Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi - tạ tỵ - kỳ thứ 25



          những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi       25
                                                 hồi ký văn học  : tạ tỵ

 
   nguyên sa, nhã ca,  chủ báo phan kim thịnh, nhà làm từ điển thanh nghị, bác sĩ  dương quỳnh hoa , ca sĩ thái thanh, hoài trung, tâm vấn  nhạc sĩ hoài bắc, phạm duy, văn sĩ thanh nam , nhã ca , ký giả phan lạc phúc ...nxb phạm quang khai,  nam chi, khai trí ,nhà phát hành  hiện đại ...     

      Rồi ngày tháng dù vui, buồn cũng qua đi.   Ngày tết miền nam lại trở về với những chậu  cúc, những chậu thược dược đủ màu , nhất là những cành mai vàng nở hoa vàng chóe.   Phố xá trước ngày tết, người qua lại nườm nượp tới nửa đêm không lúc nào ngơi nghỉ.   Xung quanh chợ Bến Thành, những quán  hàng bầy bán đủ thứ, với những lời mời gọi qua những chếc loa phóng thanh, làm không khí càng náo nhiệt .   Mọi người dân miền Nam đều vui vẻ dón mùa xuân Mậu thân, mà  không hay chuyện gì sắp sửa xảy ra, làm đảo lộn cả nếp sống tinh thần  3 ngày tết của dân tộc việt,. đã hình thành  tự bao đời.    Nhưng cái gì phải đến dẽ đến. 
 
      Đúng  9  [ đúng phải là :  0  giờ sáng ] giờ sáng  ngày mồng 1 tết năm Mậu thân ( 1968) , VC bất thình lình tấn công toàn diện  48 tỉnh của miền Nam.   Cuộc ' tổng nổi dậy'  này sở dĩ có,  vỉ VC tin vào lòng dân , đã chán chế độ tham nhũng, chán sự lãnh đạo qua bê bối của 1 nhóm tướng lãnh và yên chí, nếu tấn công được,  sẽ  được sự ủng hộ nhiệt tình của dân chúng và thế nào chính quyền miền Nam cũng sụp đổ.  

       Nhưng VC đã tính lầm.  tất cà những dân đô thị cũng như miền quê, không ai theo họ cả.  Nếu có, họa chăng ở các miệt xa xôi hẻo lánh, người dân phải bắt buộc làm theo, để tránh phiền phức, sợ bị trả thù, chứ theo hẳn,  chắc hắn không có ai, trừ số cán bộ nằm vùng và cán binh được gài lại từ 1954.

      Báo hại, quân nhân Cảnh sát Dã chiến vá các lực lượng phụ thuộc, chưa ai được  an hưởng trọn vẹn mùa xuân, cùng gia đình trong mấy ngày phép,  đã phải bằng mọi cách có mặt tại đơn vị để đương đầu vời VC. 
  
      Trong trường hợp đó có tôi.  Tôi dùng  xe Vespa phóng nhanh tới đơn vị ở sát rạch Thị Nghè.   Tôi vượt qua những con phố vắng teo, tai nghe tiếng súng AK nổ đó đây.
  
      Khi đến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, tôi thấy các chiến sĩ Dù đã hạ gục nhiều  tên của  lực lượng đối phương * định chiếm Đài phát thanh Saigon.  Xác chết   nhiều,  không mặc quân phục, chỉ có chiếc sơ mi loang máu và chiếc quần cụt ( ....  * ) 

      Bị chiến tranh tàn phá nặng nhất , có lẽ là thành phồ Huế.   Trước khi rút lui VC đã (....... )*
-----
(...) Biên tập tạm luộc bỏ hoặc thay thế một số từ.
-------- 
      Môt số  trí thức ' ăn cơm quốc gia .....(...) * chạy theo ra vùng giải phóng , như Thanh Nghị, chồng ca sĩ Tâm Vấn, , nữ bác sĩ Dương Quỳnh Hoa   v. v...và ở Huế,. có Lê văn Hảo cùng một số  nhỏ khác
.
      Nhưng mọi việc đều đi qua, cuộc sống lại bước đều thở nhịp độ của nó.   Nhờ có Mậu thân, nhà văn nhữ Nhã  Ca  mới viết được tác phẩm  nổi tiếng Giải khăn sô chò Huế(....) * 
 
      Một buổi đang ngồi làm việc, bỗng nhận được cú điện thoại của Phan kim Thịnh, nhờ viết bài về thơ Nguyên  Sa.     Vì yêu thơ Nguyên Sa  nên tôi nhận lời.   Nhân dịp này, tôi được một số người bạn khuyến khích , nên viết về  các nhà thơ, nhà văn [ ]  tôi hằng yêu quý.  

        Bài này viết ácch đây mấy tháng,. do Phan Lạc Phúc yêu cầu  để phổ biến trên làn song điện  đài Saigon.  

        Tôi nhận thấy sự khuyến khích hữu lý, nên từ  đó, tôi có thêm việc, đọc sách của những ai tôi định viết, cũng như tỉm hiểu về đời sống riêng tư của họ.   Tôi viết trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở nhà buổi tối, hay trên bàn làm việc, lúc rảnh rỗi.   Cuốn  sách viết  cả nửa năm mới xong, được nhà [ xuất bản  ] Nam Chi  xuất bản vào cuối năm 1970.  

 Cũng trong thời gian đó, nhà xuất bản Phạm Quang Khai, ấn hành tuyển tập truyện ngắn Yêu và thù.   Như vậy,  trong một năm, tôi có hai tác phẩm văn chương ra đời.   Nhà xuất bản Phạm Quang Khai, sở dĩ có, nguyên do Phạm Quang Khai, nà tỷ phú, nghe lời khuyên Lãng Nhân , nên để ra 1 khoản tiền đóng góp vào sự chấn hưng văn hóa, nhất là in từ điển y khoa để giúp đỡ các sinh viên  y khoa có thể tra cứu các danh từ y học, vì chương trình dạy đã chuyển ngữ.   Nhưng vấn đề biên soạn cuốn từ điển đó còn lâu mới xong, Lãng Nhân lạii có ý kiến, nên in một vài cuốn sách của anh em để lấy tiếng đã.   Phạm Quang Khai đồng ý.

      Nói đến Phạm Quang Khai, phải nói về cái số , nếu không có số giàu, làm sao với số vốn 20,000 VNđ vào  năm 1956- 1957, dù cho ở khoảng thời gian đó, đồng tiền cón giá trị, nhưng cũng chẳng đáng là bao; nếu ta quẳng nó vào công việc làm ăn lớn. 
 
      Phạm Quang Khai sinh năm Tân Dậu ( 1921) , bằng tuổi tôi, học Trường Bưởi, chỉ có bằng Thành chung thôi, nhưng rất tháo vát, nhanh nhẹn, biết tính toán.   Thoạt đầu làm nhỏ, rồi mở lớn dần, cho tới ngày Mỷ đổ quân vào và khí cụ chiến tranh vào Việtnam, anh ký giao kèo với quân dội Mỹ, chuyên chở vũ khí, đạn dược, từ các tầu lớn đậu ở ngoài khơi Đà Nẵng... Cứ như vậy, năm này qua năm khác, số lời lên quá lớn.   Nhưng Phạm Quang Khai, con người cũng biết hưởng thụ, đi ngoại quốc như đi chợ.   Anh có một ngôi nhà rất lớn, xây cất rất cầu Công Lý ở đường Công Lý. 
 
       Ngày 30 - 4- 1975, tuy có tầu trong tay, vẫn bị kẹt lại,  dù gia đình anh đã di tản từ trước.   Anh cũng như tôi, có số đi tù, nhưng thời gian anh ở tù hơn tôi 2 năm ! Vào năm 1985, khi tôi còn ở Escondido, bỗng nghe tiếng [ nói của ]  anh trong điện thoại  thăm hỏi.   Tôi rất ngạc nhiên, tại sao CS lại bằng lòng cho anh ra đi, theo chương trình đoàn tụ ( ODP) , riêng  anh chỉ cười, khi tôi đề cập.

      Bây giờ trở lại thời gian cũ, khi Phạm Quang Khai , được biết, tôi có ỳ định làm phòng
triển lãm, ngụ ý tặng tôi 30.000 VNđ để lo phần trang trí, chuyên chở cũng như chi phí khác.   Nếu cần, anh sẽ mượn hộ căn phòng triển lãm của Alliance francaise, vì anh quen thân nơi này.  

       Tôi cảm ơn anh rất nhiều, nhưng từ chối sự giúp đỡ về tiền bạc, vì luôn luôn nhớ lời Mẹ dặn:
     "... nếu có đói, con hãy đổ mồ hôi để kiếm sống, chớ có mang lụy ai về đồng tiền cả ".

      Có lẽ, câu nói trên đã in sâu  vào tiềm thức tôi, từ ngày thơ ấu, nên mỗi lần gặp chuyện khó khăn về tiền bạc, lời dặn của mẹ lại hiện rõ trong đầu.
  
       Ngay đến hôm nay,  tính tình tôi vẫn vậy, nghĩa là tôi không lường gạt ai, dù chỉ 1 xu.   Lãng nhân được Phạm Quang Khai cho biết chuyện này, nên 1 hôm chỉ có 2 anh em trong phòng, Lãng Nhân nói :

     " Anh phục  chú lắm !  Chú hành xử đúng với cung cách  của con người tự trọng.   "

      Từ hôm đó,  Lãng Nhân tỏ thái độ quý mến tôi hơn.  

       Cuốn sách Mười khuôn mặt văn nghệ bán  nhanh lắm.   Một phần do anh Thành, chủ nhà phát hành Hiện đại mua, còn  lại bao nhiêu nhà Khai Trí mua hết. 
       (.....) * 
------
* biên tập tạm lược bỏ 1 đoạn nói về   chủ  nhà phát hành Hiện đại ,khoảng gần 30 dòng .. 
------ 
       Vào 1 buổi tối, gió hơi se lạnh... tôi bỗng gặp Hoài BắcThanh Nam, vừa từ 1 quán rượu, khật khưỡng đi tới.  Khi thấy tôi, cà 2 vẫy gọi.   Hoài Bắc nắm tay tôi nói qua hơi rượu :
 - Sao dạo nàny ông tuyệt tích giang hồ vậy ?   Tối nay, tụi này mời ông đến quán Đêm mầu hồng nghe nhạc.
  
      Tôi bằng lòng, vì từ lâu, qua bận về công việc tư, nên không có thời giờ để đi du hí cùng anh em chio khuây khỏa dồn nén.   Tôi biết Đêm mầu hồng, quán trà nổi tiếng, giới trẻ cũng như giới sồn sồn thường đế đây nghe hát và mê người hát, còn chuyện uống nước chỉ là một cách trả tiền như mua vé vô cửa.   

       Khi chúng tôi tới , quán đã đông nghẹt khách yêu nhạc.   Hoài Bắc tìm cho tôi và Thanh Nam chỗ ngồi riêng, muốn uống gì cũng được, khỏi trả tiền.   Hoài Bắc, Hoài Trung và Thái Thanh, mỗi tới đều hát ở đây, ngoài các ca sĩ khác.   Đêm đó, Thái Thanh hát bài Đừng nhìn em nữa, thơ Minh Đức- Hoài Trinh  - Phạm Duy phổ nhạc  .
      Tiếng hát Thái Thanh bao giờ cũng như có ma lực thu hút người thưởng âm.   Trong thời gian này, Thái Thanh sống1 mính, với vài đứa con nhỏ, nên có nhiều tráng sĩ múa gươm lắm !  Nhưng theo tôi được biết, các tráng sĩ đó, đều bị Thái Thanh  tước gươm ,cho đo ván tại trận. 

        Thế mới biết, yêu cũng khó lắm- tình đã cho có bao giờ nên đòi lại -  vì câu thơ :

                                      Yêu  là chết ở trong lòng một ít
                                                   XUÂN DIỆU

         không đúng.   Phải đổi lại :

                                      Yêu là chết không còn manh giáp !

          ở trong trường hợp của Thái Thanh lúc đó. 
        
          Nhưng tôi cũng không ngồi lâu, khoảng 10 giờ 30, giã từ Thanh Nam, Hoài Bắc,  về nhà .   Tôi ít đi chơi khuya, vì sợ mất ngủ, ngày mai đến sở ngủ gật nguy lắm !   
      
      Nhưng anh em hường nói đùa:
     Tôi con người nể vợ, không dám về trễ !

      Sự thực không mấy đúng, vợ tôi, người đàn bà  rất hiền, và yêu thương tôi rất mực, từ ngày cỏn đi học  cơ mà !   

                                                                ( còn tiếp, kỳ thứ 26

             tạ tỵ 

  ( Thằng Mõ xb, San José / USA 1990-   tr.272 - 276 )   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét