Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

văn sĩ-chính trị gia hồ hữu tường ( 1910- 1980)

tác giả / tác phẩm/ trần tuấn kiệt-
saigon, việtnam, 1973 .

                                 văn sĩ- chính trị gia hồ hữu tường
                                                       bài viết:  trần tuấn kiệt

     Ông  sinh  năm 1910 tại làng Thượng Thạnh, tỉnh Cần Thơ, nam Việt.
     Năm 1964, chúng tôi có làm báo Liên minh do Võ Huy Tân làm quản nhiệm.  Khi đó, cuối 1963, Hồ Hữu Tường  được tha từ Côn Đảo về, sau 9 năm mang án tử hình, vào
thời nhà Ngô cầm quyền. 
  
      Khi đó, ông có quen với bà Trúc Lâm Nương, xưng là vị nữ giáo chủ phái Hồng Môn .     Làm việc  gì, bà Trúc cũng mang Hồ Hữu Tường ra dọa  đám trẻ mới nhập làng văn.   Tuy nhiên, bà cũng được các anh em văn nghệ, sinh viên, học sinh nể , vì cái thuật ấy.   Một thời gian , họ mới vẽ lẽ ra, thì đây chỉ là trò ma giáo để câu tín đồ.

    Hồ Hữu Tường về đất liền, nhờ vụ tướng lãnh, do Dương Văn Minh  cầm đầu, và các phong trào Phật giáo chống nhà Ngô, đảo chính thắng lợi.

     Lúc mời về, gia đình ông rất túng thiếu.   Ông vừa dưỡng thần, dưỡng bệnh, vừa viết khá nhiều [ bài ] trên các báo .  Lúc này, Hồ Quân [ HHTường ] , một cây bút  khó ai mời mọc được; thế mà ông [ ta] nhận liên tiếp viết 10 lá thư, đăng trên báo gửi cho [  ông  ] Hồ Chí Minh.  Tôi có hỏi, ông bảo là viết cho nông dân đọc.   Sở dĩ, lấy tên [ ông ] Hồ chi Minh đề thư, chỉ là 1 cái cớ mà thôi.  Báo bán chạy, tiếc vì tòa soạn lủng củng, mà hư việc.   Có lẽ truyện dài của Nguyễn Thụy Long, Mặc Tưởng, Phạm Hồ[  được ]  đăng đầu tiên ở nhật báo này.

      Sau 10 lá thư mà nội dung đến nay  , tôi đã quên [ tiệt ] rồi !  Nhưng có lẽ, ấn mặt cái tinh thần tạo dựng cho  nông dân tiến bộ về tư tưởng- àm đã từ lâu - Hồ Hữu Tường tin việc vượt bỏ Mác xít.   Điều này,  ông bị nhom Chân trời mới, theo chủ nghĩa Mác, triệt  để đả kích  ông nặng lời.

      Nhất là với hủ trương tân Xuân Thu của Hổ Hữu Tường [ để ] vượt Mác xít. 
      Nhóm học giả lừng danh, và theo chủ nghĩa mác xít này, về sau  Tam Ích đã từ bỏ và âm thầm[ quay ] sang nghiên cứu Hiện sinh và nhất là Phật giáo.

     Chiến tranh trên 20 năm, núi xương máu lấp cả tiếng lầm than của thế kỷ, rung chuyển cả thế giới.   Người CS già còn lại đến ngày nay như Nguyễn Bách Khoa, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Trường Chinh  - chắc họ cũng nhìn thấy cái lỗi nào lớn nhất, sai lầm nhất của lịch sử mà những ngườI Mác xít  gây nên ; như những cái chết của
 Tạ thuThâu, Phan văn Hùm, Nhượng Tống, những nhà tư tưởng có tinh thần quốc gia lần lượt bị sát hại dần.   Những đầu tàu của  cái toa  lịch sử dân tộc bị chặt dứt lìa đi đến ngày nay, ta thán oán là kẻ thiếu tài đức, những bậc hiền thánh xuất hiện trên dòng lịch sử.

     Sự hy sinh vô bờ bến  của dân tộc, để đưa đến được 1 tổng hợp, để có hình ảnh một bãi tha ma dài hàng ngàn cây số mà họ đã gây nên.   Hồ Hữu Tường đưa thuyết tân Xuân Thu ngày nào đã xảy ra cuộc bút chiến cùng nhóm Chân trời mới.

     Còn nhớ những bài của Thiếu Sơn chen vào giữa 2 nhóm người này.   Một bwên là Hồ Quân, bên kia là nhóm Chân trời mới , Thiếu Sơn đọc nhiều, nhưng không thiên tả.    Ông đứng trên lập trường quốc gia, hòa giải.

     Ở miền Nam ngày nay, Hồ Hữu Tường đang hoạt động chính trị, từng là dân biểu.   Nhưng dường như cái đất ấy không thích hợp, bằng những lời, ông kể chuyện hấp dẫn trong các quyển Kế thế , Thuốc trường sanh, Phi Lạc sang Tàu, Phi lạc náo Hoa Kỳ, ...

   Hồ Hữu Tường là một nhà văn hóa kỳ cựu, tăm tiếng của ông bay, dậy ra ngoài biên giới, với các nhà văn như J.P. Sartre, A. Camus.. đều có  ký tên, xin ông khỏi án tử hình.   ( Hồi này ông và lý thuyết gia Trần Văn Ân  đang là cố vấn quân sư cho
 Bảy Viễn, Bình Xuyên ).

        Lúc ông bị bắt, thời Ngô Trọng Hiếu  làm Bộ trưởng Công Dân Vụ, từng đến nhà Nguyễn Đức Quỳnh.   Đó là Đàm trường viễn kiến - các nhà văn miền Bắc di cư vào -  .   xuất hiện khá đông.   Câu chuyện văn chương, nghệ thuật cổ kim, đều [ được ] pun ra như nước vỡ bờ !

    Nhưng,  người ta ít nghe những văn nghệ sĩ này đề cập  Hồ Hữu  Tường , Trần văn Ân và 1 số khác như Trương  Bảo Sơn, Phan Khắc Sửu, đang bị chết dần nơi khám lạnh hoặc ngoài Côn Đảo.

      Dường như ,  họ thiếu sĩ khí một thời, hay thiếu tinh thần vị tha, xả kỷ, bao dung cho những người đối kháng tinh thần với họ.   Hay họ sợ, bì chính quyền thời ấy  nghi kỵ  ?

    Hồ Hữu Tường viết khắp các báo văn học nghệ thuật xưa nay, ta không đủ thẩm quyền để phê phán vai tró chính trị, văn hóa của ông đối với lịch sử.   Nhưng trên phương diện tinh thần, ông đã dành một di sản quý báu cho người sau.   Và nhất là, ông gây được ảnh hưởng lớn lao đối với đương thời.

                                            Các tác phẩm chính

       Muốn hiểu chính trị - Vấn đề dân tộc - Xã hội học nhập môn -  Kinh tế học nhập môn - Lịch sử văn chương Việtnam - Phi Lạc sang  Tàu -  Thu Hương  ( 1 ) -  Chị Tập  ( 2) - Tam quốc chí ( dịch) -  Nỗi lòng thằng hiệp - Quả trứng Thần - Tương lai văn háo Việtnam - Tương lai kinh tế Việtnam - Muốn làm chính  trị - Đồi tượng xã hội học -  Kế thế -  Thuốc trường sanh - Lá một mùa thu - Quỳnh Dao - Vũ Xuân  Lan - Nợ tinh thần - Phi Lạc Bỡn Nga -  Mùa xuân chim lạc - Trầm tư của một kẻ người tội tử hình -  v. v. ...

                                                    tân Xuân Thu  ( trích )

       Mỗi lượt kỷ niệm  cuộc cách mạng 1789, người ta thường nhắcđi nhắc lại những cái sáo cũ rích.   Kẻ thấy gần thì dưạ vào môt vài tánh cách của hiện tượng lịch sử mà phê bình, tán dương hay đả đảo.   Kẻ ngó rộng thì đặt vào khuôn  khổ của một cuộc đổi đời  đã dánh dấu   sự nhân loại cốt lõi của quân chủ mà khoác áo dân chủ.

      Chúng tôi mới bạn đọc tạm đi ngoài cái sáo ấy trong vài phút.   Và hãy nhìn cả con đường lịch sử  để so sánh thời đại của chúng ta với thờ đại Xuân Thu của Tàu có gần ba ngàn năm nay .
                                                             *

          Hồi thế kỷ thứ 17, thế lực nước Pháp mạnh mẽ và chói lọi hơn tất cả, không khác nào nhà Châu cầm quyền thiên tử trong lĩnh vực nước Tàu .  Rồi Cách mạng nổi lên,  đánh dấu khơi mào cho cuộc đổi dời , cũng như nhà Châu đời đô qua phía đông mở đầu cho kỷ nguyên Xuân Thu vậy.   Rồi từ ấy các cường quốc lớn lần lượt mọc lên trụt xuống, thay nhau làm bá chủ hoàn cầu, làm cho ta nhớ đến Tề, Sở, Ngô, Việt, Tấn Tần thuở nọ.

     Hiện nay chúng ta ở gần màn chót.  Các chư hầu nhỏ bé lần bị các nước lớn thôn tính,  hoặc kết hợp nhau : Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Tàu , ngũ cường ngày nay nhắc ta nhớ lại bảy nước hồi trước.

      Về mặt  tư tưởng, học thuật nướcTàu sản xuất những tay cự phách, chỉ trong hồi loạn ly này mà thôi.   Khổng, Lão, Trang.  Mặc dầu là con đẻ của cuộc  dời đổi nọ.  Còn trong cái tân Xuân Thu này đã sản xuất một vài học thuyết vĩ đại như chủ nghỉa Marx.   Nhưng cái tân Xuân thu này  chưa đi hết cái đà của nó.   Biết đâu trong cuộc đổi dời vĩ đại này, to mấy ngàn lần thuở trrước, rộng mấy ngàn lần hồi trước, biết đâu nhân loại lại không đẻ ra những nhà tư tưởng siêu quần và bên cạnh tên của Marx, người ta còn sắp thên mấy cái tên nữa.   Cũng như bên cạnh tên của Mặc Địch, người ta còn ghép thêm Trang-Châu, Lão Đam, Khổng Khưu. .. []
                (...)

   hồ hữu tường

( trích ' Thi, văn hiện đại '  -  Nxb Dân tộc
                                                                

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét