Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012
những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi - tạ tỵ - kỳ thứ 24.
những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi 24
hồi ký văn học : tạ tỵ
cựu đại sứ phạm trọng nhân , kịch tác gia vi huyền đắc,, nhà văn nữ xuân nhã, nhà khảo cổ vương hồng sển nhà văn-nhà báo tam lang, vũ bằng, vũ trọng phụng,
thanh thương hoàng, túy hồng + thanh nam-trần đại việt, duyên anh , võ phiến , trọng lang, thượng sỹ, ca sĩ thái thanh, diễn viên lê quỳnh, nhà báo hiếu chân, thi sĩ bàng bá lân, anh thơ , chủ báo lê ngộ châu , "thứ phi " nghiêm ngọc huân ...
Phạm Trọng Nhân, vóc dáng tầm thước, có vầng trán cao, mái tóc hơi thưa, hàm răng hơi hô. Đặc biệt anh nói chuyện rất có duyên và những câu chuyện vui buồn của nghề làm đại sứ - nhiều lúc nghe xong - cười ra nước mắt, vì không ngờ đó là sự thực. Phạm Trọng Nhân đối với anh em rất trung hậu, tôi biết anh, cũng như Nguyễn Hữu Chì, Phan Văn Tạo, đều qua Lãng Nhân- Phùng Tất Đắc.
Tôi giữ lời hứa với Bùi Xuân Uyên - một buổi sáng chủ nhật - tôi tới thăm anh tại đường Tự Đức, đi qua Nguyễn Bỉnh Khiêm mới tới, nghĩa là nhà anh gần sát rạch Thị Nghè. Bùi Xuân Uyên và chị Xuân Nhã thấy tôi tới chơi, mừng lắm. Chị Xuân Nhã hỏi tôi ăn sáng chưa , uống cà phê hay trà ? Tôi trả lời đã ăn uống xong xuôi cả, đến thăm anh chị và xem tranh thôi. Bùi Xuân Uyên cười khục khặc, giáo đầu :
- Mới tập vẽ thôi, anh đừng chê nhé !
Nói xong BXUyên đi vào nhà trong, mang ra tấm tranh bự, mầu sắc lòe loẹt, xanh, đỏ tùm lum. Tôi tưởng chỉ có 1 tấm thôi, ai ngờ BXUyên khênh ra 3 tấm, cái nào cũng to bằng nửa chiếc chiếu. Những hình thể vẽ theo trường phái lập thể, một trường họa mà tôi đã bỏ. Quả thật, chê , tôi không dám,khen cũng chẳng được ! Do vậy, chỉ nhìn, ngắm, để BXUyên thấy tôi có chú ý tới tranh của anh thôi. Không học vẽ 1 ngày nào, chỉ nhìn qua sách vở, làm sao con người có thể tạo nên một công trình nghệ thuật ? Néu có hộp mày và bút vẽ, ai cũng có thể tạo nên tác phẩm được; trừ con nít, chúng vẽ theo vô thức hướng dẫn, không nói làm gì - cái trường phái NAIF mà các nhà phê bình hội họa tây phương thường đề cao, nó không phải là những mớ nguệch ngoạc , do bàn tay thơ dại tạo nên, mà do các bậc cao thủ giả vờ làm con nít, do đó phần lý trí là nhân tố chủ yếu.
Nhưng may mắn thay, BXUyên cho biết, ngoài thì giờ dạy học, làm nhiệm vụ hiệu trưởng, anh vẽ chơi cho biết thội. Anh cho rằng hội họa khó thực, khó lắm, chứ không phải chuyện đùa ! Tôi nhìn tranh xong, nhìn sắc mặt BXUyên, vì tôi nghe anh em, có người nói, BXUyên cũng vướng vào vòng oan nghiệt của Ả Phù dung- vì chơi thân với Triều Đẩu. Tôi không thể quyết đoán, đúng hay sai, nhưng đã là nghệ sĩ, ít ai tránh khỏi đam mê, thoạt đầu vui chơi, sau là hệ lụy !
Sau khi xem tranh, tôi nói vài câu vớ vẩn, vô thưởng vô phạt, rồi ra về. Chị Xuân Nhã- cô Mến hôm nào - một nhà văn nữ, đã giúp BXUyên rất nhiều trong mọi công việc. Từ tờ tạp chí Thế Kỷ tại Hànội năm xưa, đến hôm nay, với ngôi trường và đàn con choai choai , nghịch như giặc ! Xuân Nhã rất xứng đáng là người bạn đời của BXUyên, bút hiệu này do BXUyên mà có.
Tình hình này mỗi ngày 1 căng thẳng, cả thành phố như lên cơn sốt chính trị. Cảnh sát mặc thường phục cũng như Cảnh sát dã chiến đầy đường, để ngăn chặn các cuộc biểu tình phản đối chính quyền. Nhà in Kim Lai, mỗi chiều thường có nhiều người lui tới, đề dò nghe tin tức, dù đúng, dù sai. Trong số bằng hữu có mặt, tôi thấy mấy người không quan tâm đến chính trị, thời sự- đó là Vi Huyền Đắc , người đã nổi tiếng từ thời báo Ngày nay của Nhất Linh , hồi cực thịnh.
Vi Huyền Đắc chẳng những giỏi vè tây học, còn hán học nữa; tính tình lại hòa nhã, không lộ vẻ kiêu căng về cái học cũng như tài năng của bản thân. Vi Huyền Đắc có mái tóc dày, chải hất ngược ra phía sau. Đôi chân mày rậm, ở giữa sống mũi, chỗ giao mi, có 1 nốt ruồi đen to. Hai lỗ mũi rất rộng, toang hoác như 2 lỗ thông hơi và hàm răng to, luôn luôn hé ra như cười; vì anh, không thể mím môi chặt được ! Anh, một con người đáng kính, tuổi đã vượt quá tuổi tôi gần [ cả] thế hệ. Vậy mà cung cách đối xử của anh, làm tôi không còn mang mặc cảm mình là tiểu tử ( benjamin). Vi Huyền Đắc ở xa, lại không có phương tiện riêng, ngoài đi xe lam,. xe buýt- do vậy- lâu lâu anh mới tới Kim Lai một lần để thăm anh em, nói chuyện cho vui.
Còn 1 bậc huynh trưởng nữa, riêng tôi rất mến phục , đó là học giả Vương Hồng Sển, người miền Nam, làm việc tại viện Bác cổ, ngay Sở Thú. Tôi mê Vương Hồng Sển , khi đọc cuốn Sàigòn năm xưa của ông. Tôi thích lối viết bộc trực, nghĩ sao viết vậy, viết như lối nói chuyện [ thường ngày ] của Vương Hồng Sển. Tôi gặp ông lần đầu tại Kim Lai ấn quán, giữa một Sàigòn căng thẳng. Với mái tóc trắng như cước, khuôn mặt có những nét sắc sảo, đặc biệt [ là ] đôi mắt rất tinh anh, biểu lộ sự thông minh tuyệt vời, chiếc mồm khá rộng, mỗi khi cười. Tôi biết Vương Hồng Sển là phu quân của nữ kịch sĩ Năm Sa-Đéc . Tôi biết ông mê cải lương và thích chơi đồ cổ. Vương Hồng Sển không có cái nhã nhặn của Vi Huyền Đắc, sự kiêu căng và tự tin, lộ ra nét mặt. Qua vài lần gặp gỡ, Vương Hồng Sển có vẻ mến tôi, mời qua nhà chơi, ở bên Gia Định.
Nhưng phải chờ đến năm 1964, tội mới có dịp đến thăm Vương Hồng Sển, khi t6i có ý định vẽ chân dung ông để trưng bày. Căn nhà của Vương Hồng Sển là căn nhà cổ của miền Nam, rất rộng. Trong nhà toàn đồ cổ. Vương Hồng Sển dẫn tôi đi, cả tiếng đồng hồ, để giới thiệu từng thứ một. Tôi vốn không thích, cũng không hiểu gì về đồ cổ; nhưng vì lích sự, cứ lẽo đẽo đi theo. Lời giải thích từ tai này qua tai kia, rồi biến mất. Bà Năm Sa-Đéc bưng trà mời uống.
Rồi cái gì đến thì phải đến.
Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng + Lê văn Duyệt ( nay Nguyễn Đình Chiểu + CMT8 ) , làm chấn động dư luận trong , ngoài nước. Và cứ như thế, cứ thế, chính quyền Ngô Đình Diệm bị sa lầy trên măt trận tôn giáo, đưa đến cuộc đảo chính 1- 11- 1963. kết quả bi thảm, 2 anh em ông Ngô Đình Diệm bị giết trên chiếc xe bọc sắt M. 113. Từ đó, miền Nam xuống dốc dần dần, qua các cuộc hỗn loạn , tranh giành quyền lực giữa các tướng lãnh. Bao nhiêu công trình để tạo dựng Ấp Chiến lược, tách CS ra khỏi dân bị xóa bỏ, phá vở. CS mừng húm !
Tôi không còn làm việc ở đường Lê Thánh Tôn nưã - đơn vị mới nằm trong Trại Lê Văn Duyệt, nơi có Bộ Tư lệnh Biệt khu thủ đô. Trại có 2 cổng, cổng chính ở phái đường Lê Văn Duyệt; cổng sau, qua con lộ đất sét ở Viện Hóa đạo ra đường Trần Quốc Toản ( nay đường 3 /2 ) . Tôi thường đi, về, qua cổng sau, vì nó gần nhà hơn; hơn nữa đỡ [ bị ] kẹt xe trong giờ tan sở.
Ngày nào cũng vậy, khi đi cũng như lúc về - tôi liếc nhìn vào Viện Hóa đạo , thấy đầy nhóc phật tử - những chiếc áo nâu lượn lờ, tới tấp. Như vậy, vấn đề tôn giáo vẫn chưa ổn. Quân đội, cảnh sát Dã chiến còn vất vả và mất nhiều thi giờ vào câu chuyện nội bộ, thay vì ngăn bước tiến của CS. Miền Nam mỗi ngày một suy yếu, cả tinh thần lẫn vật chất.
Có 1 thời gian, vài năm , Thượng Sỹ ở trong ngõ hẻm bên kia đường nơi tôi ở - do vậy - chúng tôi thường gặp nhau trong lúc rảnh rỗi. Thượng Sỷ làm cho Đài phát thanh Saigon. Hàng ngày, anh đạp xe từ đường Phan Văn Trị ( hẻm số 4 thay tên ) lên đến sở cũng khá xa. Mắt anh lại kém, đạp xe rất chậm , nhất là buổi trưa, nhìn anh đạp xe, thấy tội nghjiệp - mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Thỉnh thoảng, Thượng Sỹ cũng viết phê bình một, hai cuốn sách- nhưng bài viết lúc này không ảnh hưởng bao nhiêu đến người đọc, cũng như tác giả- do vậy, anh không phải chạy trối chết, để tránh những cú đấm, như dạo nào ở Hànội. *
------
* - nghe nói có lần, vì 1 bài viết điểm sách, Thượng Sỹ, bị thuê đánh, xô ngã, lội bì bõm dưới hồ Hoàn kiếm- có người nói, chỉ vì phê bình Đồi thông hai mộ ( Hànội 1950) , có kẻ nói, vì chê bai tiểu tuyết Nhìn xuống của nhà văn Sao Mai.
- năm 1955, vào Nam, tiếp tục viết điểm sách, ký Huỳnh Bội Hoàng, phê
Tháng giêng cỏ non - tác giả Mai Thảo viết kém cỏi , lập dị , và Kiếp phong sương , tiểu thuyết của Thanh Thương Hoàng, viết rất non tay - đăng trên tuần báo Ban Mai .( Phan văn Chẩn chủ nhiệm, tòa báo tọa lạc tại 1, Vassoigne , Tân Định. ( nay Nguyễn Hữu Cầu ) .
- bài báo đăng lên , bị Uyên Thao , lúc đó , viết cho nhật báo Quốc gia ( Liên minh Cao Đài Trịnh Minh Thế , tòa soạn đặt tại 33 Vassoigne ) phản hồi bài điểm sách , chê Thượng Sỹ viết kém cỏi, bẻ gãy lý luận phê phán của Huỳnh Bội Hoàng.
- sau đó, bút danh Huỳnh Bội Hoàng bị chính Thượng Sỹ tự xóa sổ.
- và từ 1957, Thượng Sỹ lại viết cho tạp chí Văn hữu ( cơ quan Văn hoá Vụ / Bộ Thông tin / chủ nhiệm , Nguyễn Duy Miễn , tay chân lãnh chúa miền Trung, Ngô Đình Cẩn )- ký bút danh mới : Hàm Anh, đúng vào năm thứ nữ sinh ra đời . ( tên thật HÀM ANH s. 1957 - ) hiện nay , cô con gái của Thượng Sỹ , ký dưới nhiều bài báo đăng ở trong và ngoài nước .
(TP )
----------
Thượng Sỹ có 3 người bạn thân; nhà báo Tam Lang- Vũ Đình Chí, nhà văn Vũ Bằng và nhà viết tiểu thuyết trinh thám Phạm Cao Củng . Đôi lúc, tôi sang thăm Thuợng Sỹ , gặp anh Tam Lang, tác giả thiên phóng sự Tôi kéo xe, đã được đăng trên tờ Ngọ báo từ thập niên 1930.
Tam Lang, người cao, mập , trông như 1 khối mỡ biết cử động. Anh còn mập hơn Lê Khải Trạch * nữa, lúc nào trên đôi môi dày cũng ngậm chiếc ống vố. Tính tình hòa nhã, tuy đôi lúc có sự bực mình nào đó, cũng nổi con nóng nẩy, nhưng rất ít khi. Khi tôi được biết anh, qua Thượng Sỹ, anh đã nhiều tuổi, mái tóc bạc phơ, dù thân hình vẫn cường tráng.
------
* người anh kết nghĩa của thi sĩ Quang Dũng, khi ở khu 4. Vô Nam, từng làm đổng lý văn phòngTổng trưởng thông tin - tuyên truyền Trần Chánh Thành ( nội các Ngô Đình Diệm, 1955 ). Qua đời trong Trại học tập cải tạo , Lê Khải Trạch là bố vợ nhà văn Thanh Thương Hoàng hiện định cư ở Huê Kỳ.
(TP)
--------
Thượng Sỹ coi Tam Lang, vừa là bạn, vừa là đàn anh, vì nhờ có Tam Lang - Thượng Sỹ mới biết nghề làm báo - cũng như nhà văn Vũ Bằng [ với ] Lãng Nhân vậy. Trong lúc nói chuyện vui, tôi hỏi, động cơ nào đã thúc đẩy anh viết thiên phóng sự sâu sắc và sống động như vậy ? Chuyện anh kéo xe có thực, hay anh chỉ tìm hiều quá người khác, như nhà văn
Vũ Trọng Phụng không biết đánh bạc ; khi viết về chuyện đánh bạc, [ lại ] như 1 tay chơi sành sỏi, vì được người chú kể lại. Tam Lang đang vui, bỗng nghiêm sắc mặt :
" Lạ thực, nhiều người không tin tôi đã kéo xe, khi viết thiên phóng sự về nghè làm' ngựa người' , cùng cách thức bóc lột của các tay chủ cho thuê xe ! Tôi chỉ biết nói thẳng, nói thật với anh điều này - nếu mình không sống , không trải qua những khốn khổ có thực , không nhìn và biết tất cả sự thực - làm sao mình có thể tạo nên 1 tác phẩm dống động vá có sức truyền cảm, lôi kéo độc giả, đi theo chiều hướng của mình muốn.? Khi viết thiên phóng sự ấy, tôi còn trẻ lắm, mới ngoài 20 tuổi, nên cái chuyện làm cu-li xe, đâu phải chuyện khó khăn gì; hơn nữa, mình có làm hoài đâu, chỉ làm vừa đủ cho phần tài liệu cần thiết mà thôi ."
Nói chuyện với Tam Lang về viết phóng sự - tôi chợt nhó tới nhà phóng sự Trọng Lang của tuần báo Ngày nay - Trọng Lang viết phóng sự cũng hay lắm. Trong thiên phóng sự Hànội ban đêm [ đúng phải là : Hànội lầm than ], viết về các xóm cô đầu, các ổ mãi dâm của 1 Hànội cổ kính, ngàn năm văn vật, tưởng như câu chuyện giả tưởng. Tôi nhớ mãi có đọc 1 đoạn văn về cô gái làm nghề mãi dâm, buổi sáng, sau 1 đêm hành lạc với khách, cô mua được bát phở, ăn để lấy lại sức, nhưng cô mót đi tiểu, chưa ăn ngay được, sợ người khác ăn mất, cô bèn nhổ bãi nước miếng ngay vào bát phở đang bốc khói nghi ngút. Cô lại chưa đánh răng, súc miệng, bố ai còn dám đụng tới bát phở ấy nữa !
Nhà văn Trọng Lang, tên thực Trần Tán Cửu * , sinh ra tróng gia đình quan liêu, phong kiến- không hiểu sao - ông lại ném đời mình vào nghề viết phóng sự, phải tỉm hiểu những cái xấu xa nhất, tệ hại nhất của xã hội đương thời, để mọi người cùng hiểu. Trong cuộc chiến giữa Việtnam và Pháp vào ngày 19- 12- 1946, ông trở về Thành rất sớm- nhưng nhất định trùm chăn không đi làm vơi Pháp - cho đến khi di cư vào Nam cũng vậy. * Trong Lang ít giao thiệp với ai, kể cả giới cầm bút. Tôi có đến thăm vài lần, để vẽ chân dung ông, vì thấy Trọng Lang xứng đáng tiêu biểu cho lớp người cũ, trong địa hạt phóng sự. Trọng Lang có vầng trán thật lớn,
-------
* tháng 5 năm 1954, tôi là Ủy viên báo chi Tổng trưởng thông tin- tuyên truyền Phạm Xuân Thái ( nội các Thủ tướng Ngô Đình Diệm)- thì lúc ấy ông Trần Tán Cửu đã là một công chức làm tại Nha công tác tinh thần Bộ Thông tin , dưới quyền giám đốc Phan Văn Thức . Trần Tán Cửu là con tuần phủ Trần Tán Bình. ( TP )
-------
tóc đã trắng hết, soăn và thưa, với bộ râu mép và cằm không chịu cắt xén gọn gàng, mọc lởm chởm như chiếc bàn chải, răng đã rụng vài chiếc ngay cửa miệng- chỉ riêng đôi mắt sắc sảo tinh anh, lúc nào cũng như soi mói, tìm hiểu, dù rằng chẳng biết nhà văn còn muốn tìm gì nữa, ngoài quá khứ ? Tuy đã nhiều tuổi, nhưng Trọng Lang nói chuyện vẫn duyên dáng lắm, mặc dù hơi kiêu kỳ một chút. Nhưng cái đó cũng chẳng sao, vì có nhà văn nghệ nào đã nổi tiếng mà chẳng có chút kiêu tự trọng trong lòng, vì công sức do chính mình tạo nên ?
Nhà văn Tam Lang nói chuyện chậm chạp, có lẽ vì lớn tuổi, nên anh không biết nói đùa; do vậy, câu chuyện nói với nhau không mấy hứng thú. Cũng may, tôi với Tam Lang chỉ thỉnh thoảng gặp nhau tại nhà của Thượng Sỹ thôi. Anh chỉ sang thăm tôi để xem tranh có một lần.
Còn Phạm Cao Củng, tôi quen biết từ hồi còn ở Chợ Đại, Cống Thần, thời kháng chiến; rồi vào Thành, đến vô Nam, chúng tôi vẫn gặp nhau đây đó. Phạm Cao Củng từ lâu coi như không; [ còn ] viết truyện trinh thám nữa, àm quay sang làm đủ nghề để kiếm sống. Đối với Phạm cao Củng,* chỉ có tiền [ là ] trên hết.
---
* Pham Cao Củng sinh 1913. Khi tác giả 100 tuổi ( tính theo âm lịch), một nhà xuất bản ở Hànội vừa phát hành HỒI KÝ PHẠM CAO CỦNG ( 2012) ( TP).
--------
Nhà văn Vũ Bằng, từ ngày vô Nam, vừa làm Việtnam Press, lại vừa viết thuê cho báo nào cần bài của anh. Vũ Bằng vô Nam có một mình, bỏ người vợ ở lại cùng những đứa con. Nhờ cai được thuốc phiện, nên đời sống ung dung, thoải mái như chim trời muốn bay đâu, đậu đâu cũng được. Đôi khi nhớ nhau, tôi đến nơi làm việc của anh ở đường Hồng Thập Tự để thăm và nói chuyện. Vũ Bằng có lối nói chuyện dí` dỏm và hay chửi thề, nhưng chỉ vói ai quen thân thiết; còn với người sơ giao, anh ăn nói rất từ tốn, lễ độ - như con nhà nho chính thống ! Khi tôi cho biết có ý định vẽ 50 khuôn mặt văn nghệ miền Nam để trưng bầy cùng 50 họa phẩm trừu tượng, anh vỗ đùi, cười lớn, nói :
" May quá, tôi đang viết cuốn Bốn mươi năm nói láo, cuốn hồi ký về nghề làm báo từ Bắc vô Nam - anh cho tôi mượn những khuôn mặt nào có dính dáng tới cuốn sách của tôi nhé ! "
Tôi nói, rất vui lòng để anh mượn, miễn khi nào sách ra, anh tặng tôi 5 cuốn.
Tôi nói đùa, nhưng anh tưởng thật, nghiêm giọng:
" Ông muốn 50 cuồn cũng được. Sách này do anh Lãng Nhân nhận in mà !"
Tuy vậy, nhưng câu chuyện còn lâu mới tới.
Tôi đã vẽ được ngoài 20 tấm tranh trừu tượng. Màu sắc và hình thể hoàn toàn cách biệt hẳn với những tấm tranh trước. Đi song song với sáng tác, tôi vẽ tranh hoạt họa các bạn làm văn học nào mà tôi yêu mến. Nhưng vấn đề này, tôi giữ kín, vẽ ai, người ấy biết thôi; chứ không bao giờ nói sẽ vẽ ai ? Sở dĩ tôi phải cẩn thận, để tránh sự mất lòng. Anh em nhiều, dự tính [ lại ] có hạn. Vẽ chân dung cũng mất thì giờ lắm. Trước tiên, vẽ những nét chính, sau đó mới thêm thắt, vào màu Vì là công việc dài hạn, nên tôi làm từ từ. Lắm lúc bận quá, cả tháng không nghĩ đến vẽ. Còn chuyện viết không đòi hỏi nhIều điều kiện như vẽ. Một xấp giấy, một cây viết, một chỗ ngồi là xong! Viết chỉ nặng phần đầu óc, nhẹ phần trinh diễn. Còn vẽ, nặng cả hai.
Câu chuyện nhà văn Vũ Bằng lấy vợ , cô vợ trẻ hơn anh cả mấy chục tuổi làm cùng sở, làm tôi sững sờ. Một hôm, găp Vũ Bằng ở Kim Lai, tôi hỏi anh , nửa đủa, nửa thật về câu chuyện trên, tôi tưởng anh sẽ chối , không nói sự thực, ai dè, anh cho tôi biết tin đồn đó đúng. Anh mời tôi qua nhà chơi, gần cầu Tân Thuận , bên Khánh Hội . Như vậy, câu chuyện Vũ Bằng lấy vợ coi như đúng 100%. Người vợ già ở Hànội không biết có rõ không, nếu có, cũng chả có cách nào vào Nam để đánh ghen được ?!
Vũ Bằng, nhà văn, nhà báo kỳ cựu, [ tác giả ] Những miếng ngon Hànội, do nhà Nam Chi ấn hành 1960, đã làm cho những người di cư miền Bắc [ vào Nam ] say mê - mà ngay cả độc giả miền Nam cũng ngưỡng mộ. Vũ Bằng viết hay, sâu sắc, anh học được cái lối viết của Lãng Nhân; không thừa, không thiếu; hơn nữa, câu văn rõ ràng, mạch lạc
.
Một buổi, Lãng Nhân mời vài anh em đi nhậu đồ biển bên Khánh Hội, tôi mới có dịp ghé thăm Vũ Bằng. Đó là căn nhà trệt nhỏ, phía trước có chiếc sân gạch đỏ au, để hóng gió buổi chiều. Khi nghe tiếng chuông reo, Vũ Bằng mặc áo thun chạy ra mở cửa, trông như 1 lực sĩ chạy đua, để chứng tỏ mình còn khỏe mạnh, tuy lúc đó Vũ Bằng đã trên 50. Vào trong nhà, tôi thoáng thấy 1 người đàn bà khoảng 30 tuổi, thân hình nhỏ nhắn, gật đầu chào . Tôi đáp lại bằng 2 tiếng thưa chị , nhưng khi nghe tiếng trẻ con khóc ở nhà trong, người đàn bà chạy vội vào; trong khi ấy, Vũ Bằng cũng vô thay quần áo. Tôi nhìn ngôi nhà, tuy nhỏ, nhưng khá khang trang, ngăn nắp.
Chiếc bàn viết của Vũ Bằng kê sát bên cửa sổ tràn đầy ánh sáng . Trên mặt bàn, có mấy cuốn sách, một xấp giấy, chắc [ là ] bản thảo đang viết dở dang. Chừng 10 phút sau, Vũ Bằng đã tề chỉnh, chúng tôi ra cửa, chờ Lãng Nhân và vài bạn nữa cùng đi. Tối đó, vì không ăn được đồ biển, nên tôi chỉ uống rượu, nhấp nháp với đậu phọng, tới khuya mới về.
***
Sau cuộc đảo chánh lật đổ chính thể Ngô Đình Diệm, đới sống của miền Nam cứ bị xáo trộn hoài, ít khi yên ổn. Tuy nhiên sinh hoạt về văn học, nghệ thuật, vẫn không có gì thay đổi, do ảnh hưởng thời cuộc - trừ vấn đề vật giá leo thang và cường độ chiến cuộc Quốc Cộng mỗi ngày một gia tăng.
Gia đình Phạm Duy đã rời về Khu Chi Lăng, ít khi gặp nhau, trừ lúc có hoàn cảnh. Tôi nghe tin hạnh phúc của gia đình Thái Thanh cũng tan vỡ, sau khi có sự cố xảy ra giữa Lê Quỳnh và Mai Thảo. Tôi không muốn tìm hiểu, vì đo là câu chuyện riêng mỗi gia đình, mỗi cảnh ngộ ! Riêng tôi, chỉ biết nữ ca sĩ Thái Thanh , chẳng những Trời phú chi có giọng ca tốt, Trời còn phú cho sự thông minh, bén nhậy, với bộ óc suy luận khá khúc chiết- nếu có ai tiếp xúc, tâm sự lâu dài mới nhận ra [ được ]. Sự chung sống nào cũng vậy, con người phải có sự tương đồng tối thiểu về suy nghĩ, về cách sống giữa tính nghĩa và cung cách xử thế. Nếu không có được những nhân tố trên, khó ai có thể kéo dài một đời sống luôn luôn mâu thuẫn, từ việc nhỏ đến việc lớn, rốt cuộc, thế nào cũng phải chia tay, dù cho cõi lòng có tan nát !
Thái Thanh và Lê Quỳnh ở trong tình trạng nói trên.
Cái số Thái Thanh cũng lận đận về đường chồng con. Trời cho cái giọng hát, lại bắt phải gánh chịu những gian truân khác; đó có phải là cái lẽ công bằng của Định Mệnh?
Sau 1 thời gian thôi sống với Lê Quỳnh , Thái Thanh lại sang sông lần nữa, với 1 người vừa có địa vị xã hội, vừa có tiền bạc. Tôi cũng không rõ cuộc tình thứ 2 náy có làm Thái Thanh vui không, chỉ biết đến hôm nay, trên mảnh đất lưu vong, Thái Thanh đang sống * với đứa con tàn phế và những đứa khác ở kế bên .
------
* - tên thật Phạm Thị Băng Thanh, sinh 1934 . Ngay thời kỳ trổ mã vào 1954, rất nhiều văn nghệ sĩ ngưỡng mộ tài, sắc , sồn sồn như văn sĩ tiền chiến Nguyễn Đức Quỳnh ( 1909 - 1974 ) cũng có - bởi chủ soái Hàn Thuyên đã từng lấy bút danh là ĐẶNG TẦM THANH .
ông hỏi tôi : " .. cậu có biết tại sao tôi ký bút danh này không , TẦM THANH là TÌM THANH đấy !. Cậu ngộ ra chưa , Thế Phong, và THANH này hiện đang ở đường Guillemin đấy ! ?
- tin mới nhất, nhân dịp một số nữ ca sĩ việt ở hải ngoại về lại Việtnam hát, có người hỏi, tại sao không có nữ danh ca Thái Thanh?
lời giải đáp, nghe đau xót :
- vì bà ấy đã vào ở Nursing home từ mấy năm nay rồi !
( theo web < vanchuongviet> ). ( TP chú thích, 23 tháng 11,2012 ).
------------
***
Đã lâu đã không gặp Hiếu Chân [ Nguyễn Hoạt ] , kể từ năm ngoái, khi 2 đứa ngồi gác chân lên nhau, uống rượu trong 1 quán nhậu ở Ngã Sáu .
Tôi đinh hôm nào rảnh rang sẽ đến thăm và vẽ chân dung luôn thể. Bỗng 1 buổi, gặp Hiếu Chân cùng với Bàng Bá Lân ở Kim Lai ấn quán , vừa gặp, Hiếu Chân nói ngay :
" Ông lặn đâu mà kỹ vậy ? Gọi điện thoại tới Sở, lúc nào cũng đi họp, vì cớ gì ông tránh anh em ?"
Tôi cưới xòa :
" Bận quá, tôi cũng định đến thăm ông và vẽ chân dung ông đây. May quá, gặp nhau ở đây, tôi vẽ luôn ".
Nói xong, tôi xin giấy và mượn bút Lãng Nhân, vẽ Hiếu Chân mấy nét đại cương.
Bàng Bá Lân thấy tôi vẽ Hiếu Chân, cũng phát biểu :
" Còn tôi nữa, , ông phải cho mấy nét kỷ niệm chứ ?"
Tôi quen Bàng Bá Lân từ lâu, nhưng chỉ quen, không thân như anh em khác - vì chẳng có hoàn cảnh để gặp, chứ không vì lý do nào khác.
Tôi biết Bàng Bá Lân có 1 căn bản học vấn rất vững. Anh đã làm nhiều thơ, những ần thơ êm ái, nhẹ nhàng, ca tụng cảnh đồng ruộng, ca tụng nếp sống hiền hòa nơi thôn dã. Thơ anh đi cùng chiều hướng với nhà thơ nữ Anh Thơ, người đã được Tự Lực văn đoàn trao giải thưởng [ khuyến khích ] cho 1 cuốn thơ.
Báng Bá Lân , ngoài làm thơ, còn biết nghề ảnh, dịch sách, dạy học.
Bức chân dung, tôi vẽ anh thật giống, nhưng càng giống hơn, nếu anh để tôi vẽ mái tóc anh thấp xuống - vì anh đã cạo trán cho cao, vết hằn nhìn rất rõ. Nhưng việc này không được, nếu tội tự ý làm, sẽ vĩnh viễn mất đi 1 người bạn. Sau khi phác họa bằng bút chì, tôi nói với Hiếu Chân và Bàng Bá Lân - tôi mang về sẽ còn sửa chữa làm sao lột tả được cái chân tướng mỗi người. Việc đó mới khó, chứ không phải nhìn và vẽ như thế này đã là xong.
Bàng Bá Lân thấy mình, qua mấy nét chì, anh thích lắm, cười, nói :
" Quả danh bất hư truyền ! "
Nhũn nhặn, tôi trả lời:
"... chưa đẹp gì đâu anh ? Anh phải chờ màu mới biết đẹp hay xấu ? " *
-----
* Chỉ có một số tác giả được họa sĩ tô màu trên các chân dung phác họa. Trong số 33 chân dung in trong tập hồi ký này , còn nhiều chân dung phác họa chưa được in vào. ( TP)
------
Câu chuyện đến đây , bỗng Lê Ngộ Châu, chủ nhiêm tạp chí Bách khoa đến.
Lê Ngộ Châu , tuy không phải nhà văn, nhà thơ; nhưng có cái tài đọc văn, đọc thơ và biết giá trị nó tới đâu ? Ngay tờ Bách khoa khởi đầu, do Huỳnh văn Lang , giám đốc sở Hối đoái bị thất sủng, trao lại cho Lê Ngộ Châu, nên tờ báo đứng vững, tuy không có nhiều quảng cáo.
Cũng nhờ vào sự quán xuyến tài ba của bà Nghiêm Ngọc Huân," thứ phi " của Lê Ngộ Châu , nên tờ báo đứng vững, tuy không có nhiều quảng cáo. Lê Ngộ Châu tính tình thẳng thắn, nhất là vấn đề tiền bạc, không làm mất lòng ai bao giờ, kể cả [ đối với] những người anh không ưa . Đặc biệt, tòa soạn Bách Khoa, cón là nơi tàng trữ những bức thư tình tối mật , do các bạn văn có lòng nể vợ [ cái, con cột ] nhờ cất giữ [ thư từ tình ái ngoài luồng, một thứ black mail ] - trong đó có hàng trăm lá thư của cô Lệ gửi cho Phạm Duy, của T.H gửi cho P. và của L. gửi cho L.T.Đ v. v...
Anh em gặp nhau nói chuyện, vui như bắp rang, cứ thêm 1 người lại thêm chuyện.
Nhiều lúc căn phòng khách của Kim Lai chật cứng , không còn chỗ, vì anh em đến quá đông []
( còn tiếp, kỳ thứ 25 ) .
tạ tỵ
( Thằng Mõ xb, San Jose. USA 1990- tr. 262 - 271)
-------
* T.H. GỬI CHO P. - vậy T.H là ai và ai là P. ? - họa sĩ Tạ Tỵ từng ở đáy địa ngục mà còn sợ bọn người-vật trả thù, cũng phải thôi - Vỉ đã có một vụ giữa Tạ Tỵ và Duyên Anh cãi cọ, trở thành bút chiến nẩy lửa ?
' sự thật, chẳng có gì hơn là sự thật'
- đó là chuyện tình vụng trộm giữa Đoàn Thế Nhơn , bút danh Võ Phiến với vợ cố văn sĩ Thanh Nam - Trần Đại Việt.
-Thanh Nam đã cưới Túy Hồng làm vợ , tiếp theo , xảy ra vụ ' ái tình vụng trộm công khai, người nữ rất can đảm viết lại , công khai hóa việc tà dâm mà cô vợ này đã cộng hưởng cùng người tại Đà lạt .
- Võ Phiến bỏ kháng chiến về Thành, đầu tiên xin làm nhân viên Nha Thông tin Trung phần, Võ Thu Tịnh giám đốc ( khoảng 1954, 55 ) đứng tên chủ nhiệm tạp chí
' Mùa lúa mới' - thì Võ Phiến mới bắr đầu khởi sự đăng truyện ngắn đầu tiên.
- sau , Võ Phiến xin thuyên chuyển vào Sagon , làm ở Bộ Thông tin tuyên truyền , khoảng 1956, và ' đầu quân tạp chí Bách Khoa / Huỳnh Văn Lang / Lê Ngộ Châu ' - vửa làm công chức, viết báo, vừa lập nhá xuất bản Thời Mới, in sách của tác giả và bạn bè.
- tiếp theo, cô giáo Túy Hồng bơ vơ một mình ở Huế, bèn khẩn khoản:
"... xin cha và em rể tìm cách vận động được đổi vào Saigon, hồi đó, 1 công chức ở Huế xin đổi vào Saigon rất khó ...". ( Túy Hồng < web / gio-o,com > )
- khi ở Huế, Võ Phiến đã quen biết cô giáo Túy Hồng, lúc này cô giáo bắt đầu ' bập bẹ làm văn chương'- Võ Phiến cho đăng ngay 1 truyện ngắn của cô, khi báo in bài rồi, bèn gửi nhuận bút 1 ngàn đồng ,và ' những dòng văn chương đưa tình đẹp mã Sở Khanh .
- cùng nghe Túy Hồng tự-sự-kể :
" .. trong bao thư trả lời có 1 nghìn đồng tiền nhuận bút và những dòng chữ hồi âm của Võ Phiến;
" ...sao tôi khờ dại và ngu như bò. Sao tôi thật thà và chất phác như trâu ! Suốt thời gian làm việc ở Sở Thông tin Huế, tôi dốt nát và u mê như heo. Tôi không dám đến tìm gặp cô 1 lần (...) "
".. anh xin thú thật với em một tội lỗi, vì một ngày kia, em sẽ hỏi. Xin em tha thứ cho anh, anh đã lập gia đình và vợ chồng anh có 4 đứa con ". * ( * Võ Phiến ).
Túy Hồng rất can đảm, tự bạch :
"... Tôi khát vọng viết một truyện dài, nhưng không có thực tài, khả năng chỉ đủ để sang tác truyện ngắn . Trong 1 truyện vừa, không dài, không ngắn , tôi miêu tả 1 tên đàn ông đểu giả, gian dối, một kẻ ngoại tình với tôi, và phụ tình với vợ. .... "
"... Tôi đi Dalat chấm thi và tạm trú tại Cư xá Bùi Thị Xuân, Võ Phiến đến Dalat trước tôi vài tiếng đồng hồ. (...) Đêm tối, Võ Phiến đến Cư xá Bùi Thị Xuân tìm gặp tôi , nhìn trôi qua cửa kính một lát rồi gõ cửa .
( ... ) Chúng tôi đi đêm dưới trăng mờ Dalat ...(...) ."
- chính Võ Phiến đã đưa truyện đầu tay Những sợi sắc không / Túy Hồng - đăng trên tạp chí Bách Khoa . Đó là thời kỳ Lê Ngộ Châu thay quyền chủ nhiệm, , toàn quyền đăng bài vở, điều hành trị sự và kiêm cả nghề ' chủ kho lưu giữ BLACK MAIL' .
- và tên văn sĩ kia , có viết đâu đó, ít chi tiết trong tiểu thuyết Đêm xuân trăng sáng - mà tôi từng lên án Võ Phiến viết, có hơi hướm Oedipust Complex .
- khi trả lời phỏng vấn BAN MAI, một nữ tác giả trẻ tuồi ( tác giả 1 cuốn sách viết về Trịnh Công Sơn, Đông Tây Hànội phát hành lần 1 - năm 2011 nxb Văn mới ở Huê kỳ tái bản ) , tất nhiên , tôi biết trước, sẽ bị người phỏng vấn cắt bỏ. Nên, tôi cho bài báo đăng trước , đầy đủ nguyên văn trên web < Newvietart.com> ( France).
BAN MAI đọc xong, phản ứng mạnh , gọi điện thoại , yêu cầu cắt bỏ 1 số đoạn nòi về Võ Phiến - tôi đành phải đồng ý - và anh Từ Vũ mau mắn cho đăng ngay bài đã cắt bỏ 1 số đoạn trên < Newvietart.com > 1 ngày sau đó .
- bài phỏng vấn này, BAN MAI đặt câu hỏi phỏng vấn rất thông minh, lại interesting nữa - sau này cô còn cho đăng trên vài mạng khác, như web
< vanchuongviet > ( nguyễn hòa vcv , trang chủ ) và trên tạp chí Hợp Lưu , báo xuất bản ở Huê Kỳ.
- tuy rằng ban đầu , điều này khiến tôi bị phật lòng - sau , nghĩ, lại, hậu quả lớn mà kẻ phải gánh chịu nhiều, thì không phải tôi - mà là BAN MAI - nên tôi tự kềm phản ứng - bỏ dự định cho tái đăng nguyên văn lần 2.
- trong đới làm văn khoảng 60 năm, tôi được phỏng vấn không ít ( trong và ngoài nước - pháp, mỹ ) tôi thừa nhận một điều :
"... cách đặt câu phỏng vấn của một BAN MAI rất thông minh, xuất sắc, gợi mở cho tôi , nói lên nhiều điều mà chưa ai gợi ra để tôi trả lời ."
- cảm ơn tác giả BAN MAI .
( TP)
----------
( TP chú thích; 23/ 11/ 2012 ).
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét