô Tơ, 1 đào hát, vì muốn trả ơn cho ân nhân ; còn Dương Thiệu Tước tim  Minh Trang cho chính mình.   Nữ ca sĩ Minh Trang, tôi cũng quen khi còn ở Hànội, chị có tới thăm 1 lần tại nhà tôi.

          Một tồi, rảnh rỗi, tôi đến thăm Dương Thiệu Tước và Minh Trang , tại căn nhà ở đường Phan Đình Phùng, gần chợ Vườn Chuối.   Đời sống của 2 người có vẻ hạnh phúc.   Minh Trang ngoài chuyện hát hỏng ra, còn là xướng ngôn viên phần Pháp ngữ cho Đài Saigon.   Những kỷ niệm xa xưa được nhắc lại, có lúc vui, có lúc buồn.  Minh Trang cho biết, Đỗ Thế Phiệt gặp cô Thuyền, em ruột Minh Trang, tại đây - " .. .trước khi đi Pháp -và cũng do duyên số - 2 người gặp là dính liền, như ông Tước và tôi vậy ...!"  .   Nói xong,  Minh Trang liếc nhìn Dương Thiệu Tước, với nụ cười dí dỏm .

          Chỉ có 1 lần ấy thôi, rồi bẵng đi một thời gian, khi tôi có y định vẽ 50 chân dung văn nghệ sĩ  , để trưng bầy cùng 50 họa phẩm trừu tượng- tôi mới đi tìm Dương Thiệu Tước  tại nhà anh lần thứ hai.   Nơi ở nay đã rời lên đường Cách Mạng , trong 1 ngõ vũng khá  rộng.   Căn nhà này có vườn cây, hoa lá, trông rất cổ kính, lại rất nên thơ.   Tôi đã vẽ chân dung Dương Thiệu Tước ở căn nhà này; nhưng chỉ là những nét
sơ họa.  Khi chân dung  hoàn thành, chính Dương Thiệu Tước cũng chưa được nhìn thấy, bởi lẽ, hiện nó vẫn còn ở Việtnam , trong căn phòng người bạn thân, trước khi vượt biên- tôi đã gửi cả mấy chục tấm chân dung anh em ở đó.   Sự thực, tôi cũng không hiều vì lý do nào, hoàn cảnh nào, đã xô đời Dương Thiệu Tước ngã vào vòng tay Phù Dung tiên nữ .   Có lẽ, vì 1 lý do sâu xa bí ẩn nào đó, người ngoại cuộc  không thể hiểu, nên tôi chẳng muốn tìm hiểu thêm làm gì, ngoài những gì tôi đã biết ! Và oái oăm thay, lúc tuổi xế chiều, Thần Ái Tình lại gắn bó với cô học trò đáng tuổi con mình, điều  này cũng chẳng có gì lạ lùng !

             Riêng tôi, chỉ biết Dương Thiệu Tước , một nhạc sĩ có tài, đã có cả hàng trăm ca khúc rất nổi tiếng, như : Đêm tàn bến Ngự, Tiếng Xưa,  Chiều ... , phổ thơ Hồ Dzếnh  v. v. ... Hơn nữa, còn là  1 người bạn đời cùng đi trên con đường văn nghệ, cùng thế hệ, cùng gánh chịu những nhục, vinh của lịch sử Việtnam đẩy đưa ! ...

              Tôi ít quen  với giới cải lương , tuy rất thích 5 câu vọng cổ.  Ở ngoải Bắc, tôi chỉ chơi với [ kịch sĩ] Sỹ Tiến - còn vô Nam - tôi chỉ quen với Năm Châu .
               Hình như lần đầu tôi gặp Năm Châu tại Rạp  Thống nhất, trong  1 buổi trình diễn kịch, do Thiếu  Lang  và một số anh em tổ chức, do tôi làm đề-co.   Lâu ngày quá,   tôi quên mất tên vở kịch đó.   Người giới thiệu tôi với Năm Châu là kịch sĩ  Thiếu Lang .   Năm Châu, tuy là thay tuồng, chuyên viết tuồng, theo thể thức truyền thống miền Nam ; nhưng anh có tinh thần tiến bộ.   Anh rất thích thoại lịch.   Anh nói với tôi, về niềm mơ ước của anh là làm sao dung hòa được sự cách biệt giữa tuồng và kịch , để sân khấu miền Nam có bộ mặt mới - chứ cứ để nguyên vậy- thì cả trăm năm nữa cũng vậy thôi.   Năm Châu tính tình cũng giống như ngaàn, ạn người miền Nam khác:  bộc trực, nghĩ sao nói vậy.   Có điều, anh Năm Châu  không cài tiếng chửi thề [ Đ. M. ] , trước câu nói, như phần đông thuộc giới cải lương [ miền Nam ] .

              Tuy không gặp thường xuyên, nhưng mỗi lần, có cơ hội; chúng tôi lại đàm đạo { về ]  những đề tài sân khấu.   Một buổi, tôi đến vẽ chân dung  anh tại nhà, ở khu Chi Lăng, Phú Nhuận.   Khuôn mặt Năm Châu đẹp như pho tượng, với làn tóc rợn sóng, bạc phơ, với những nét nhăn hằn sâu trên thớ thịt, với từng nét dắn dỏi của con người dầy dạn  của tháng năm trên sân khấu cuộc đời !  
                Nơi phòng khách có chiếc piano  con gái anh đang  dạo, trong lúc tôi vẽ .  Năm Châu  vì đã bỏ công nghĩ tới anh, việc này không bao giờ anh ngờ tới- nhưng tôi cho  anh biết, anh rất xứng đáng, vì anh đã hy sinh suốt dòng sống cho sân khấu, ca kịch cải lương và làm cho nó mỗi ngày thêm phong phú !

                 Năm 1962, tác phẩm văn chương thứ 1 của tôi ra đời.   Đó là tập truyện ngắn Những viên sỏi, đây là những truyện ngắn  thâu góp lại, từ những năm viết lách ở miền   Nam.
                 Tưởng cũng nên nói qua về nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư, vì không phải là nhà xuất bản  chuyên môn - nó  ra đời, chỉ để in vài cuốn của anh em trong nhà mà thôi.   Hệ thông in ấn của Kim Lai ấn quán do Lãng Nhân -Phùng Tất Đắc làm gíam đốc, [ Nguyễn Doãn Vượng điều hành ) .  ... anh Lãng Nhân, nhà văn, nhà báo kỳ cựu có tiếng từ thời Hoàng Tích Chu - nghĩa  là vào khoảng 1930 -  Lãng Nhân đã có mặt trên văn đàn.   Nhà in Kim Lai, vì ở Sài Gòn , chỉ có 1 nhà  in này mới đủ máy móc, và thợ giỏi trong nghề in offset *  . Đó chính là thừa hưởng nhà in Taupin  ở phố Tràng Thi Hànội xưa, do ông Taupin  làm chủ.   Trước hiệp định Genève, nhà in được đưa vào Sài Gòn, lấy tên Imprimerie Francaise d'Outre Mer ( IFOM )  , chuyên  in  tài liệu cho quân đội viễn chinh Pháp.   Khi Pháp được chính quyền Ngô Đình Diệm yêu cầu rút khỏi Việtnam ( 1957) , nhà  in không cò việc làm, bị lỗ vốn,  đành phải tìm cách việt- nam -hóa.   Ông Taupin trai lại cho ông  Phạm Cao Phái, có họ hàng bên vợ của Lãng  Nhân  trông coi- luôn cả 2 cơ sở, Nhà sách Portail và nhà in IFOM.   Ông Phái có bằng   Cao đẳng Thương mại, nhưng không biết tí gì về ngành in ấn, nên nhờ Lãng  Nhân điều hành.
--------
*  Lúc đó ở Sài gòn, chỉ có 2 n hà in, sắp chữ bằng máy Linograph, sau đúc ra chữ, mise  en point,  đưa lên máy in, nên in rất đẹp. Nhà in kia là NHÀ IN QUỐC GIA ( trên đường Lê ThánhTôn, Saigon 1  )  thuộc chính phủ, nhà thứ hai là KIM LAI  ẤN QUÁN.  Năm 1967, tôi  được  đồng hóa, lính KQ, được cử ra  trông coi in ấn  báo Lý Tưởng Chính huấn của Không Lực VNCH.    Cũng bởi tôi làm  chủ nhiệm Đại Nam văn hiến xuất bản cục, anh em nhờ trông coi ấn loát,  khi đưa  in sách tại nhà in Kim Lai .   Năm  1964, tôi đã trông coi in tập thơ THIẾT THA  , thơ  BÙI KHẢI NGUYÊN , rồi  tập kịch ngắn  ĐÔI KÍNH / ĐINH XUÂN CẦU  ( 1966) , tập hồi ký văn học  NĂM CHƯƠNG TỰ NGÔN/ TRIỀU ĐẨU  ( 1968) và những bìa sách  SOUTH VIETNAM THE BABY IN THE ARMS OF THE AMERICAN NURSE, poems by THẾ PHONG (   1968, bìa in tại  Kim Lai ấn quán, nhưng ruột in   mimeographed  ).  ( TP ) .
--------- 
              Tuy nhiên cơ sở này vẫn của người Pháp cho tới 1954, ông Phái bỏ tiền mua nhiều cổ phần nhài , nên sau trở thành chủ.   Qua năm sau, CS làm chủ miền Nam  , ông Phái bỏ nước sang Pháp, và ông được chính  phủ Pháp bồi hoàn số tiền mà ông bỏ ra mua cổ phần nhà in IFOM.   Lãng Nhân thay tên  nhà  in được  đổi  thành  Kim Lai Ấn quán  ...
                Pháp bán lại Nhà sách Portail cho ông Ngô Đình Thục ( giám mục ) , do đó, ông Phái  còn trách nhiệm với nhà in thôi.   Quả thực, nhà in Kim Lai in quá đẹp, nhưng đắt tiền, do vậy, rất ít người dám in sách tại đây.
                Anh Lãng Nhân vì qúy mến tôi, nên vui lòng in sách,  và Hiếu Chân đề tựa.  Lãng  Nhân có trí nhớ thuộc loại siêu đẳng, nhất là vế các điển tích.   Những ai không biết, không nhớ điển tích, hoặc vài câu thơ cổ, nếu tới  hỏi, anh chỉ dẫn tường tận.    Lãng Nhân có giúp tôi  đọc lại bản thảo, xóa bỏ chữ thừa, thêm chữ thiếu.   Chỉ có thế thôi.   Trước khi thêm, bớt chữ nào, bao giờ anh cũng cho biết, xem tôi có đồng ý không ?  Chính nhờ vào sự thêm, nớt của anh Lãng Nhân, về sau,  tôi viết cẩn thận hơn- vì khi viết - người ta dễ chủ quan [ thô thiển]  lắm !

               Tôi vẫn thường cho rằng, cái học không bao giờ xấu cả, chỉ có ăn cắp, lừa thày, phản bạn, làm đầy tớ cho kẻ thù, mưu cầu tư lợi mới x6áu mà thôi !   Biển học rộng mênh mông, ai dám cho mình là bậc thần, thánh, quảng bác và mấy ai tránh được sơ xuất, lỗi lầm - khi trí nhớ không còn đủ sáng suốt để chỉ đường dẫn lối.

                Tác phẩm đầu tay Những viên sỏi ra đời,  một năm sau mới bán hết.   Như vậy, tôi có độc giả, và đã vững tin cho ngòi bút của mình; nên có ai mời viết lại cho vui, để giải tỏa những gì mà hội họa không nói được.    Hơn nữa, hội họa hạn chế quá, chỉ có 1 số người được xem, được biết - ở 1 khoảng không gian nào đó thôi, chứ nó không có tầm phổ biến rộng rãi như ; văn, thơ, âm nhạc.

                  Phạm Duy sáng tác 1 ca khúc  khi được phổ biến trên làn sóng điện, cả nước đều [ được ] nghe.   Vũ Hoàng Chương    ra tập thơ, cả nước đều thấy trong tiệm sách và điều quan trọng hơn nữa, tác giả có vài bản trong tay để lưu giữ.   Còn hội họa, không có cái ưu thế đó !   Mỗi phòng triển lãm ra đời, phải có 1 không gian và thời gian nhất định.   Tác phẩm nào bán đi rồi , như mất, ngoài tấm ảnh[ chụp lại] làm kỷ niệm, và không có ai thích chơi tranh giả , tức tranh  sao chép lại, dù cho kỹ thuật có tinh vi đến đâu đi nữa ?!

                 Khi tuần báo Nghệ Thuật của Mai Thảo nằm trên đường Phạm Ngũ Lão  , gần tòa  soạn tạp chí Phổ thông, tôi thường ghé lại thăm anh Nguyễn Vỹ - một nhà báo kỳ cựu, đã có câu thơ bất hủ  :

                                               Nhà văn Việtnam khổ hơn chó !

                  dáng ngừơi [ Nguyễn Vỹ ] hơi lùn, nhưng chắc, có khuôn mặt thô, chiếc trán hơi gồ, đôi môi hơi nhỏ  so với toàn bộ.  Anh chủ trương thi phái Bạch Nga .  Ngoài viết văn, anh còn  làm  rất nhiều thơ - nhưng thơ không được giớ trẻ hưởng ứng.   Anh sống hoàn toàn nhờ vào nghề làm báo.   Chả biết tạp chí Phổ Thông có bao nhiêu độc giả,. nhưng nó cứ lai rai sống hoài !   Anh cũng có tật xấu, hay làm ấu, đối với phụ nữ - dù người đó đáng tuổi con, cháu mình.  Vấn đề này làm anh mang tirếng không ít !

                 Nhưng công bằng mà nói, đã là nghệ sĩ, không mấy ai  mà không có tật, chỉ có nhiều hay ít mà thôi.   may mắn, không bị lộ - còn chẳng may câu chuyện vỡ lở, thì đành chịu mang tiếng, chứ biết làm sao hơn ?   Anh cũng viết về tiến trinh cách mạng Việtnam, qua truyện Tuấn, chàng trai nước Việt đăng
trường kỳ trên báo Phổ Thông .  Nhưng định mệnh cũng khắt khe, bắt anh phải bỏ lại 1 sự nghiệp dang dở, vì tai nạn xe hơi trên đường Sài Gòn- Mỹ Tho .  Rất tiếc tôi không còn nhớ năm nào ? [ 1971 ]. []

                                                              ( Còn tiếp; kỳ thứ 22 )
                  tạ tỵ

              (  Nxb Thằng Mõ, Jan José, 1990 -  tr.  240  - 249 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét